Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

chiến lược sản phẩm cho ngành hàng giấy vở của Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà.docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Hiện nay, nhu cầu về văn phòng phẩm ngày càng tăng, đặc biệt là ngành
hàng giấy vở. Người tiêu dùng đã có nhiều sự lựa chọn hơn khi mua các sản phẩm
giấy vở vì trên thị trường Việt Nam đã có nhiều công ty sản xuất văn phòng phẩm
với những chủng loại hàng hoá đa dạng. Các công ty sản xuất văn phòng phẩm trên
thị trường đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ, các hoạt động marketing để khẳng
định vị thế của mình trong nhận thức của người tiêu dùng.
Công ty cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà là một trong những công ty hàng
đầu sản xuất văn phòng phẩm ở Việt Nam. Với những chiến lược kinh doanh,
những hoạt động marketing hết sức chuyên nghiệp, Công ty cổ phần Văn phòng
phẩm Hồng Hà đã khẳng định vị trí số một của mình trên thị trường Miền Bắc và là
một thương hiệu mạnh trên các thị trường Miền Nam và Miền Trung. Ngành hàng
giấy vở cùng với bút máy là hai ngành hàng chủ lực của Công ty. Hàng năm, ngành
hàng giấy vở luôn chiếm một tỷ lệ rất cao trong tổng doanh thu của Công ty. Đó là
nhờ vào sự nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo cũng như đội ngũ công nhân viên trong
công ty.
Trong thời buổi nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ sau khi gia
nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
và ngoài nước trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp đều có những
chiến lược kinh doanh khác nhau, phù hợp với vị thế của mình trên thị trường. Đang
cạnh tranh rất gay gắt với Hồng Hà là các thương hiệu Vĩnh Tiến, Hải Tiến, Thiên
Long, Hoà Bình…Để khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, Công ty cổ
phần văn phòng phẩm Hồng Hà đã có những chiến lược sản phẩm cho ngành hàng
giấy vở, một ngành hàng chủ lực của Công ty như sau đây
1
Chương I:
Cơ sở lý luận
I. SẢN PHẨM THEO QUAN ĐIỂM MARKETTING
1. Sản Phẩm Hàng Hóa Là Gì?
Khi nói về sản phẩm – hàng hóa, người ta thường quy nó về một hình thức tồn tại vật
chất cụ thể và do đó nó chỉ bao hàm những thành phần hoặc yếu tố có thể quan sát được.
Đối với các chuyên gia Marketting, họ hiểu sản phẩm – hàng hóa ở một phạm vi rộng lớn
hơn nhiều, cụ thể là:
Sản phẩm – hàng hóa là tất cả những cái, những yếu tố có thể thõa mãn nhu cầu hay ước
muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có khả năng đưa ra chào bán trên
thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.
2. Vai Trò, Vị Trí Của Chiến Lược Sản Phẩm
Chiến lược sản phẩm có một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng . Nó là nền tảng là
xương sống của chiến lược chung marketting. Chiến lược sản phẩm là một vũ khí sắc bén
nhất trong cạnh tranh trên thị trường.
Chiến lược sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản
phẩm phù hợp thị hiếu, hạn chế rủi ro, thất bại, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các P còn lại
trong marketting hỗn hợp
Yếu tố quyết định vị trí của một hãng trên thị trường là ở chỗ:
- Liệu sản phẩm của hãng có vượt lên được sản phẩm cạnh tranh không?
- Vượt lên như thế nào?
- Làm thế nào để khách hàng mua hàng của mình?
Tất cả những điều trên chỉ thực hiện được khi hãng có một chiến lược sản phẩm đúng
đắn, tạo ra sản phẩm mới với chất lượng tốt. Nhân tố quyết định sự thành công của doanh
nghiệp chính là bản thân sản phẩm của họ. Việc xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm có
ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp.
3. Cấp Độ Các Yếu Tố Cấu Thành Đơn Vị Sản Phẩm – Hàng Hóa
Khi tạo ra một mặt hàng người ta thường xếp các yếu tố đặc tính và thông tin đó theo ba
cấp độ với những chức năng marketting khác nhau.
Cấp độ cơ bản nhất là sản phẩm – hàng hóa theo ý tưởng. Cấp độ này có chức năng cơ
bản là trả lời câu hỏi: về thực chất, sản phẩm – hàng hóa này thỏa mãn những điểm lợi ích
cốt yếu nhất mà khách hàng sẽ theo đuổi là gì? Và đó chính là giá trị mà nhà kinh doanh sẽ
bán cho khách hàng.
Cấp độ thứ 2 cấu thành một sản phẩm – hàng hóa là hàng hóa hiện thực. Đó chính là yếu
tố phản ánh sự có mặt trên thực tế của sản phẩm hàng hóa. Các yếu tố đó bao gồm: các chỉ
tiêu phản ánh chất lượng, các đặc tính, bố cục bên ngoài, đặc thù, tên nhãn hiệu cụ thể và
đặc trưng của bao gói. Trong thực tế, khi tìm mua những lợi ích cơ bản, khách hàng dựa
vào những yếu tố này. Và cũng nhờ hàng loạt những loạt yếu tố này nhà sản xuất khẳng
2
định sự hiện diện của mình trên thị trường, để người mua tìm đến doanh nghiệp, họ phân
biệt hàng hóa của hãng này so với hãng khác.
Cấp độ cuối cùng là hàng hóa bổ sung. Đó là những yếu tố như: tính tiện lợi cho việc lắp
đặt, những dịch vụ bổ sung sau khi bán, những điều kiện bảo hành và điều kiện hình thức
tín dụng… chính nhờ những yếu tố này đã tạo ra sự đánh giá mức độ hoàn chỉnh khác
nhau, trong sự nhận thức của người tiêu dùng, về mặt hàng về mặt hàng hay nhãn hiệu cụ
thể.
4. Phân Loại Hàng Hóa
Muốn có chiến lược marketting thích hợp và hoạt động marketting có hiệu quả, các nhà
quản trị marketting cần phải biết hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh thuộc loại nào.
Sau đây là các cách phân loại có ý nghĩa đáng chú ý:
a. Phân Loại Theo Thời Gian Sử Dụng Và Hình Thái Tồn Tại
Theo cách phân loại này thì thế giới hàng hóa có:
Hàng hóa lâu bền
Hàng hóa sử dụng ngắn hạn
b. Phân Loại Hàng Tiêu Dùng Theo Thói Quen Mua Hàng
Thói quen mua hàng là yếu tố rất cơ bản ảnh hưởng đến cách thức hoạt động marketting.
Theo đặc điểm này hàng hóa tiêu dùng được phân thành các loại sau:
Hàng hóa sử dụng thường ngày
Hàng hóa mua ngẫu nhiên
Hàng hóa mua khẩn cấp
Hàng hóa mua có lựa chọn
Hàng hóa cho các nhu cầu đặc thù
Hàng hóa cho các nhu cầu thụ động
c. Phân Loại Hàng Tư Liệu Sản Xuất
Tư liệu sản xuất là những hàng hóa được mua bởi các doanh nghiệp hay các tổ chức.
Người ta chia thành các loại
Vật tư và chi tiết:
Tài sản cố định:
Vật tư phụ và dịch vụ:
II. CÁC QUYẾT ĐỊNH VỀ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM HÀNG HÓA
1. Nhãn Hiệu Và Các Bộ Phận Cấu Thành
Quyết định về nhãn hiệu cho những hàng hóa cụ thể là một trong những quyết định quan
trọng khi soạn thảo chiến lược marketting cho chúng.
2. Các Quyết Định Có Liên Quan Đến Nhãn Hiệu
Khi thực hiện các chiến lược sản phẩm của mình, các doanh nghiệp phải quyết định hàng
loạt vấn đề có liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa.
• Có gắn nhãn hiệu cho hàng hóa của mình hay không?
• Ai là chủ nhãn hiệu hàng hóa?
• Tương ứng với nhãn hiệu đã chọn chất lượng hàng hóa có những đặc trưng gì?
3