Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chiến lược năng lượng quốc gia và chính sách phát triển các nguồn năng lượng của Singapore
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1.Tiềm năng năng lượng tái tạo của VN:
Các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) của Việt
Nam rất đa dạng và phong phú, có thể được chia
thành hai lĩnh vực khai thác là thủy điện nhỏ và
phong điện, sinh khối và mặt trời và được phân
bổ rộng khắp trên toàn quốc. Sinh khối từ các sản
phẩm hay chất thải nông nghiệp có sản lượng
tương đương 10 triệu tấn dầu/năm. Tiềm năng khí
sinh học xấp xỉ 10 tỉ m3 năm có thể thu được từ
rác, phân động vật và chất thải nông nghiệp. Tiềm
năng kỹ thuật của thuỷ điện nhỏ (<30MW) hơn
4,000MW. Nguồn năng lượng mặt trời phong phú
với bức xạ nắng trung bình là 5kWh/m2 /ngày
phân bổ trên khắp đất nước. Vị trí địa lý của Việt
Nam với hơn 3,400km đường bờ biển cũng giúp
Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng gió
với tiềm năng ước tính khoảng 500-1000
kWh/m2 /năm. Các nguồn năng lượng này, bằng
nhiều hình thức và hoạt động, một số đã được sử
dụng, tuy nhiên phần lớn tiềm năng vẫn chưa
được khai thác mà mới chỉ dừng lại ở mức độ
nghiên cứu, khảo sát.
2. Hiện trạng phát triển
Việc phát triển năng lượng tái tạo ở nước ta còn
gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất, chúng ta chưa có
đầy đủ hệ thống chính sách (hoặc có nhưng chưa
đủ mạnh) về phát triển năng lượng mới và tái tạo
nói chung và năng lượng gió nói riêng. Trong khi
các nước trong khu vực như Trung Quốc có Luật
Phát triển năng lượng tái tạo; Thái Lan đã chuyển
sang bước đầu tư thứ 2 quyết liệt hơn, kể cả việc
phụ thu 4 cent/lít xăng nhập khẩu để làm quỹ hỗ
trợ phát triển năng lượng sạch, thì ở nước ta việc
phát triển năng lượng tái tạo mới dừng ở chủ
trương, chưa trở thành chính sách cụ thể. Thứ hai
là việc đầu tư, đánh giá tiềm năng nguồn năng
lượng mới, năng lượng tái tạo còn manh mún,
chưa liền mạch. Do đó, cả việc nghiên cứu và ứng
dụng khai thác nguồn năng lượng này còn tản
mạn, ít ỏi. Thứ ba, những dạng năng lượng sản
xuất từ gió, nước, sinh khối thực vật và ánh sáng
mặt trời, trên thực tế “nguyên liệu thô” thường là
có sẵn và với khối lượng gần như vô hạn, nhưng
kinh phí đầu tư để khai thác sử dụng những
nguyên liệu đó trong điều kiện hiện nay lại rất
cao. Dưới đây là tình hình cụ thể một số dạng
năng lượng đã được khai thác ở nước ta:
Năng lượng từ thuỷ điện nhỏ
Lĩnh vực khai thác NLTT đã được triển khai ở
Việt Nam là các nguồn thủy điện nhỏ tại các tỉnh
miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và
miền Đông Nam Bộ... Tuy nhiên, số lượng điện
được sản xuất của toàn quốc mới chỉ dừng lại ở
mức khiêm tốn so với tổng lượng điện, theo đánh
giá sơ bộ, có thể phát triển trên 4000 MW thủy
điện nhỏ với sản lượng điện khoảng 16 tỷ kWh.
Ngoài ra, Việt Nam cũng còn có khoảng trên 1
triệu điểm có thể phát triển thuỷ điện cực nhỏ
(công suất từ 200 W-100 kW).
Năng lượng sinh khối
Một nguồn năng lượng cũng đã được sử dụng,
nhưng phổ biến trong các lĩnh vực khác hoặc chưa
dùng cho mục đích tạo NLTT là sinh khối với
nhiều dạng: gỗ, sản phẩm phụ của ngành lâm
nghiệp như mùn cưa, chất thải nông nghiệp như
Chính saùch phaùt trieån naêng löôïng môùi cuûa caùc nöôùc vaø Vieät Nam
2 CLCSCN No6/2012
Phaùt trie
å
n naêng löôïng taùi taïo taïi Vieät Nam
ca
à
n coù nhöõng chính saùch maïnh vaø roõ raøng
rơm, phân chuồng... Tiềm năng năng lượng sinh
khối bao gồm gỗ, củi, rơm rác, phụ phẩm nông
nghiệp... của Việt Nam khoảng 43 - 46 triệu TOE
(tấn dầu tương đương)/năm, trong đó khoảng
60% là năng lượng gỗ củi (26 - 27 triệu TOE) và
40% năng lượng rơm rác, phụ phẩm nông nghiệp
(17 - 19 triệu TOE).
Năng lượng khí sinh học
Tại khu vực nông thôn, nhất là trong lĩnh vực
chăn nuôi gia súc, việc thu lại khí sinh học (Biogas) cũng được triển khai và đã có được thành
công nhất định. Nhưng cũng như thủy điện nhỏ,
lượng khí sinh học, chủ yếu từ hầm Biogas thu
gom phân chuồng, được khai thác chiếm tỷ lệ nhỏ
so với tổng tiềm năng lý thuyết về khí sinh học.
Theo ước tính, khí sinh học tại Việt Nam có thể
thu được từ phụ phẩm cây trồng chiếm 61,4%, thứ
đến tiềm năng từ phân động vật 28,7% và rác thải
sinh hoạt chỉ chiếm có 9,9%. Tuy nhiên trong
thực tế việc khai thác nguồn phân gia súc sẽ hiệu
quả hơn vì dễ thu gom, công nghệ áp dụng lại đơn
giản thường là các thiết bị quy mô gia đình ở từng
hộ, hoặc các thiết bị quy mô lớn ở các trang trại.
Tổng tiềm năng lý thuyết về khí sinh học từ các
nguồn trên vào khoảng gần 10 tỷ m3/năm, quy ra
dầu tương đương khoảng gần 5 triệu TOE/năm.
Năng lượng gió và mặt trời
Các lĩnh vực khác mới chỉ dừng lại ở quy mô
nghiên cứu và thử nghiệm. Về nguồn năng lượng
mặt trời và gió, do có vị trí địa lý thuận lợi, Việt
Nam nằm trong khoảng 80-230 vĩ độ Bắc thuộc
khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2
mùa gió chính, vùng có tiềm năng gió tốt chỉ
chiếm 2% diện tích lãnh thổ, chủ yếu là các vùng
bờ biển hoặc vùng cao nguyên, còn đa số vùng có
chế độ gió 2-4 m/s. Tiềm năng gió ở một số vùng
ven biển và hải đảo có Vtb lớn hơn 4m/s (ở độ
cao 12m trên mặt đất) có thể ứng dụng các loại
động cơ gió phát điện. Cũng vì nằm trong vùng
nhiệt đới, số giờ nắng trung bình khoảng 2000 ÷
2500 giờ/năm, tổng năng lượng bức xạ mặt trời
trung bình khoảng 150 kCal/cm2.năm, tiềm năng
lý thuyết được đánh giá khoảng 43,9 tỷ TOE/năm.
Có thể sử dụng năng lượng mặt trời theo các dạng
như: Pin mặt trời để phát điện, hệ thống đun nước
nóng mặt trời, lò sấy bằng năng lượng mặt trời...
Nhiên liệu sinh học
Trong vài năm trở lại đây, nguồn nhiên liệu sinh
học đã được nhắc đến nhiều hơn tại Việt Nam.
Giải pháp sản xuất cồn sinh học thay thế cho
nhiên liệu động cơ đang được tiến hành thử
nghiệm do Việt Nam có tiềm năng về một số loại
cây trồng cung cấp nguyên liệu sản xuất cồn như
lúa, ngô, sắn, khoai và mía. Nhiều vùng có điều
kiện thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp với các loại
cây này. Ước tính nếu việc điều chỉnh diện tích,
sản lượng các loại cây có hạt, cây mía, các cây có
củ đạt kết quả tích cực, Việt Nam có thể sản xuất
khoảng 5 tỷ lít cồn/năm. Tương tự như vậy, Việt
Nam rất có tiềm năng cho sản suất dầu diesel sinh
học từ dầu thực vật, mỡ động vật. Mỡ cá da trơn,
dầu ăn phế thải là nguồn nguyên liệu cho sản xuất
diesel sinh học sẽ giúp giải quyết được vấn đề môi
trường cho ngành chế biến thuỷ sản và chế biến
thực phẩm. Tiềm năng về điều kiện thổ nhưỡng,
khí hậu thích ứng với các loại cây như dừa, cây
dầu mè có thể cho phép thành lập các vùng
nguyên liệu tập trung. Ước tính nếu việc quy
hoạch và tổ chức thực hiện các vùng trồng cây
nguyên liệu theo hướng sử dụng triệt để quỹ đất,
tạo được giống năng suất cao, làm chủ được công
nghệ thu hồi dầu từ nguyên liệu, Việt Nam có thể
sản xuất khoảng 500 triệu lít biodiesel/năm.
Chính saùch phaùt trieån naêng löôïng môùi cuûa caùc nöôùc vaø Vieät Nam
CLCSCN No6/2012 3