Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chiến lược của Liên Xô trong tiến trình của hiệp định Pa-Ri
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 1 (92) Các vấn đề Quốc tế
3/2013 87 1 88 3/2013
CHIẾN LƯỢC CỦA LIÊN XÔ
TRONG TIẾN TRÌNH CỦA HIỆP ĐỊNH PA-RI
PGS.TS. Hà Mỹ Hương*
Tóm tắt
Bài viết đề cập đến sự thay đổi vị trí của Việt Nam trong chiến lược
đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai, từ thời Stalin đến
Brê-giơ-nép và nhấn mạnh sự thay đổi quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất
đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam là từ thời Brê-giơ-nep.
Bên cạnh đó, khi đánh giá vai trò của Liên Xô trong tiến trình của Hiệp
định Pa-ri, tác giả đã phân tích ba vai trò của Liên Xô: Thứ nhất, Liên
Xô - bằng sự ủng hộ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, sự chi viện, giúp
đỡ, viện trợ trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự - quốc phòng đã tạo thêm
thế và lực cho Việt Nam trên bàn đàm phán; Thứ hai, Liên Xô đã đóng
vai trò “trung gian không chính thức” khá tích cực trong việc tìm ra
những giải pháp khả dĩ mà hai bên đàm phán chính (Mỹ và Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa) có thể chấp nhận được; Thứ ba, Liên Xô, thông qua
các nước khác và các diễn đàn quốc tế, nhất là Liên Hợp Quốc, đã tác
động đến quan điểm của Mỹ trong đàm phán Pa-ri. Tuy nhiên, việc cả
Liên Xô và Trung Quốc, trong khi xung đột Xô - Trung ngày càng gay
gắt, từ thời cầm quyền của Tổng thống Nixon lại đều muốn đẩy nhanh
hòa hoãn với Mỹ để gây sức ép đối với nhau và thực hiện các mục tiêu
* Giảng viên cao cấp Viện Quan hệ Quốc tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia
Hồ Chí Minh. Những quan điểm trong bài là ý kiến người viết, không nhất thiết phản
ánh quan điểm của cơ quan nơi tác giả công tác.
riêng của mỗi nước, trên một mức độ nhất định đã gây khó cho Việt Nam
trên bàn đàm phán.
Sự thay đổi vị trí của Việt Nam trong chiến lược đối ngoại của
Liên Xô: từ Stalin đến Brê-giơ-nép
Vị trí của Việt Nam trong chiến lược đối ngoại của Liên Xô sau
Chiến tranh thế giới thứ hai dưới thời Stalin
Sau khi trải qua cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (một cuộc chiến
có thể nói là khốc liệt nhất trong lịch sử thế giới), Liên Xô lại phải đối
phó với một cuộc chiến tranh khác không kém phần dữ dội do Mỹ và các
nước đồng minh tiến hành với tên gọi Chiến tranh lạnh. Xét về bản chất,
Chiến tranh lạnh là một cuộc bao vây toàn diện nhằm tiêu diệt Liên Xô
mà không cần thông qua bất cứ một cuộc đọ súng trực tiếp nào. Thế giới
bắt đấu xuất hiện thuật ngữ mới là “trật tự thế giới đối đầu hai phe, hai
cực”. Mức độ nguy hiểm của cuộc chiến tranh này là ở chỗ nó buộc các
nhà lãnh đạo Liên Xô luôn phải huy động toàn bộ sức người, sức của để
chống đỡ. Liên Xô luôn bị đặt trong tình trạng "bên miệng hố chiến
tranh". Đây có lẽ cũng là nhân tố có tính chất bao trùm và tổng quát nhất
chi phối các hoạt động đối ngoại của Liên Xô.
Chiến tranh lạnh cũng thúc đẩy các nhân tố lợi ích quốc tế vô sản
và ý thức hệ dần dần chiếm vị trí hàng đầu trong quá trình hoạch định
chính sách đối ngoại của Liên Xô. Cụ thể là dưới sự lãnh đạo của Stalin,
trên lĩnh vực đối ngoại từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bắt
đầu triển khai thực hiện “luận điểm hai phe” chống lại “Học thuyết
Truman” (học thuyết “Ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản” của Mỹ). Thời
Stalin, trọng điểm đối ngoại của Liên Xô là châu Âu - nơi Liên Xô đối
đầu trực diện với chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Từ đó, với vai trò chủ
, 3/2013: 87-102.