Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chi phí cơ hội trong xuất nhập khẩu và sự ủng hộ từ các hệ thống tài chính nội địa pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
77
Kích thước
416.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1786

Chi phí cơ hội trong xuất nhập khẩu và sự ủng hộ từ các hệ thống tài chính nội địa pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương I: Một số vấn đề cơ bản về tài trợ cho xuất nhập khẩu của ngân hàng thương

mại.

1.1. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu

1.1.1. Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu .

Bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không thể chỉ dựa vào nền sản xuất

trong nước mà còn phải quan hệ với các nước bên ngoài. Do có sự khác nhau về điều

kiện tự nhiên như tài nguyên, khí hậu...mà mỗi quốc gia có thế mạnh trong việc sản

xuất một số mặt hàng nhất định.

Để đạt được hiệu quả kinh tế đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng ở

trong nước, các quốc gia đều mong muốn có được những sản phẩm chất lượng cao

với giá rẻ hơn từ các nước khác đồng thời mở rộng được thị trường tiêu thụ đối với

các sản phẩm thế mạnh của mình. Chính từ mong muốn đó đã làm nảy sinh hoạt

động thương mại quốc tế.

Hoạt động thương mại quốc tế thông qua mối quan hệ rộng rãi vượt ra ngoài biên

giới quốc gia sẽ là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế bên ngoài,

đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế ở mỗi khu vực và trên

toàn thế giới.

Thương mại quốc tế được cấu thành bởi hai bộ phận cơ bản xuất khẩu và nhập khẩu.

Do vậy, xác định được vai trò quan trọng cũng như có sự quan tâm thích đáng đến

hoạt động xuất nhập khẩu là nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động thương mại quốc tế.

Đối với Việt Nam, ngoài những đặc điểm nêu trên chúng ta còn có những nét đặc thù

riêng đó là nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, cơ sở hạ tầng kĩ thuật lạc hậu, công

nghệ thủ công... đang rất cần được đổi mới, bên cạnh đó tiềm lực xuất khẩu lại lớn

nhưng chưa được khai thác hiệu quả. Tất cả những điều này cho thấy hoạt động xuất

nhập khẩu đối với nước ta càng quan trọng hơn.

Vai trò của xuất nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế được thể hiện qua một số

khía cạnh cơ bản sau:

• Xuất khẩu

- Xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho đất nước tạo điều kiện đẩy

nhanh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.

- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu, Nhà nước sẽ khuyến khích các ngành, nghề

phát triển bởi họ phần nào có được thị trường tiêu thụ ổn định và mở rộng hơn. Đồng

thời, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế sẽ tạo cho các nhà sản xuất sự

năng động và sáng tạo trong kinh doanh, sự quan tâm đúng đắn đến việc nâng cao

hiệu quả quản lí, đổi mới công nghệ cũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm.

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho việc nhập khẩu có thể diễn ra thuận lợi hơn nhờ nguồn

ngoại tệ thu được và mối quan hệ quốc tế mà nó tạo ra.

• Nhập khẩu

Song song với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cũng đóng một vai trò vô cùng quan

trọng trong nền kinh tế. Cụ thể:

- Nhập khẩu tạo ra hàng hoá bổ sung cho hàng hoá thiếu hụt trong nước và thay thế

những sản phẩm trong nước không sản xuất được hay sản xuất với chi phí cao hơn

để đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng nội địa một cách tốt nhất, từ đó tạo sự ổn định

về cung-cầu trong nước và cao hơn là sự ổn định kinh tế vĩ mô.

- Nhập khẩu có tác động đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, đổi

mới công nghệ tạo tiền đề thuận lợi cho sản xuất.

- Ngoài ra, nhập khẩu còn có vai trò thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc cung cấp các

nguyên vật liệu, máy móc thiết bị đầu vào cho xuất khẩu cũng như góp phần định

hướng sản phẩm, định hướng thị trường cho xuất khẩu.

Cuối cùng, một vai trò hết sức quan trọng của cả xuất và nhập khẩu đối với sự phát

triển kinh tế-xã hội đó là tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân và mở

rộng hợp tác quốc tế.

1.1.2. Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu.

Như đã nói trên, trong nền kinh tế mở các doanh nghiệp luôn phải đối đầu với sự

cạnh tranh gay gắt. Họ không chỉ phải cạnh tranh với các nhà sản xuất trong nước

mà còn phải cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Để chiến thắng trong cạnh tranh,

ngoài việc cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nước như sự ưu đãi về thuế, sự điều

chỉnh tỉ giá hối đoái phù hợp... các doanh nghiệp còn cần phải có một tiềm lực tài

chính mạnh để thực hiện các hoạt động như đổi mới dây chuyền công nghệ, mua sắm

máy móc hiện đại, mua sắm nguyên vật liệu, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm,

hạ giá thành... Song trên thực tế do khả năng tài chính có hạn nên hầu hết các doanh

nghiệp đều cần có sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Nhu cầu tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu nảy sinh từ những đòi hỏi đó và nó

gắn liền với các giai đoạn của hoạt động này.

Do hoạt động thương mại quốc tế hiện nay là rất đa dạng và vì thế cũng hết sức phức

tạp (nó bao gồm nhiều mối quan hệ như: thương mại giữa các nước phát triển,

thương mại giữa các nước đang phát triển, thương mại giữa các nước phát triển và

đang phát triển...) nên để phù hợp với điều kiện Việt Nam cũng như với đề tài nghiên

cứu, ở đây tôi chỉ xin đề cập đến hoạt động thương mại quốc tế giữa các nước phát

triển và đang phát triển.

- Xuất khẩu hàng hoá từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển chủ yếu là

hàng hoá tư liệu sản xuất như máy móc thiết bị, kỹ thuật, công nghệ. Đây là những

hàng hoá mà để hoàn thành hoạt động xuất khẩu cần phải trải qua nhiều giai đoạn

khác nhau từ phân tích nhu cầu, kí kết hợp đồng, sản xuất cung ứng, lắp ráp chạy

thử... đến thanh toán tiền hàng. Nhu cầu tài trợ thường để đáp ứng các chi phí cho

quảng cáo, thiết kế mẫu mã, sản xuất và cung cấp công trình.

- Xuất khẩu hàng hoá từ các nước đang phát triển sang các nước phát triển chủ yếu là

các mặt như nông, lâm, thuỷ hải sản, hàng thô hay mới qua sơ chế... Và nhu cầu tài

trợ thường là để thu mua chế biến xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời.

Để có cái nhìn tổng quát về nhu cầu tài trợ nảy sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu

ta sẽ xem xét nhu cầu tài trợ của các nhà xuất khẩu và nhập khẩu hình thành trong

cùng một hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá máy móc, thiết bị kĩ thuật, công nghệ.

• Nhu cầu tài trợ cho xuất khẩu

Việc thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hoá máy móc thiết bị thường kéo dài từ

nhiều tháng cho tới vài năm, do đó thông thường nhu cầu tài trợ thường nảy sinh ở

nhiều giai đoạn khác nhau. Cụ thể:

+ Giai đoạn phân tích nhu cầu, thiết kế, tìm kiếm khách hàng, đại diện tại các hội

chợ, đàm phán sơ bộ, lập kế hoạch: Để hoàn thành tốt giai đoạn này các chuyên gia

phải thực hiện các chuyến đi dài ngày và tiến hành nhiều cuộc đàm phán, phải làm ra

hàng mẫu và mô hình để trưng bày, giới thiệu. Sau đó họ còn phải hoàn tất các tài

liệu thiết kế và tính toán chính xác cho đàm phán hợp đồng. Chi phí cho những hoạt

động này không phải nhỏ, đặc biệt với các cơ sở kinh doanh tiềm lực tài chính còn

hạn hẹp.

+ Giai đoạn ký kết hợp đồng: Trong trường hợp nhà xuất khẩu chưa có uy tín cao ở

nước ngoài, đối tác có thể yêu cầu một bảo đảm giao hàng hoặc bảo đảm hoàn thành

công trình. Đảm bảo này sẽ có hiệu lực nếu việc giao hàng hoặc hoàn thành công

trình không đúng như thoả thuận.

Trường hợp khác, nếu nhà xuất khẩu cần tiền đặt cọc mà nhà nhập khẩu là người

nước ngoài đang gặp khó khăn về tài chính, nhà xuất khẩu có thể đề nghị ngân hàng

của mình cung cấp tín dụng tương đương với số tiền đặt cọc và nhà nhập khẩu có

nghĩa vụ chi trả cho khoản tín dụng đó

+ Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Sau khi đã kí hợp đồng, nhà xuất khẩu sẽ tiến hành

chuẩn bị sản xuất. Nhất là việc xây dựng các công trình lớn như, nhà máy, xí

nghiệp... việc này thường đi kèm với chi phí lớn vượt quá mức đặt cọc.

+ Giai đoạn sản xuất: Mặc dù đã có những thoả thuận về việc thanh toán tiếp theo

của người mua, trong thời gian này thường nảy sinh các nhu cầu tài chính cao về vật

tư và chi phí liên quan khác vượt qua các khoản thanh toán giữa chừng.

+ Giai đoạn cung ứng: Ngay cả trong giai đoạn cung ứng cũng có thể nảy sinh các

chi phí cần được tài trợ như chi phí vận tải, bảo hiểm... tuỳ theo điều kiện cung ứng.

+ Giai đoạn lắp ráp, chạy thử, bàn giao công trình: Sau khi hàng hoá được giao tới

địa điểm qui định, nhà xuất khẩu còn cần chi phí cho lắp ráp chạy thử cho tới khi

được người mua thu nhận và chấp nhận thanh toán.

+ Giai đoạn bảo hành: Trong giai đoạn này người mua có quyền yêu cầu được bảo

hành ở ngân hàng của nhà xuất khẩu trước khi thanh toán.

+Giai đoạn thanh toán: Hiện nay, để việc cung cấp hàng hoá xuất khẩu được thuận

lợi người xuất khẩu thường phải dành cho người mua một ưu đãi thanh toán trong

nhiều năm mà người xuất khẩu và ngân hàng của họ có thể chấp nhận được. Trong

thời gian chờ được thanh toán nhà xuất khẩu thường có nhu cầu được tài trợ để đảm

bảo vốn cho quá trình tái sản xuất tiếp theo.

• Nhu cầu tài trợ nhập khẩu

Với hoạt động nhập khẩu, nếu như nhà xuất khẩu có nhu cầu tài trợ để đẩy mạnh

hoạt động bán hàng thì các nhà nhập khẩu cũng nảy sinh nhu cầu tài trợ để mua hàng

khi khả năng tài chính không đáp ứng được. Vì vậy về phía nhà nhập khẩu cũng hình

thành nhu cầu tài trợ trên nhiều mặt.

- Giai đoạn trước khi kí kết hợp đồng: ở giai đoạn này các nhà nhập khẩu cần có

những chi phí cho việc thuê các chuyên gia phân tích chính xác nhu cầu của mình để

tiến hành đấu thầu một cách phù hợp.

-Giai đoạn sau khi kí kết hợp đồng: Sau khi kí kết được hợp đồng, nhà nhập

khẩu cần được tài trợ để đặt cọc, tạm ứng cho nhà xuất khẩu....

-Giai đoạn sản xuất và hoàn thành công trình: Trong giai đoạn này nhà nhập

khẩu có thể phải thực hiện những khoản thanh toán giữa chừng cho nhà xuất khẩu

hay tài trợ cho các công việc ở điạ phương để chuẩn bị cho đầu tư.

- Giai đoạn cung ứng và vận chuyển hàng hoá: Tuỳ theo điều kiện cung ứng hàng

hoá có thể nảy sinh nhiều phí tổn về vận chuyển và bảo hiểm đối với các nhà nhập

khẩu.

- Nhận hàng hoá: Nếu tiến hành thanh toán cung ứng hàng hoá khi xuất trình chứng

từ (có thư tín dụng kèm theo hoặc theo điều kiện D/P) thì thường nhà nhập khẩu chỉ

có thể nhận được hàng khi giá trị trên hoá đơn đã ghi rõ hoặc có thể tài trợ được.

- Xử lí tiếp, bán tiếp, tài trợ tiêu thụ: Đối với hàng hoá chủ định bán tiếp thì nhà nhập

khẩu còn có nhu cầu tài trợ giữa chừng cho khoảng thời gian từ khi nhập hàng về tới

khi hàng hoá được tiêu thụ.

Nếu sản phẩm là những dây chuyền công nghệ để sản xuất thì nhà nhập khẩu sẽ có

nhu cầu được tài trợ cho giai đoạn từ khi sản xuất sản phẩm mới tới khi tiêu thụ được

các sản phẩm làm ra và thu được tiền hàng.

Qua việc xem xét nhu cầu tài trợ cho xuất nhập khẩu ở trên ta có thể khẳng định rằng

hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có một nhu cầu tài trợ rất lớn. Vậy thì để đáp

ứng cho nhu cầu đó có những nguồn tài trợ nào. Dưới đây là một số nguồn tài trợ

thường dùng cho xuất nhập khẩu.

1.1.3. Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động kinh tế cơ bản, do vậy nó

cũng được tài trợ từ rất nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, những nguồn tài trợ

thường được sử dụng là:

￾ Tín dụng thương mại (hay tín dụng nhà cung cấp): là nguồn tài trợ được thực

hiện thông qua hình thức mua bán chịu hàng hoá, dịch vụ với các công cụ chủ yêú là

kỳ phiếu và hối phiếu. Đây là nguồn tài trợ ngắn hạn được ưa dùng vì dễ thực hiện,

khả năng chuyển thành tiền mặt cao (thông qua chiết khấu tại các ngân hàng), linh

hoạt về thời hạn. Tuy nhiên, các công cụ như hối phiếu thường được sử dụng trên cơ

sở có ngân hàng đứng ra chấp nhận hay bảo đảm.

￾ Vốn tự có: Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp khác nhau mà vốn tự có có thể là

vốn Ngân sách cấp, vốn cổ phần của các sáng lập viên công ty cổ phần hay vốn của

chủ doanh nghiệp tư nhân.

Vốn tự có chủ yếu bao gồm vốn khi thành lập doanh nghiệp như nói trên và phần lợi

nhuận để lại + khấu hao. Sử dụng vốn tự có doanh nghiệp có thể giảm được hệ số nợ,

tạo sự chủ động trong kinh doanh. Tuy vậy, nguồn tài trợ này có hạn chế là qui mô

không lớn và nhiều khi chi phí cơ hội của việc giữ lại lợi nhuận ca

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!