Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGÔ THỊ ANH VÂN
CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO
THỎA THUẬN TRONG PHÁP LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự.
Mã số: 60380103
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tiến
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan: Luận văn “CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO
THOẢ THUẬN TRONG PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM”
là kết quả nghiên cứu khoa học của tôi. Mọi nội dung trong luận văn được thực hiện
theo đúng quy định về sở hữu trí tuệ.
Tác giả
Ngô Thị Anh Vân
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
BLDS Bộ luật Dân sự
LHNGĐ Luật Hôn nhân và gia đình
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG
THEO THỎA THUẬN..............................................................................................................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm của chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận.................7
1.1.1. Khái niệm...............................................................................................................7
1.1.2. Đặc điểm của chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận ...............................12
1.2. Ý nghĩa của chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận.....................................16
1.3. Cơ sở hình thành chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận............................21
1.3.1. Cơ sở kinh tế - xã hội...........................................................................................21
1.3.2. Cơ sở pháp lý .......................................................................................................23
1.4. Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về chế độ tài sản của vợ chồng
theo thỏa thuận.....................................................................................................................28
1.4.1.Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp luật Hoa Kỳ....................28
1.4.2.Chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận trong pháp luật Cộng hòa Pháp.. .....32
1.4.3.Chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận trong pháp luật Thái Lan..................35
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................................39
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN
CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT ............................................................................................................................40
2.1. Điều kiện phát sinh hiệu lực đối với thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng .40
2.1.1. Ý chí của vợ chồng....................................................................................................41
2.1.2. Thời điểm xác lập thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng................................49
2.1.3. Hình thức thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.............................................50
2.1.4. Kiến nghị hoàn thiện quy định về điều kiện phát sinh hiệu lực của thỏa thuận về
chế độ tài sản của vợ chồng ...............................................................................................53
2.2. Nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng ......................................58
2.2.1. Phạm vi của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.........................................58
2.2.2. Sửa đổi, bổ sung nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng...................63
2.2.3. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu............................................67
2.2.4. Kiến nghị hoàn thiện các quy định về nội dung của thoả thuận về chế độ tài
sản của vợ chồng ................................................................................................................72
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................................77
KẾT LUẬN...........................................................................................................................78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quan hệ hôn nhân là một trong những bộ phận không thể tách rời của các mối
quan hệ xã hội. Qua thời gian, cùng với sự vận hành của các điều kiện kinh tế, văn
hoá, chính trị, quan hệ hôn nhân đã trải qua nhiều biến chuyển. Ngày nay, thay vì
chỉ chịu sự điều chỉnh của các quy phạm tập quán và quy phạm đạo đức như trong
quá khứ, quan hệ hôn nhân còn chịu sự tác động mạnh mẽ bởi các quy phạm pháp
luật. Quan hệ giữa vợ và chồng vì thế cũng duy trì sự tồn tại hài hoà giữa các yếu tố
tình cảm và vật chất hơn trước kia.
Xã hội ngày càng tiến bộ và nền tảng kinh tế ngày càng vững chắc đã kéo theo
sự phát triển của mối quan hệ tài sản trong hôn nhân. Thay vì chỉ tập trung quan tâm
đến các nhu cầu thiết yếu của gia đình, pháp luật tạo nên những cơ sở cần thiết để
quyền tài sản trước và trong thời kỳ hôn nhân của các chủ thể đều được bảo vệ. Nhờ
có đó, vợ, chồng được tạo điều kiện tốt để thực hiện các hoạt động kinh tế, nghề
nghiệp mà mình mong muốn.
Với sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, chế độ tài sản của vợ
chồng đã có một bước tiến mới trong vấn đề bảo vệ quyền tự do định đoạt của vợ
chồng. Quan hệ hôn nhân không chỉ là những quy định có sẵn mang tính khuôn
mẫu, mà còn là những điều khoản mở công nhận sự tự do thoả thuận của vợ chồng.
Pháp luật Hôn nhân và gia đình giờ đây ghi nhận sự tồn tại song song của chế độ tài
sản theo thoả thuận và chế độ tài sản theo luật định.
Khác với chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, chế độ tài sản theo thoả
thuận là một trong những nội dung khá mới mẻ đối với pháp luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam. Việc nhìn nhận và nghiên cứu về chế độ tài sản theo thoả thuận một
cách cụ thể, chi tiết là điều vô cùng cần thiết. Đây được xem là cơ sở quan trọng để
các quy định mới có thể đi vào đời sống và phát huy ý nghĩa tích cực của mình.
Xuất phát từ sự quan tâm đến mối quan hệ tài sản giữa vợ chồng nói chung và
chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận nói riêng, tác giả đã lựa chọn đề tài:
“Chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận trong pháp luật Hôn nhân và gia
đình Việt Nam” để nghiên cứu và thể hiện trong luận văn cao học của mình.
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài có thể được tìm hiều và đánh giá thông qua một số
công trình khoa học như sau:
Thứ nhất: Việc nghiên cứu về chế độ tài sản của vợ chồng nói chung
hoặc chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện bởi khá nhiều tác
giả với các công trình nghiên cứu khác nhau như:
- Trần Thị Huệ 2000 , “Trách nhiệm liên đới của vợ chồng theo Điều 25 Luật
Hôn nhân và gia đình”, uật h c (06);
- Nguyễn Văn Cừ 2000 , “Chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân
đang tồn tại”, Tòa án nhân dân, (09);
- Lê Vĩnh Châu 2001 , Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật HNGĐ
Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí
Minh;
- Trần Quang Cường 2011 , “Tài sản chung hay tài sản riêng”, Tòa án nhân
dân, (01);
- Nguyễn Thị Hạnh 2011 , “Trao đổi về bài viết Tài sản chung hay tài sản
riêng”, Tòa án nhân dân, (09).
- Nguyễn Thị Lan 2012 , “Một số vấn đề về hợp đồng mua bán tài sản thuộc
quyền sở hữu của vợ, chồng”, Luật h c, (08).
- Mai Thị Tuyết Hạnh (2013), Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng
theo pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học
Luật Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh;
- Tưởng Duy Lượng (2013), Pháp luật Hôn nhân – gia đình thừa kế và thực
tiễn xét xử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Những công trình nghiên cứu trên tập trung phân tích, đánh giá các quy định
về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật thực định (Luật hôn nhân và gia đình
năm 2000 . Các vấn đề về: căn cứ xác lập tài sản chung, tài sản riêng; trách nhiệm
về tài sản của vợ chồng; phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân và khi ly hôn là
những nội dung thường xuyên được quan tâm. Trước khi LHNGĐ 2014 ra đời, “chế
độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận” chưa được biết đến một cách phổ biến.
3
Trong quá trình tìm hiểu về pháp luật hôn nhân và gia đình, các tác giả cũng ít khi
đề cập chế độ tài sản khác, ngoài chế độ tài sản theo luật định.
Thứ hai: một số công trình nghiên cứu có đề cập đến vấn đề thỏa
thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, chẳng hạn:
- Nguyễn Ngọc Điện (2004), Bình luận Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam, Tập
II: Các quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
Công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến chế độ tài sản của vợ chồng theo
thoả thuận. Ở phần đầu tiên của tác phẩm, chế độ tài sản theo thoả thuận được giới
thiệu cùng với những mô hình tài sản khác tồn tại trong pháp luật hôn nhân gia đình
của các quốc gia trên thế giới. Tác giả không tập trung phân tích đặc điểm, nội dung
của chế độ tài sản theo thoả thuận, mà chỉ thông qua đó, so sánh, đối chiếu và tìm
hiểu về chế độ tài sản theo luật định. Phần lớn dung lượng của tác phẩm được sử
dụng để nghiên cứu chế độ tài sản theo pháp luật HNGĐ 2000 (tức chế độ tài sản
theo luật định).
Tuy ra đời khi LHNGĐ 2000 phát sinh hiệu lực không lâu, nhưng tác phẩm đã
mang đến cái nhìn rất mới mẻ về sự đa dạng của các mô hình quan hệ tài sản giữa
vợ chồng, đồng thời giới thiệu một cách khái quát về chế độ tài sản theo thoả thuận
đến người đọc.
Thứ ba: một số công trình có đối tượng nghiên cứu chính là chế độ tài
sản theo thỏa thuận như:
- Bùi Minh Hồng (2009), “Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng trong
pháp Luật Công hòa Pháp và pháp luật Việt Nam”, Luật h c, (09);
- Nguyễn Văn Cừ (2012), “Một số vấn đề về hôn ước và quan điểm áp dụng ở
Việt Nam hiện nay”, Luật h c (10);
- Trương Hồng Quang 2013 , “Chế định hôn ước trên thế giới”, Kiểm sát,
(21).
- Trần Thị Hương 2013 , “Hôn ước”, bài viết tham dự hội thảo “Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung”, Tp. Hồ Chí Minh;
4
- Nguyễn Văn Cừ 2014 , “Một số nội dung cơ bản về chế độ tài sản của vợ
chồng theo pháp luật Việt Nam – được kế thừa và phát triển trong dự thảo Luật hôn
nhân và gia đình sửa đổi ”, Tòa án nhân dân, (08);
- Nguyễn Văn Cừ 2015 , “Chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận trong
pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Luật h c, (04).
Những bài viết kể trên đã mang đến cái nhìn khái quát về chế độ tài sản của vợ
chồng theo thoả thuận (mặc dù có thể được thể hiện dưới tên gọi khác – “hôn ước” .
Các bài viết có sự liên hệ chặt chẽ với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới
như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Thái Lan, Pháp. Đối với những bài viết ra đời khi LHNGĐ
2014 chưa phát sinh hiệu lực, các tác giả chỉ dừng lại ở mức độ học hỏi kinh
nghiệm nước ngoài và đề xuất hoàn thiện pháp luật trong nước. Các tác phẩm này
cũng đã chỉ ra nhu cầu thừa nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận đối
với pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam.
Khi LHNGĐ 2014 ra đời, các công trình nghiên cứu đã bắt đầu tìm hiểu và
nghiên cứu về các quy định của pháp luật hiện hành. Theo đó, lịch sử hình thành
của chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận, nội dung của chế độ tài sản này là
những vấn đề được tác giả tập trung làm rõ.
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả
thuận đã trở thành một trong những nội dung vô cùng quen thuộc đối của pháp luật
hôn nhân và gia đình. Rất nhiều công trình nghiên cứu đã tập trung vào lịch sử phát
triển, vai trò, nội dung hay ý nghĩa sự tồn tại của chế độ tài sản của vợ chồng theo
thoả thuận. Có thể kể đến các công trình tiêu biểu như:
- Gail Frommer Brod (1994), Premarital agreements and gender justice, copy
right of Yale J.L. & Feminism;
- Nancy R.Schembri 2003 , “Prenuptial agreements and the significance of
independent counsel”, Journal of Civil Rights and Economic Development: Vol. 17:
Iss. 2, Article 5;
- Brett R. Turner and Laura W. Morgan (2012), Attacking and defending
marital agreement, ABA Section on Family law, 2nd
;
- John De Witt Gregory, Peter N. Swisher, Robin Fretwell Wilson (2013),
Understand family law, LexisNexis, 4th
.