Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Sỏi thận ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người bị mắc bệnh Sỏi thận
Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận rất đa dạng, phụ thuộc vào thành phần của
sỏi. Tuy nhiên, một nguyên tắc chung nhất là phải uống không dưới 2 lít nước mỗi
ngày
Sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiểu - sinh dục phổ biến thứ 3 sau các bệnh viêm
nhiễm và tuyến tiền liệt. Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn trao đổi chất
khoáng, những cái lẽ ra phải tan lại không tan mà kết tủa và tích tụ trong cơ thể,
dần dần hình thành sỏi.
Chế độ dinh dưỡng bất cân bằng, uống ít nước và sử dụng một số dược phẩm như
vitamin D, canxi, sulphanilamid, ascorbic (hơn 4g mỗi ngày) có thể gây bệnh. Hậu
quả là thành phần hóa học của nước tiểu bị thay đổi, chủ yếu là sự gia tăng lượng
chất làm nước tiểu bị tinh thể hóa. Các loại thức ăn có nhiều axit nước tiểu (thịt,
gan, cật, rượu đỏ); nhiều axit oxalic (thịt gà, gan, gạo, đậu, ca cao, cà phê, rau cần
tây, rau bina, bắp cải, cải củ) làm tăng khả năng hình thành sỏi. Nước cứng có
nhiều muối canxi, thức ăn cay và chua nâng cao độ axit trong nước tiểu cũng thúc
đẩy tạo sỏi.
Thành phần sỏi
Sỏi thận hình thành từ một số chất liệu và việc nắm rõ các thành phần này sẽ giúp
lựa chọn đúng chiến thuật điều trị, thuốc thang và cách ăn kiêng. Đa số sỏi có
thành phần oxalat (một dạng muối của axit oxalic) và phosphat (từ axit
phosphoric). Sỏi urat từ axit uric ít gặp hơn. Hàm lượng phosphat trong nước tiểu
phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, và tăng lên khi đói, thiếu vitamin D hoặc khi
tuyến yên hoạt động nhiều. Thành phần sỏi được xác định dựa vào kết quả phân
tích nước tiểu.
Bệnh sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong
thận. Khi cát hay sỏi bắt đầu di chuyển trong cơ thể, người bệnh bắt đầu thấy đau.