Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2012 và những khuyến nghị
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trần Quang Huy Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 147 - 154
147
CHẤT LƢỢNG TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 2006 – 2012 VÀ NHỮNG KHUYẾN NGHỊ
Trần Quang Huy*
, Trần Xuân Kiên
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi có tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn
2006-2012 đạt 9,99%, cao hơn bình quân của cả nƣớc. Song, hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ có xu
hƣớng giảm, chỉ số ICOR của Thái Nguyên tính chung trong thời kỳ 2006-2012 là 5,03 lần thấp
hơn so với của cả nƣớc. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đã đúng hƣớng: tăng tỷ trọng công
nghiệp – xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp trong GDP. Tuy nhiên, chất lƣợng tăng
trƣởng kinh tế của Thái Nguyên còn thấp, cơ bản vẫn là tăng trƣởng về số lƣợng và phát triển theo
chiều rộng, trong đó chủ yếu là do yếu tố số lƣợng lao động và vốn đầu tƣ, đóng góp của khoa học
công nghệ cũng nhƣ trình độ quản lý trong việc tạo ra tăng trƣởng GDP thấp.
Từ khóa: Chất lượng tăng trưởng
Tăng trƣởng kinh tế (TTKT) ở mức cao luôn
là mục tiêu của các nền kinh tế, tuy nhiên gần
đây vấn đề chất lƣợng tăng trƣởng đƣợc các
nhà nghiên cứu Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Chất lƣợng tăng trƣởng phản ánh sự bền vững
bên trong của nền kinh tế, nó đƣợc thể hiện ở
hiệu quả của việc đạt đƣợc các chỉ tiêu tăng
trƣởng và khả năng duy trì trong dài hạn.
Chất lƣợng tăng trƣởng còn thể hiện năng lực
của các quốc gia trong sử dụng yếu tố đầu vào
và ảnh hƣởng của nó đến các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Để có thể nâng cao chất lƣợng
tăng trƣởng kinh tế quốc dân nói chung, thì
cần thiết phải đƣa ra những giải pháp nâng
cao chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của các tỉnh,
thành phố trong cả nƣớc, và Thái Nguyên đƣợc
coi là một tỉnh có đầy triển vọng.*
Những cải cách kinh tế, hoạch định chính
sách và thay đổi cơ cấu đầu tƣ trong những
năm qua đã tạo điều kiện cho kinh tế tỉnh
Thái Nguyên có những bƣớc phát triển mới,
tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn
luôn cao hơn so với cả nƣớc. Tuy nhiên, điều
đó mới chỉ phán ánh về mặt số lƣợng của tăng
trƣởng. Để có đƣợc cái nhìn toàn diện, tổng
thể về chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của tỉnh
Thái Nguyên, cần có những phân tích làm rõ
những cản trở đối với tăng trƣởng kinh tế về
lƣợng và chất, đề xuất các giải pháp nâng cao
*
Tel: 0912 132025
chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế của Tỉnh trong
thời gian tới, đồng thời có thể áp dụng cho
các tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện điạ lý
và kinh tế tƣơng tự. Bài viết này tập trung
nghiên cứu chất lƣợng TTKT theo các nhân tố
đầu vào, kết quả đầu ra và những tác động của
tăng trƣởng đến đời sống kinh tế xã hội của tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010 và những
năm đầu của kế hoạch 5 năm 2011 - 2015.
Tăng trƣởng và chất lƣợng tăng trƣởng
kinh tế
Có nhiều khái niệm về tăng trƣởng kinh tế,
theo Simon Kuznets: “Tăng trƣởng là sự gia
tăng một cách bền vững của sản lƣợng bình
quân đầu ngƣời hay sản lƣợng trên mỗi lao
động”. Theo Douglass C.North và Robert
Paul Thomas: “Tăng trƣởng kinh tế xảy ra
nếu sản lƣợng tăng nhanh hơn dân số”…
Tăng trƣởng kinh tế, dƣới dạng khái quát, là
sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân
(GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
trong một thời gian nhất định (thƣờng tính
cho một năm).
Tăng trƣởng phản ánh sự gia tăng thu nhập
của nền kinh tế trong một giai đoạn nhất định
(thƣờng là 1 năm). Đây là chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp quan trọng hàng đầu, có liên quan
mật thiết đến các biến số vĩ mô khác nhƣ việc
làm, lạm phát, nghèo đói,… Tuy nhiên, nếu
chỉ xem xét tăng trƣởng kinh tế trên giác độ