Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Chân lý Phật giáo và văn hóa xã hội nhân văn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Chân lý Phật giáo và văn hóa xã hội nhân văn
Phật giáo được khai sinh từ chiếc nôi là thành Ca Tỳ La Vệ (thuộc nước Ấn Độ bây
giờ), trải qua hơn 2.500 năm lịch sử đầy những thăng trầm, có lúc tưởng như đã biến
mất hẳn ngay trên bản địa. Nhưng Phật giáo vẫn tồn tại và phát triển rộng rãi khắp
nơi.
Hiện nay, thành tựu vượt bậc của khoa học cùng với tư tưởng tiến hóa của nhân loại
đòi hỏi phải thẩm định lại nhiều tư tưởng triết học xưa và nay. Đương nhiên, những
tư tưởng mang tính phi lý, lạc hậu, phản khoa học đều phải bị đào thải.
Thế nhưng tòa nhà cổ kính hơn hai mươi lăm thế kỷ của Chân lý Phật giáo vẫn
trường tồn cùng năm tháng, thời gian, sừng sững như cây đại thọ giữa núi non trùng
điệp.
Điều này chứng tỏ Phật giáo đã toát ra một sức sống mãnh liệt bắt nguồn từ một giá
trị tinh thần phong phú, tinh thần ấy thể hiện Chân lý và Giáo pháp của Chân lý Phật
giáo, chúng ta đều biết rằng, Chân lý đạo Phật chứng ngộ được do Thái tử Tất Đạt
Đa là Đức Thích Ca Mâu Ni cũng ở ngay thế giới này, chân lý này vận hành cùng vũ
trụ - nhân sinh (Định lý duyên khởi).
Nó tồn tại khách quan trong sự sống của loài người. Do đó Đức Phật có xuất hiện hay
không, nó cũng vận hành như vậy, nó lấy những điều Nhân bản, Vô ngã, Từ bi, Bình
đẳng mà làm căn bản để vận hành.
Cũng vậy! Phật giáo Việt Nam vẫn sống trong lòng dân tộc, thịnh suy theo vận đất
nước, Phật giáo có thể đóng góp một vai trò quan trọng trong sự hướng dẫn đời sống
tinh thần cho mọi người và phát triển quốc gia trong thời kỳ hội nhập, làm nền tảng
luân lý để xây dựng một xã hội tiến bộ, đạo đức, trí tuệ cho mọi người.
Nhân bản là đánh thức con người đức tín tự tin, tự chủ, tự trọng với tinh thần trách
nhiệm bản thân và xã hội; Vô ngã: đánh thức cái ta, còn gọi là cái tôi, cái của tôi, nó
giả tạo, mong manh, không bền chắc, luôn luôn biến chuyển. Thay thế bức tường
thành ích kỷ, trở thành sự hy sinh nhẫn nhục.
Trong Phật giáo quan niệm: Mọi người đều bình đẳng có trí tuệ như nhau, nhưng đặc
tính cố hữu của từng người khó hay dễ, mau hay chậm, chỉ khác nhau để nhận được
trí tuệ này. Phật giáo lấy từ bi vị tha là quan điểm quan trọng khiến phát huy và tồn
tại trên toàn cầu. Nhưng muốn làm được những việc này, bản thân Phật giáo phải
đào tạo cho được con người chúng ta ứng dụng được việc đó.
Những triều đại trước, các nhà sư là thành phần ưu tú của xã hội, thông minh, đức
hạnh. Phật giáo từ thời các nhà vua Lê, Lý, Trần, qua các trường Đại học Phật giáo
cung cấp cho xã hội giai tầng trí tuệ. Vì thế, tư tưởng và hành động người tu sĩ Phật
giáo khác người thường.
Một đằng vì lợi ích cá nhân, một bên vì lợi ích cho đại chúng. Phải vận dụng trí tuệ
hòa nhập vào cuộc sống và xã hội, giúp người an vui hạnh phúc, làm sáng tỏ Phật
pháp. Đạo Phật là đạo trí tuệ, tự bản thân mình phải rọi tuệ giác vào cuộc sống để
nhập thế hành đạo.
Trực diện với mọi người để hiểu thêm "chư pháp thường không tánh, các vật điều giả