Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

chẩn đoán bệnh lở mồm long móng (fmd)
MIỄN PHÍ
Số trang
30
Kích thước
879.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
854

chẩn đoán bệnh lở mồm long móng (fmd)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chẩn đoán bệnh lở mồm long móng (FMD)

Nguyễn Thúy Kiều |   1 

Oct. 30 

Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Bộ môn Công Nghệ Sinh Học

Lớp DH06SH

P

Tiểu luận: CHẨN ĐOÁN BỆNH GIA SÚC GIA CẦM

CHẨN ĐOÁN VIRUS LỞ MỒM LONG MÓNG

(FMDV) BẰNG KỸ THUẬT GENE

Chẩn đoán bệnh lở mồm long móng (FMD)

Nguyễn Thúy Kiều |   2 

Oct. 30 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh lở mồm long móng (Foot and Mouth Disease – FMD) hiện nay vẫn đang còn gây

thiệt hại kinh tế quan trọng ở nhiều nơi trên thế giới, mặc dù nó đã được thanh toán hoặc

khống chế thành công tại nhiều nước. Bệnh gây thành dịch ở nhiều loài động vật móng

guốc chẵn, chủ yếu là trâu, bò và lợn. Bệnh lở mồm long móng được biết đến như nạn đại

dịch của các đàn bò, cừu và lợn tại nhiều nước từ thế kỷ XIX. Bệnh có ở khắp thế giới.

Cuối thế kỷ XIX, đại dịch đã hoành hành ở hầu hết châu Âu, kéo dài hơn 10 năm không

tắt, gây bệnh cho hàng chục triệu bò, cừu. Nửa đầu những năm 50 của thế kỷ XX, lại có

một vụ dịch mới kéo dài gây thiệt hại lớn cho đàn gia súc ở nhiều nước thuộc châu Âu. ở

châu Á và châu Phi, bệnh cũng xảy ra trầm trọng như ở châu Âu, hầu hết các nước đã

từng có bệnh. Điều làm đau đầu các nhà dịch tễ học là tại nhiều nước và khu vực, sau

nhiều năm liên tục tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc và áp dụng các biện pháp kiểm

soát bệnh nghiêm ngặt, bệnh tưởng như đã hoàn toàn biến mất, nay bỗng nhiên lại bùng

phát dữ dội. Điển hình ở Đài Loan năm 1997 từ nguồn dịch là vài con lợn mắc bệnh trên

một chiếc thuyền buôn, trong vòng 2 tháng bệnh nhanh chóng lan ra hàng ngàn trại chăn

nuôi lợn, làm suy sụp nền kinh tế chăn nuôi, thiệt hại khoảng 2 tỷ USD. Để chẩn đoán lở

mồm long móng, đầu tiên căn cứ vào dấu hiệu lâm sàng của bệnh. Tuy nhiên điều này có

thể bị nhầm lẫn do những bệnh có triệu chứng tương tự. Ở trâu, bò bệnh viêm miệng mụn

nước (vesicular stomatitis, VS) rất giống bệnh lở mồm long móng. Ở lợn, bệnh mụn nước

ở lợn (swine vesicular disease, SVD) và bệnh mụn nước ban đỏ (vesicular exanthema ò

swine, VES) tuy khác căn nguyên nhưng có triệu chứng giống nhau. Sự phát hiện sớm

giai đoạn nhiễm bệnh và xác định đúng bệnh nếu có thể trước khi xuất hiện các dấu hiệu

lâm sàng là yếu tố chủ yếu cho sự khống chế bệnh hiệu quả, ngăn chặn bệnh lây lan. Điều

đó đòi hỏi phải có phương pháp chẩn đoán nhanh, đặc hiệu, chính xác có thể cho kết quả

trong vòng 24g. Hơn nữa, sự xác định kịp thời typ đặc hiệu của virus thuộc địa và đặc

Chẩn đoán bệnh lở mồm long móng (FMD)

Nguyễn Thúy Kiều |   3 

Oct. 30 

tính phân tử của nó là rất cần thiết để thực hiện tiêm phòng khẩn cấp với kháng nguyên

tương ứng và để đánh dấu nguồn gốc ổ dịch. Vì thế chẩn đoán bằng kỹ thuật gene là

phương pháp đang được nghiên cứu và áp dụng để phát hiện kịp thời để đưa ra những

giải pháp xử lý hiệu quả.

I. TỔNG QUAN

1.1. FMD (foot and mouth disease)

Lở mồm long móng (FMD) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus gây ra.

Đây là bệnh được tổ chức dịch tể thế giới (Office International des Epizooties _ OIE) xếp

vào hàng đầu trong danh mục A gồm 15 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho các loài móng

guốc chẵn: trâu, bò, dê, cừu, heo (Cục thú y, 1993). Năm 2001, một vụ dịch khác xảy ra

sau hơn 20 năm vắng bóng tại nước Anh, cũng gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi và du

lịch khoảng 2 tỷ USD. Ở nước ta bệnh đầu tiên được phát hiện ở Nha Trang (1898) sau

đó lang ở cả ba miền. Năm 1995 có 26 tỉnh, thành có bệnh với hàng ngàn ổ dịch (19.883

trâu, bò và 10.293 heo bệnh, chết 384 trâu bò, 5208 heo _ cục thú y Việt Nam) đã gây tác

hại lớn đến nền kinh tế cho các trại chăn nuôi (giảm 25% sức sản xuất) và nền kinh tế

nước ta. Việt Nam là nước trong vùng Châu Á được báo cáo trên bản đồ dịch tể bệnh lở

mồm long móng thế giới là vùng dịch địa phương (endemic) (Gleeson, 2002). Dịch lở

mồm long móng đã xảy ra trên trâu bò liên tục suốt thời gian từ 1975-2005, trên lợn

1992-2005 và gây thiệt hại nặng nề nhất vào các năm 1993, 1995, 1999, 2000. Ngoài typ

O lưu hành trong nhiều năm qua, typ A cũng đã được phát hiện năm 2004 trên trâu bò và

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!