Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

CÂY ĐÀN GHI TA VỚI ĐỜI SỐNG ÂM NHẠC VIỆT NAM pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
140.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
824

CÂY ĐÀN GHI TA VỚI ĐỜI SỐNG ÂM NHẠC VIỆT NAM pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CÂY ĐÀN GHI TA VỚI ĐỜI SỐNG ÂM NHẠC VIỆT NAM

Là nhạc khí từ châu Âu du nhập vào Việt Nam, cây đàn ghi ta có vai trò quan

trọng trong đời sống âm nhạc cũng như đời sống xã hội. Khả năng biểu diễn của cây

đàn này thật đa dạng, có thể chơi cả những tác phẩm mang tính kinh điển lẫn những

tác phẩm âm nhạc mang tính dân gian; không gian và phương thức trình diễn hầu như

không bị hạn chế; có thể chơi ở bất cứ đâu: hòa tấu hoặc độc tấu trên sân khấu lớn

trang trọng; độc tấu, đệm hát tại các công trường, nhà máy, trên đường hành quân ra

mặt trận, trên mâm pháo, dưới chiến hào... Âm sắc của ghi ta rất gần gũi, phù hợp với

tâm sinh lý của người dân Việt Nam. Khả năng biểu cảm của nó cũng vô cùng phong

phú, lúc buồn, lúc vui, khi xao xuyến, lúc hân hoan... Tiếng đàn như có chất men cuốn

hút tâm hồn con người, tạo thêm nguồn sinh lực để chúng ta vững tin vào cuộc sống.

1. Nhạc khí có xuất xứ từ châu Âu

Cho tới nay, mặc dù giới nghiên cứu đều công nhận cây đàn ghi ta đã có mặt từ

lâu ở các nước châu Âu, rồi lan tỏa sang các châu lục khác, nhưng hầu như chưa ai

tìm được câu trả lời thỏa đáng về nguồn gốc xuất xứ của cây đàn này. Tuy nhiên, qua

quá trình khảo sát, nhiều tư liệu đã đôi chút hé mở có tính giả thuyết về nguồn gốc

xuất xứ của nó.

Giả thuyết thứ nhất cho rằng, tổ tiên của các nhạc cụ dây ngày nay đều xuất phát

từ cây cung săn bắn. Khi bắn, dây cung phát ra âm thanh, và người xưa tình cờ phát

hiện ra điều thú vị đó, Theo thời gian, bằng cảm quan thẩm mỹ, để đáp ứng nhu cầu

đời sống tinh thần, con người thực hiện một bước chuyển đổi chức năng bằng cách

gắn thêm một số dây vào cung. Đây có lẽ là cơ sở đầu tiên mà người xưa đã tạo nên

cây đàn cổ nhiều hơn một dây. Những cây đàn cổ này là hạc cầm hoặc đàn lia (lyre)

có đến mười mấy dây. Ngành khảo cổ Pháp, trong quá trình khai quật cũng tìm được

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!