Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cấu trúc và âm điệu trong các “lòng bản” của nhạc tài tử nam bộ
MIỄN PHÍ
Số trang
106
Kích thước
649.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1965

Cấu trúc và âm điệu trong các “lòng bản” của nhạc tài tử nam bộ

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

MỞ ĐẦU

Nghệ thuật biểu diễn các loại hình âm nhạc cổ truyền ñược ñặt trong bối

cảnh phát triển về lịch sử cũng như về ñịa văn hoá (quá trình di dân về phương

Nam) của dân tộc Việt Nam. Sự kế thừa truyền thống văn hoá – âm nhạc nơi quê

cha ñất tổ ở phương Bắc kết hợp với truyền thống văn hoá – âm nhạc của các cư

dân bản ñịa ở phương Nam ñã sáng tạo nên những thể loại âm nhạc mới, trong ñó

có nhạc Tài tử Nam bộ. Là sự kế thừa và phát triển từ các loại hình âm nhạc phía

Bắc nên nhạc Tài tử Nam bộ gần gũi với “Ca Trù” miền Bắc và “Ca Huế” miền

Trung nhưng ñầy tính sáng tạo và ngẫu hứng. Không gian diễn xướng của nhạc

Tài tử Nam bộ có những ñiểm tương ñồng và khác biệt với những thể loại âm

nhạc thính phòng truyền thống khác. Thể loại âm nhạc thính phòng, dù là trong

âm nhạc cổ ñiển châu Âu hay trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam ñều ñược biểu

diễn trong một không gian hẹp, với số lượng người nghe không ñông. Trong

những buổi trăng thanh gió mát, các nhạc sĩ chỉ gồm dăm ba người ngồi lại với

nhau, hòa ñàn với nhau, chia sẻ cho nhau những tình cảm của những người nông

dân miệt vườn Nam bộ hay của những gia ñình giàu sang, phú quý. Địa bàn biểu

diễn âm nhạc Tài tử Nam bộ trải rộng suốt từ miền Tây qua miền Đông Nam bộ

và chạy dài ñến ñất mũi Cà Mau. Trong quá trình hình thành nghệ thuật biểu diễn

âm nhạc Tài tử Nam bộ ñã xuất hiện những nghệ nhân, nghệ sĩ có tiếng tăm và

ñược ghi danh trong lịch sử âm nhạc dân tộc. Những nghệ nhân, nghệ sĩ ấy là

những người chơi ñàn ñiêu luyện, có kỹ thuật diễn tấu cao và nắm bắt ñược

những phong cách trong biểu diễn nhạc Tài tử Nam bộ, họ ñến với nhau, ñàn ca,

thưởng thức với nhau như những người tri âm, tri kỷ và ñể cùng nhau sáng tạo

nên những giai ñiệu rất ñỗi bình dị nhưng mang ñầy tính phóng khoáng, sáng tạo,

ñặc trưng của một thể loại âm nhạc ñặc thù phương Nam: Nhạc Tài tử Nam bộ.

Nhạc Tài tử Nam bộ là thể loại âm nhạc ñược thể hiện dưới hình thức

“Trình diễn” nhưng các bài bản khi ñược trình tấu luôn ñược thể hiện một cách

2

rất ngẫu hứng. Ngoài những thêm thắt khi ñộc tấu hay hòa tấu là chuyện ñương

nhiên, trong hòa tấu nhạc Tài tử Nam bộ còn có những lối “Quăng – Bắt”, khi

cùng lên tiếng ñàn, lúc nhường nhau “Khi lặn – Khi mọc”,… sôi nổi và hào

hứng. Đặc trưng trong thể loại âm nhạc này là: tính diễn xướng với những sáng

tạo tại chỗ; tính chuyên nghiệp trong trình tấu và cảm thụ; tính dị bản, tính ngẫu

hứng trong diễn tấu trên khung sườn bài bản nghiêm ngặt với những “Lớp”,

“Câu”, “Nhịp”… chặt chẽ, cân phương; tính mô hình trong bài bản;...

• LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Lịch sử hình thành và phát triển nhạc Tài tử Nam bộ tuy chỉ khoảng hơn

một trăm năm tuổi nhưng ñối với người Nam Bộ, thể loại âm nhạc này ñược xem

là “Cổ truyền”. Nhạc Tài tử Nam bộ ñã góp phần làm cho âm nhạc truyền thống

ñược tiếp nối và phát triển trên ñất Nam bộ, mặt khác góp phần bảo tồn, kế thừa

và phát huy âm nhạc truyền thống, âm nhạc dân tộc Việt Nam.

Là sự kế thừa truyền thống âm nhạc của cha ông nhưng ñồng thời thể hiện

sự sáng tạo của người Nam Bộ, nhạc Tài tử Nam bộ mang ñậm tính cách, văn hóa

Nam Bộ, thể hiện ñầy ñủ những ñặc ñiểm âm nhạc của vùng ñất (về thang âm,

ñiệu, hơi, cấu trúc hình thức,…).

So với các thể loại âm nhạc cổ truyền khác của Việt Nam, có thể nói nhạc

Tài tử Nam bộ là một trong những thể loại âm nhạc ñược phổ biến, lưu truyền,

ghi chép, nghiên cứu… nhiều nhất so với các thể loại khác ở Nam Bộ. Trong

những năm gần ñây, nhiều cuộc Liên hoan ñờn ca Tài tử thường xuyên ñược tổ

chức ở nhiều nơi từ Thành phố Hồ Chí Minh ñến Cà Mau, từ cấp huyện, quận

ñến tỉnh, thành và ở các ñơn vị truyền thông,… ñã góp phần phát triển thể loại

âm nhạc này. Mặt khác, những nghiên cứu về nhạc Tài tử Nam bộ cũng rất ñược

quan tâm, tuy nhiên, hầu hết những nghiên cứu ấy thường tập trung vào những

vấn ñề thang âm, ñiệu thức, chưa thấy những nghiên cứu về cấu trúc và âm ñiệu

trong các “Lòng bản” của âm nhạc Tài tử Nam bộ.

3

Vấn ñề cấu trúc và âm ñiệu ñược các nhà Âm nhạc học trên thế giới rất

quan tâm nhưng nhạc cổ truyền Việt Nam nói chung, chưa ñược quan tâm ñể có

thể hệ thống, ghi chép về lý thuyết một cách ñầy ñủ, nhạc Tài tử Nam bộ cũng

không nằm ngoài tình trạng này.

Nghiên cứu về cấu trúc và âm ñiệu trong các “Lòng bản” của các tác phẩm

nhạc Tài tử Nam bộ, ngoài việc góp phần vào những nghiên cứu mang tính lịch

sử âm nhạc còn mong muốn hệ thống hóa những vấn ñề về Lý thuyết âm nhạc mà

khi ñề cập ñến vấn ñề về giai ñiệu cần phải bàn ñến như “Lòng bản”, nhịp ñiệu,

hình thức cấu tạo,…

Ngoài ra, nghiên cứu về cấu trúc và âm ñiệu trong các “Lòng bản” của các

tác phẩm âm nhạc Tài tử Nam bộ là mong muốn tiếp cận ở một góc ñộ khác của

âm nhạc, phát hiện ñược quy luật vận hành, sáng tạo giai ñiệu của người Nam Bộ

thông qua những tác phẩm âm nhạc Tài Tử và ñể có thể kế thừa trong công việc

sáng tác sau này.

• LỊCH SỬ ĐỀ TÀI

Đề tài “Cấu trúc và âm ñiệu trong các “Lòng bản” của nhạc Tài Tử Nam

Bộ” nằm trong khuôn khổ của những vấn ñề về “Cấu trúc và âm ñiệu các tác

phẩm âm nhạc cổ truyền Việt Nam”, là ñề tài ñã ñược quan tâm của các nhà

nghiên cứu:

- MỊCH QUANG trong tác phẩm “Khơi nguồn mỹ học dân tộc” (Nxb Chính Trị

Quốc Gia, Hà Nội - 2004) cho rằng lối sáng tác, cấu trúc giai ñiệu của âm nhạc

cổ truyền là theo lối “cấu trúc mở”, ñã hệ thống lối phát triển giai ñiệu của các tác

phẩm âm nhạc cổ truyền là theo lối “xếp ngói”v.v... Nhưng ông không ñặt vấn ñề

về cấu trúc và âm ñiệu trong các “Lòng bản” của các tác phẩm nhạc cổ truyền

theo cách của người làm âm nhạc mà từ góc nhìn của Mỹ học.

- HOÀNG KIỀU với bài viết: “Thử tìm hiểu ñịnh luật nhạc cổ truyền của người

Việt vùng châu thổ sông Hồng” (Tạp chí NCNT số 1 tháng12/1983), hoặc tác

4

phẩm “Thanh ñiệu tiếng Việt và Âm Nhạc Cổ Truyền” (Viện Âm Nhạc - 2001)

ñều có sơ lược về cấu trúc giai ñiệu của dân ca người Việt ở vùng Châu thổ Sông

Hồng. Nhưng ông chưa ñặt nhiệm vụ nghiên cứu về cấu trúc và âm ñiệu của tác

phẩm âm nhạc dân tộc nói chung và nhạc Tài Tử Nam Bộ nói riêng.

- TRẦN THẾ BẢO trong Luận án Phó Tiến Sĩ “Lòng bản - Yếu tố mô hình

trong âm nhạc truyền thống Việt Nam” (Nhạc Viện Tp. Hồ Chí Minh - 1993) ñã

ñặt vấn ñề về cấu trúc của giai ñiệu các tác phẩm âm nhạc Tài tử Nam bộ nhưng

ông dừng lại ở kết luận: “Yếu tố mô hình” ñối với âm nhạc truyền thống Việt

Nam, không bàn ñến vấn ñề cấu trúc và âm ñiệu.

Trong một số bài viết, NGUYỄN THỊ MỸ LIÊM ñã có những bước khảo

sát, hệ thống các lối sáng tạo giai ñiệu các tác phẩm âm nhạc Tài tử Nam bộ (“Kế

thừa và sáng tạo trong hệ thống bài bản Tài Tử Nam Bộ”, tạp chí Thông Báo

khoa học, số 6, Tháng 1-6/2002, Viện Âm Nhạc –Hà Nội, trang 19 - 38) nhưng

hầu hết các bài viết nêu trên chưa bàn ñến những ñặc ñiểm về cấu trúc và âm ñiệu

trong các tác phẩm của nhạc Tài tử Nam bộ.

Như ñã trình bày ở trên, rất cần sự tìm hiểu về cấu trúc và âm ñiệu trong

các “Lòng bản” của nhạc Tài tử Nam bộ, giới thiệu những vấn ñề mang tính ñặc

trưng như một nghiên cứu về Lý thuyết âm nhạc cổ truyền. Ngoài những ñóng

góp về Lý thuyết âm nhạc Việt Nam, nghiên cứu về cấu trúc và âm ñiệu trong các

“Lòng bản” còn cho thấy những ñóng góp, vị trí của nhạc Tài tử Nam bộ trong

nền âm nhạc truyền thống Việt Nam; góp phần làm rõ những ñặc trưng sáng tạo

của âm nhạc Nam bộ; giữ gìn bản sắc, bảo tồn ñược một vốn quý văn hoá dân

tộc.

• MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Luận án có tên là: “Cấu trúc và âm ñiệu trong các “Lòng bản” của nhạc Tài

tử Nam bộ” nhằm những mục tiêu nghiên cứu sau:

5

- Nghiên cứu hệ thống các tác phẩm nhạc Tài tử Nam bộ với mối quan hệ

mang tính kế thừa các thể loại nhạc truyền thống khác như: nhạc Lễ Nam bộ,

nhạc Dân gian Nam bộ, nhạc Lễ Cung ñình, Ca nhạc Huế,… ñể có một cách nhìn

khách quan về xuất thân cũng như quá trình phát triển (về mặt bài bản) của nhạc

Tài tử Nam bộ.

- Trong khuôn khổ nhất ñịnh, nghiên cứu sẽ cố gắng làm rõ những kiểu cấu

trúc bài bản, tiết tấu, những kiểu tiến hành giai ñiệu, những motif ñiển hình của

giai ñiệu, hình thức cấu tạo giai ñiệu, nhịp ñộ, nét nhấn nhá, rung, mổ,… ñể làm

rõ những ñặc ñiểm mang tính quy luật, tạo nên cấu trúc và âm ñiệu ñặc trưng của

các tác phẩm, ñồng thời cũng là ñặc ñiểm phong cách của mỗi thể ñiệu và của thể

loại nhạc Tài tử Nam bộ.

- Nghiên cứu muốn nêu tầm quan trọng, vị trí của cấu trúc và âm ñiệu

trong việc tạo nên phong cách các thể ñiệu cũng như phong cách thể loại nhạc

Tài tử Nam bộ. Hơn nữa, những yếu tố về ñặc ñiểm thể hiện ở cấu trúc và âm

ñiệu sẽ góp phần cho việc xây dựng hệ thống Lý thuyết nền âm nhạc truyền

thống Nam bộ nói riêng, âm nhạc truyền thống Việt Nam nói chung. Nghiên cứu

về cấu trúc và âm ñiệu trong các “Lòng bản” của nhạc Tài tử Nam bộ sẽ tạo khả

năng kế thừa, phát huy những yếu tố âm nhạc truyền thống trong những sáng tác

âm nhạc tương lai. Nghiên cứu thử ñưa ra một vài kiến nghị về vấn ñề gìn giữ,

bảo tồn và phát huy vốn nhạc cổ truyền trong ñiều kiện hiện nay.

• ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Hiện nay, số lượng bài bản ñược nhạc giới Tài tử Nam bộ sử dụng lên ñến

hàng trăm nhưng trong ñó, có rất nhiều bài bản ñược thu nhập từ nhiều thể loại

âm nhạc khác, thậm chí từ những bài hát của cộng ñồng người Hoa ở Nam Bộ,

nhạc mới (ca khúc mới), dân ca,…Để tránh những ngộ nhận có thể dẫn ñến sai

lệch về những vấn ñề mang tính lý thuyết, nghiên cứu sẽ chỉ giới hạn khảo sát

trong “20 bản Tổ”.

6

Ngoài ra, do chưa thống nhất trong cách ghi và dù chỉ là lòng bản, nhưng

nhiều nhóm Tài Tử khác nhau vẫn có những bản ghi khác nhau về số nhịp, ñộ dài

của Câu nhạc, của Lớp (ñoạn nhạc), bài bản… nên nghiên cứu sẽ sử dụng những

bản ghi ñang ñược sử dụng trong chương trình giảng dạy của Nhạc Viện Tp. Hồ

Chí Minh. Đây là những bản do những bậc Thầy ký âm lại và ñược nhiều người

trong giới nhạc Tài tử công nhận.

• PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tuy sử dụng một số phương pháp phân tích, hệ thống của ngành Âm nhạc

học ñể nghiên cứu nhưng nhạc Tài tử Nam bộ là thể loại âm nhạc cổ truyền,

những yếu tố, ñiều kiện hình thành, lưu truyền, phát triển của nhạc Tài tử Nam bộ

cũng không thoát khỏi những ảnh hưởng của ñặc ñiểm văn hóa Nam bộ nên

ngoài Âm nhạc học, nghiên cứu cũng ñược thực hiện dưới quan ñiểm của ngành

Dân tộc Âm nhạc học (Ethnomusicologie). Cụ thể là nghiên cứu âm nhạc trong

nền văn hóa mang tính ñặc thù, trong hoàn cảnh ñịa lý nhân văn, bối cảnh lịch sử

hình thành,… vùng ñất Nam bộ.

Hơn nữa, hiện nay vấn ñề lý thuyết âm nhạc Việt Nam vẫn còn nhiều tranh

luận, dù có nhiều nghiên cứu nhưng nhạc Tài tử Nam bộ cũng vẫn còn nhiều nội

dung chưa ñược thống nhất, do ñó, nghiên cứu này và những kiến nghị nêu ra

phải dựa trên quan ñiểm nghiên cứu Âm nhạc học. Như vậy, những quy chuẩn

của nền âm nhạc bác học Châu Âu, những khái niệm thuật ngữ, quan niệm về lý

thuyết âm nhạc,… phải ñược hiểu dưới góc ñộ của một nghiên cứu Âm nhạc học.

Những khái niệm thang âm, ñiệu thức, tiết tấu, phân loại nhạc cụ, những

thuật ngữ chuyên ngành trong nhạc giới, trong dân gian,… ñã ñược nhiều Giáo

sư, nhà nghiên cứu công bố hoặc ñã ñược trình bày trong các hội thảo, hội nghị

âm nhạc trong và ngoài nước,… ñược sử dụng ñể phân tích, lý giải. Những phần

này chỉ trích dẫn, xin ñược miễn phân tích.

7

Nghiên cứu ñưa ra một số quan niệm về thang âm ñiệu thức, về lối ký âm

theo năm dòng kẻ có kèm những ký hiệu ñặc biệt nhằm ñưa người ñọc ñến gần

nhất những quan niệm âm nhạc truyền thống, âm nhạc dân gian Nam bộ. Trong

ñó, những khái niệm rung, mổ, những danh từ âm nhạc của nhạc giới Nam bộ,…

ñược giới thiệu, giải thích ở phần phụ chú sẽ ñược sử dụng nhằm tạo ñiều kiện

tiếp cận nội dung chính của nghiên cứu này.

• ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Mặc dù là một nghiên cứu về học thuật âm nhạc, mang tính lý thuyết,

chúng tôi cho rằng ñiều kiện tiên quyết cho sự thành công trong nghiên cứu âm

nhạc vẫn phải ñặt nền âm nhạc ñó trong nền văn hoá, lịch sử, nhân văn cụ thể tại

chỗ. Nền âm nhạc ñó phải ñược nghiên cứu từ thực tế sáng tạo, biểu diễn, trong

ñiều kiện và nhu cầu xã hội cụ thể.

Việc xác lập những yếu tố mang tính học thuật âm nhạc về cấu trúc và âm

ñiệu trong các “Lòng bản” của nhạc Tài tử Nam bộ sẽ dẫn ñến hướng tiếp cận

mới về âm nhạc truyền thống Nam bộ. Ngoài việc góp phần xây dựng nền Lý

thuyết âm nhạc cổ truyền, nghiên cứu sẽ góp phần gợi ý cho những sáng tạo mới

mang những yếu tố dân tộc hoặc có một ñịnh hướng mới về kỹ thuật, hình thức

tác phẩm cho những sáng tác ngày nay nhằm ñóng góp phần nào cho công tác

giảng dạy, học tập, sáng tác.

• BỐ CỤC LUẬN ÁN

Ngoài phần mở ñầu (07 trang), phần Kết luận (04 trang), Phụ lục (115

trang), nội dung luận án gồm 3 chương:

Chương I: Những yếu tố cấu thành nhạc Tài tử Nam bộ

Chương II: Cấu trúc bài bản nhạc Tài tử Nam bộ

Chương III: Âm ñiệu trong “Lòng bản” của nhạc Tài tử Nam bộ (20 bản Tổ)

8

Chương I

NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH

NHẠC TÀI TỬ NAM BỘ

1.1 Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của nhạc Tài tử Nam bộ

1.1.1 Đặc ñiểm ñịa lý, nhân văn và lịch sử Nam bộ

Tất cả các nền âm nhạc ñều ñược hình thành từ nền văn hóa dân tộc, hay

nói cách khác, mỗi dân tộc ñều có một nền văn hóa và từ nền văn hóa ñó ñã sản

sinh ra một nền âm nhạc truyền thống cho dân tộc mình. Nền văn hóa ñó luôn

hình thành song song với sự hình thành của vùng ñất, của con người nơi ñó. Nam

bộ, một vùng ñất mới, ñương nhiên sẽ ñược thừa hưởng những thành tựu văn hóa

của dân tộc ñể hình thành nên văn hóa Nam bộ, ñể rồi nền văn hóa ấy ñã sản sinh

ra một loại hình âm nhạc ñặc trưng: nhạc Tài tử Nam bộ.

Lịch sử hình thành ñất Nam bộ là quá trình di dân vào Nam khai hoang lập

nghiệp của những người từ vùng ñất Quảng Bình trở vào, ñược nhà Nguyễn lúc

bấy giờ chiêu mộ. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí có chép: “Năm Mậu Dần

(1698), ñời vua Hiến Tông, sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Kinh lấy xứ Lộc giả (tức

Đồng Nai) ñặt làm huyện Phúc Long, ñặt dinh Trấn Biên (…) chiêu mộ dân sơ

tán từ Quảng Bình trở vào cho ñến ở, chia ñặt thôn ấp…”. Đến khoảng năm

1759, cuộc di dân về phương Nam của ông cha ta có thể cho rằng ñã hoàn tất.

Những người di dân ñầu tiên ấy xuất thân từ nhiều thành phần khác nhau trong xã

hội. Đó là những người nông dân nghèo khổ, những người lính ñào ngũ, những tù

nhân hay những thầy ñồ nghèo,… Nhìn chung, họ là những người thuộc tầng lớp

tận cùng của xã hội, từ vùng Ngũ Quảng vào1

.

1 Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường (1990), Văn hoá và cư dân ñồng bằng sông Cửu

Long, NXB Khoa học xã hội, tr. 30.

9

Cuộc hành trình về trời Nam là bước ñường ñầy gian nan, thử thách ñối

với những người di dân từ phương Bắc. Ngoài hành trang thiêng liêng là tinh

thần của nền văn minh bốn ngàn năm dân tộc, những người tiên phong ñi vào

Nam còn mang theo một hành trang văn hóa âm nhạc thắm ñượm tình quê

hương, ñất nước. Đó là những câu hò, ñiệu lý của ông cha, những ñiệu Nam, ñiệu

Bắc của quê nhà. Đối diện với họ là rừng thiêng nước ñộc, mênh mông sông rạch,

tiếp xúc với họ là những tộc người từ nhiều ñịa phương khác tới như người

Chăm, người Khmer và cả người Hoa,... những người mang nhiều tôn giáo, tín

ngưỡng khác nhau, nhiều trình ñộ xã hội khác nhau,... Song, tất cả những sự ña

dạng và khác biệt ñó ñều ñã ñược liên kết lại với nhau dựa trên nền tảng văn hoá

Lạc Việt phong phú, hài hòa, kết hợp lịch sử bốn ngàn năm nước Việt.

Đất Nam bộ ñã sản sinh con người Nam bộ. Trong một cội nguồn chung,

một phẩm chất chung của dân tộc Việt, trên vùng ñất mênh mông sông nước,

người Nam bộ ñã tạo ñược cho mình một tính cách riêng: “cởi mở, chân thực,

bộc trực, dễ tính, hào hiệp, mến khách, năng ñộng và dám làm ăn lớn1

...”. Hầu

hết các tầng lớp cư dân Nam Bộ ñều thích văn nghệ, ñàn ca: “phàm có cầu ñảo

hay việc vui, ñều bầy trò diễn Tuồng…”, còn người buôn bán thì “Hai bên chủ

khách tính toán hóa ñơn, thanh toán rồi cùng nhau ñờn ca vui chơi2…”.

Về sinh hoạt văn hóa, âm nhạc ñối với người dân Nam bộ thời bấy giờ

cũng rất ña dạng, phong phú, thể hiện trong việc người dân ñã sáng tạo rất nhiều

loại hình văn hóa, thể loại âm nhạc khác nhau. Một mặt, kế thừa di sản văn hóa

âm nhạc truyền thống của cha ông, mặt khác, họ sáng tạo nên một ñời sống âm

nhạc riêng. Đó không chỉ là những làn ñiệu dân ca, mà còn là những ñiệu ñàn, lời

1 Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường (1990), Văn hoá và cư dân ñồng bằng sông Cửu

Long, NXB Khoa học xã hội, tr. 13 và 30.

2 Trịnh Hoài Đức (1972), Gia Định thành thông chí, bản dịch của Nguyễn Tạo, tập hạ, Nha Văn hóa

Phủ QVK ñặc trách văn hóa xuất bản, tr. 86.

10

ca của nhiều thể loại âm nhạc khác, sân khấu khác như: Nhạc Lễ, nhạc Tài Tử,

Cải Lương, Hát Bội,...

1.1.2 Nhạc Tài Tử Nam Bộ – Lịch sử hình thành và phát triển

Vùng ñất Nam bộ ñã hình thành nên tính cách và phong cách riêng của

người Nam bộ, một ngôn ngữ ñặc thù, một ñời sống văn hóa và âm nhạc riêng

biệt. Những làn ñiệu dân ca bình dị, ngọt ngào, những ñiệu ñàn, lời ca thấm ñậm

chất triết lý Đông Phương nhưng trữ tình, và trên hết là nghệ thuật ca nhạc Tài tử,

một nghệ thuật của những người chân lấm tay bùn nhưng tri thức và dồi dào tình

yêu ñất nước. Đó là sự kết tinh từ di sản văn hoá, di sản âm nhạc truyền thống

của cha ông ñể lại cùng với sự sáng tạo tài tình, mang ñậm chất của người Nam

bộ.

Trong bối cảnh thời bấy giờ, kẻ thù ñang gieo rắc ñau thương trên ñất

nước, người dân Nam bộ ñã tìm ñến nghệ thuật và ca nhạc truyền thống ñể giải

bày tâm tư, tình cảm của mình và khích lệ lòng yêu nước của người dân, họ dùng

nghệ thuật ñờn ca Tài tử như một vũ khí chống ngoại xâm.

Luận về sự hình thành nhạc Tài tử Nam bộ, nhạc sĩ Đắc Nhẫn nêu: “…có

phong trào ñờn ca ñược quần chúng yêu thích dần dần phát triển trong toàn Nam

Bộ và trở thành phong trào ca Tài Tử” và “... phong cách tài tử mang tính thính

phòng, người ta thường gọi là lối chơi tri âm tri kỷ (...) cách ñàn tao nhã, tiếng

ñàn ñi vào chiều sâu của tình cảm1

... ”

Cùng bàn về vấn ñề trên, nhạc sĩ Phạm Duy nêu: “Trong khi ở miền Bắc,

Hát Ả Đào ñã thoát khỏi hình thức Hát Cửa Quyền, trở thành thú chơi tao nhã

của nho sĩ, thì ở Thuận Hóa (Huế), kinh ñô của nhà Nguyễn, các hoàng thân và

quan chức trong triều cũng sáng lập ra một loại ca nhạc thính phòng mà về sau

gọi là Ca Huế.

1 Đắc Nhẫn (1989), Tìm hiểu âm nhạc Cải lương, NXB TP. HCM, tr. 85.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!