Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam
PREMIUM
Số trang
119
Kích thước
4.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1905

Cấu trúc một công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

––––––––––––––––––

NÔNG THỊ HỒNG NHUNG

CẤU TRÚC MỘT CÔNG TRÌNH BÁCH KHOA

VỀ VĂN HÓA CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

––––––––––––––––––

NÔNG THỊ HỒNG NHUNG

CẤU TRÚC MỘT CÔNG TRÌNH BÁCH KHOA

VỀ VĂN HÓA CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Mã số: 60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TẠ VĂN THÔNG

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu i http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu

trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc

ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nông Thị Hồng Nhung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ii http://www.lrc-tnu.edu.vn/

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thầy Tạ Văn Thông, ngƣời đã hƣớng dẫn tôi

viết luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô đã giảng dạy, phòng Sau đại học, Trung tâm

Học liệu Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập

và nghiên cứu.

Xin cảm ơn nhà văn - nhà nghiên cứu Hoàng Triều Ân (tác giả cuốn “Từ điển văn

hóa cổ truyền dân tộc Tày" sống tại thị trấn Hòa An, thành phố Cao Bằng), ngƣời đã

cung cấp nhiều tri thức và tƣ liệu quý có liên quan đến luận văn.

Sau cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân, đồng nghiệp và các học viên Cao

học Ngôn ngữ K20 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn.

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 8 năm 2014

Tác giả luận văn

Nông Thị Hồng Nhung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...............................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................ii

MỤC LỤC ........................................................................................................................iii

PHỤ LỤC .........................................................................................................................vi

DANH MỤC CÁC BẢNG ...............................................................................................iv

MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................1

2. Lịch sử nghiên cứu.........................................................................................................2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................6

4. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................................7

5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................8

6. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................................8

7. Đóng góp của luận văn ..................................................................................................9

8. Bố cục của luận văn .......................................................................................................9

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN

LUẬN VĂN ....................................................................................................................11

1.1. Lý thuyết về Từ điển học và Công trình bách khoa học...........................................11

1.1.1. Từ điển...................................................................................................................11

1.1.1.1. Định nghĩa...........................................................................................................11

1.1.1.2. Phân loại từ điển .................................................................................................12

1.1.2. Các công trình bách khoa ......................................................................................15

1.1.2.1. Khái niệm “công trình bách khoa” (“bách khoa toàn thƣ”) ...............................15

1.1.2.2. Phân loại công trình bách khoa...........................................................................17

1.1.3. Cấu trúc vĩ mô và vi mô trong một công trình bách khoa .....................................18

1.1.3.1. Cấu trúc vĩ mô (cấu trúc bảng đầu mục).............................................................18

1.1.3.2. Cấu trúc vi mô.....................................................................................................21

1.2. Lý thuyết về văn hóa học..........................................................................................23

1.2.1. Khái niệm về văn hóa - văn hóa cổ truyền ............................................................23

1.2.2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.................................................................25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.2.2.1. Ngôn ngữ là thành tố của văn hóa ......................................................................25

1.2.2.2. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá ....................................................................25

1.2.2.3. Các lớp từ ngữ văn hóa trong ngôn ngữ .............................................................26

1.3. Tiểu kết .....................................................................................................................27

Chƣơng 2: CẤU TRÚC CỦA MỘT SỐ CÔNG TRÌNH BÁCH KHOA VỀ

VĂN HÓA CỔ TRUYỀN Ở VIỆT NAM ....................................................................28

2.1. Cấu trúc trong cuốn Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày của Triều Ân,

Hoàng Quyết, Hoàng Đức Toàn ......................................................................................28

2.1.1. Cấu trúc vĩ mô........................................................................................................28

2.1.1.1. Kết cấu chung của công trình .............................................................................28

2.1.1.2. Các loại mục trong cấu trúc vĩ mô......................................................................29

2.1.1.3. Cơ sở thiết lập và đặc điểm các đơn vị mục .......................................................31

2.1.1.4. Cách sắp xếp các mục trong từ điển ...................................................................32

2.1.2. Cấu trúc vi mô........................................................................................................33

2.1.2.1. Các tri thức trong kết cấu vi mô của mỗi loại mục.............................................33

2.1.2.2. Hình thức thể hiện các loại tri thức trong kết cấu vi mô trong mục ...................40

2.1.2.3. Cách thức tổ chức các yếu tố trong cấu trúc vi mô ............................................41

2.2. Cấu trúc cuốn Từ điển văn hóa phong tục, cổ truyền Việt Nam của Nguyễn Nhƣ

Ý và Chu Nhƣ ..................................................................................................................44

2.2.1. Cấu trúc vĩ mô........................................................................................................44

2.2.1.1. Kết cấu chung của công trình .............................................................................44

2.2.1.2. Các loại mục trong cấu trúc vĩ mô......................................................................44

2.2.1.3. Cơ sở thiết lập và đặc điểm các mục ..................................................................47

2.2.1.4. Cách thức sắp xếp các mục trong từ điển ...........................................................48

2.2.2. Cấu trúc vi mô........................................................................................................48

2.2.2.1. Các tri thức trong kết cấu vi mô của mỗi loại mục.............................................48

2.2.2.2. Hình thức thể hiện các loại tri thức trong cấu trúc vi mô của mục.....................61

2.2.2.3. Cách thức tổ chức các yếu tố trong cấu trúc vi mô ............................................61

2.3. Tiểu kết .....................................................................................................................64

Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT CẤU TRÚC CỦA MỘT CÔNG TRÌNH BÁCH KHOA VỀ

VĂN HÓA CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ..................................................66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1. Bƣớc đầu đánh giá các công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền ở Việt Nam ............66

3.1.1. Về cuốn Từ điển văn hóa cổ truyền dân tộc Tày của Triền Ân, Hoàng Quyết,

Hoàng Đức Toàn..............................................................................................................66

3.1.2. Về cuốn Từ điển văn hóa, phong tục cổ truyền Việt Nam của Nguyễn Nhƣ Ý,

Chu Huy...........................................................................................................................69

3.2. Khái quát về văn hóa các dân tộc Việt Nam.............................................................72

3.2.1. Một số đặc trƣng cơ bản của văn hóa cổ truyền của các dân tộc Việt Nam..........72

3.2.2. Các vùng văn hóa Việt Nam..................................................................................73

3.2.2.1. Vùng văn hóa Tây Bắc .......................................................................................73

3.2.2.2. Vùng văn hóa Việt Bắc.......................................................................................74

3.2.2.3. Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ ..........................................................................74

3.2.2.4. Vùng văn hóa Trung Bộ .....................................................................................75

3.2.2.5. Vùng văn hóa Tây Nguyên .................................................................................75

3.2.2.6. Vùng văn hóa Nam Bộ .......................................................................................75

3.2.3. Các thành tố cơ bản của văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam........................76

3.2.3.1. Ngôn ngữ ............................................................................................................76

3.2.3.2. Tôn giáo ..............................................................................................................77

3.2.3.3. Tín ngƣỡng..........................................................................................................77

3.2.3.4. Lễ hội ..................................................................................................................78

3.2.3.5. Phong tục tập quán..............................................................................................78

3.2.3.6. Nghề thủ công.....................................................................................................79

3.2.3.7. Các loại hình nghệ thuật truyền thống................................................................79

3.2.3.8. Ẩm thực ..............................................................................................................79

3.2.3.9. Công trình kiến trúc ............................................................................................80

3.2.3.10. Trang phục ........................................................................................................80

3.2.3.11. Văn học .............................................................................................................80

3.3. Đề xuất cấu trúc của công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc

Việt Nam..........................................................................................................................81

3.3.1. Nguyên tắc biên soạn, các loại công trình bách khoa văn hóa cổ truyền, kết

cấu công trình...................................................................................................................81

3.3.1.1. Nguyên tắc ..........................................................................................................81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3.1.2. Các loại công trình bách khoa văn hóa cổ truyền của các dân tộc thiểu số........82

3.3.1.3. Kết cấu công trình...............................................................................................82

3.3.2. Đặc tính của mục trong công trình bách khoa văn hóa cổ truyền của các dân

tộc thiểu số .......................................................................................................................83

3.3.3. Cấu trúc vĩ mô........................................................................................................83

3.3.3.1. Cơ sở để thiết lập bảng đầu mục.........................................................................83

3.3.3.2. Bảng phân loại mục trong công trình bách khoa văn hóa cổ truyền của các

dân tộc thiểu số ................................................................................................................84

3.3.4. Cấu trúc vi mô........................................................................................................85

3.3.4.1. Các yếu tố trong một mục...................................................................................85

3.3.4.2. Đề cƣơng chính của một số loại mục .................................................................85

3.4. Tiểu kết .....................................................................................................................92

KẾT LUẬN.....................................................................................................................93

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................96

PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các loại mục trong cấu trúc vĩ mô ..................................................................29

Bảng 2.2. Sự có mặt của các yếu tố trong cấu trúc vi mô của mỗi mục..........................40

Bảng 2.3. Quy tắc chính tả, hình thức thể hiện các yếu tố trong cấu trúc vi mô của

mỗi mục..........................................................................................................41

Bảng 2.4. Các loại mục trong cấu trúc vĩ mô ..................................................................44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Hiện nay, các công trình tra cứu mang tính bách khoa ngày càng nhiều,

đƣợc mở rộng về kích cỡ, đƣợc hoàn thiện về nội dung tri thức. Điều này xuất phát từ

vai trò và khả năng phục vụ đắc lực cho nhu cầu hiểu biết, đào tạo nâng cao vốn tri

thức của đông đảo mọi tầng lớp nhân dân. Nhƣng điều đáng lƣu tâm là hiện nay ở

Việt Nam, các công trình tra cứu mang tính bách khoa về văn hóa nói chung và đặc

biệt là về văn hóa cổ truyền của các dân tộc còn rất ít ỏi. Các công trình này (nếu có)

lại thƣờng chƣa phản ánh đƣợc bức tranh muôn màu đặc sắc, bề dày truyền thống văn

hóa của các dân tộc.

1.2. Việc biên soạn các công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền càng cấp

thiết và có ý nghĩa hơn trong thời kì hội nhập kinh tế thế giới và xu hƣớng toàn cầu

hóa, khi nhu cầu giới thiệu và quảng bá về hình ảnh của đất nƣớc Việt Nam trong mắt

bạn bè thế giới, trong đó có những nét đặc sắc trong văn hóa cổ truyền của các dân

tộc, đã trở thành một yêu cầu quan trọng. Đặc biệt trong giao đoạn giao lƣu và tiếp

biến văn hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, nhu cầu nâng cao tri thức về văn hóa các

cộng đồng trong quốc gia của mình, để hiểu biết về chính mình, để tự hào và ý thức

bảo tồn, phát triển những nét bản sắc riêng càng trở nên cấp thiết.

Hiện nay ở Việt Nam, do những nguyên nhân khác nhau nhiều dân tộc (đặc

biệt là các dân tộc thiểu số) đang để mai một dần vốn văn hóa truyền thống của dân

tộc mình. Đó là điều rất đáng lƣu tâm và cần đƣợc điều chỉnh. Để giải quyết vấn đề

này, ngoài việc nâng cao bản lĩnh của con ngƣời Việt Nam trƣớc cánh cửa hội nhập,

cần phải tôn vinh văn hóa cổ truyền của các dân tộc, phải nghiên cứu, sƣu tầm và

biên soạn các công trình bách khoa về văn hóa cổ truyền. Có thể xem đây là một yêu

cầu đặt ra cho các nhà khoa học: cấp thiết biên soạn các công trình tra cứu mang tính

bách khoa về văn hóa cổ truyền các dân tộc ở Việt Nam.

1.3. Bản thân tác giả là ngƣời con của một dân tộc thiểu số, sinh ra và đƣợc

nuôi dƣỡng trong cái nôi văn hóa Tày. Trong quá trình sinh sống, gắn bó trên mảnh

đất quê hƣơng Cao Bằng đa dân tộc, tác giả luôn thƣờng trực một ý nguyện bảo tồn

và quảng bá những viên ngọc văn hóa cổ truyền của các dân tộc nơi đây. Ngoài ra, lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là một giáo viên vùng cao hàng ngày đƣợc tiếp xúc với các em học sinh dân tộc thiểu

số, tác giả cũng hi vọng sẽ góp phần giúp cho học sinh và giáo viên là ngƣời dân tộc

Tày và thuộc những dân tộc khác ở những vùng ngƣời Tày sinh sống có cơ sở hiểu rõ

hơn về văn hóa dân tộc Tày và dân tộc mình.

Xuất phát từ những lí do trên, đề tài“Cấu trúc một bách khoa về văn hóa cổ

truyền các dân tộc ở Việt Nam” đã đƣợc lựa chọn để thực hiện trong luận văn này.

2. Lịch sử nghiên cứu

2.1. Lịch sử nghiên cứu lí luận về từ điển học và các công trình bách khoa ở Việt Nam

Để biên soạn thành công các công trình tra cứu bách khoa thì việc nghiên cứu

những vấn đề lí luận có ý nghĩa quan trọng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá

trị đặt nền móng cơ sở khoa học cho việc biên soạn các công trình bách khoa. Có thể

kể ra những nghiên cứu lí luận về Từ điển học và các công trình bách khoa của các

tác giả tiêu biểu nhƣ Hoàng Phê, Nguyễn Ngọc Trâm, Chu Thị Bích Thu, Hà Học

Trạc, Vũ Quang Hào, Nguyễn Kim Thản... Ở đây chỉ xin nhắc đến một vài công trình

tiêu biểu:

Ở Việt Nam, từ những năm 1968- 1969, đã bắt đầu triển khai có hệ thống việc

tìm hiểu lí luận từ điển học, trong điều kiện rất thiếu tài liệu tham khảo và những bài

học kinh nghiệm trong công tác từ điển học của các nƣớc, cũng nhƣ kinh nghiệm của

nƣớc ta. Có thể kể đến một loạt bài viết trình bày về lí thuyết từ điển học nói chung

cũng nhƣ một số công việc “bếp núc” cụ thể của từ điển học, bắt đầu từ bài viết của

Hoàng Phê“Về việc biên soạn một cuốn từ điển tiếng Việt mới” in trên tạp chí Ngôn

ngữ số 2/ 1969. Sau khi kiểm kê lại những từ điển tiếng Việt hiện có, ông chỉ ra

nguyên nhân những hạn chế ở những cuốn từ điển đó. Sau đó, tác giả thảo luận về

vấn đề quan điểm mới và phƣơng pháp mới trong công việc biên soạn từ điển. Đồng

thời trong bài báo này tác giả đã đề cập đến vấn đề các phƣơng châm biên soạn, theo

ông cần quán triệt và chú ý trƣớc tiên trong toàn bộ việc biên soạn là tính khoa học

và tính tƣ tƣởng và tính tiện dùng. Cũng trong tập chí Ngôn ngữ số 2 này, Bùi Khắc

Việt có bài viết giới thiệu“Một vài kinh nghiệm biên soạn từ điển ngôn ngữ ở các

nƣớc xã hội chủ nghĩa”.

Thứ đến trên tạo chí Ngôn ngữ số 3/1977, tác giả Đặng Chấn Liêu giới thiệu

“kinh nghiệm làm từ điển hai thứ tiếng”. Thứ nhất đó là kinh nghiệm về xác định đối

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!