Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cập nhật thông tin khoa học kỹ thuật đổi mới sản xuất nâng cao sức cạnh tranh trong doanh nghiệp pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
75
Kích thước
358.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1718

Cập nhật thông tin khoa học kỹ thuật đổi mới sản xuất nâng cao sức cạnh tranh trong doanh nghiệp pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

LờI NóI ĐầU

Sự Tồn tại và phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự phát

triển của nền sản xuất xã hội. Nền sản xuất của xã hội phát triển phản

ánh trình độ phát triển của xã hội hay nói cách khác nó nói lên diện

mạo và sức mạnh của xã hội đó.

Cùng với sự phát triển của xã hội, nền sản xuất ngày càng phát triển,

những sản phẩm được sản xuất ngày càng phong phú, đa dạng nhằm

thoả mãn tốt hơn nhu cầu của đời sống. Để quản lý tốt quá trình kinh

doanh trong điều kiện nền sản xuất xã hội ngày càng phát triển, đòi

hỏi con người cần nhận biết đầy đủ thông tin về hoạt động kinh tế,

hiện tượng xã hội, quá trình kĩ thuật, hoạt động tài chính, nắm bắt đầy

đủ và kịp thời hơn thông tin về nhu cầu ngày càng tăng, để từ đó ra

các quyết định đúng đắn thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển.

Trước tình hình đó, hoạt động Marketing ra đời. Đối với nước ta thì

đây là một lĩnh vực hoạt động còn rất mới mẻ và có tuổi đời trẻ hơn

rất nhiều so với các nước phát triển. Marketing vừa mang tính nghệ

thuật vừa mang tính khoa học. Nó là một công cụ phục vụ cho công tác

nghiên cứu thị trường, nhằm hiểu biết sâu hơn về tình hình thị trường,

về khách hàng và về đối thủ cạnh tranh. Do vậ y, nó góp phần mang lại

hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường luôn tồn tại những mặt tích cực và mặt

hạn chế. Một trong những ưu điểm của nền kinh tế thị trường là qu y

luật đào thải. Chính mặt tích cực này đã làm cho nền sản xuất luôn

luôn vận động theo chiều hướng đi lên. Sự cạnh tranh không chỉ diễn

ra giữa các doanh nghiệp trong nước mà ngay cả giữa các doanh

nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Doanh nghiệp

nào muốn tồn tại và phát triển thì yếu tố tiên quyết là phải có phương

án kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế, tức là đảm bảo bù đắp chi phí

và mang lại lợi nhuận. Nhưng làm sao để xây dựng và thực hiện được

phương án sản xuất kinh doanh thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

khác nhau như: nguồn nhân lực, thị trường… doanh nghiệp phải

thường xuyên đổi mới cả về chiến lược và nội dung kinh doanh, ngoài

ra còn phải đổi mới cả chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện chiến lược

kinh doanh đó, có như vậy mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng

và tăng dần sức cạnh tranh của sản phẩm mà mình kinh doanh trên thị

trường.

Nhận thức được vấn đề đó, trong thời gian thực tập tại công ty

TNHH Cát Lâm(doanh nghiệp kinh doanh máy phát điện), được sự

hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo trong khoa Marketing mà trực tiếp

là cô giáo Nguyễn Thị Tâm, cùng với sự giúp đỡ của tập thể cán bộ

nhân viên trong công ty nơi em thực tập, em đã lựa chọn đi sâu vào

nghiên cứu đề tài:

“Các giải pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu

thầu lắp đặt máy phát điện của công ty trách nhiệm hữu hạn Cát Lâm”.

Với kết cấu bài viết gồm ba chương:

Chương một: Lý luận chung về đấu thầu lắp đặt và ứng dụng

Marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thần của các

doanh nghiệp.

Chương hai: Thực trạng về hoạt động đấu thầu của công ty TNHH Cát

Lâm.

Chương ba: Những biện pháp Marketing nâng cao khả năng cạnh tranh

trong đấu thầu của công ty.

CHƯƠNG MộT

Lý luận chung về đấu thầu lắp đặt và ứng dụng marketing nhằm nâng

cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp.

I. Lý luận chung về đấu thầu lắp đặt.

1. Đấu thầu và đấu thầu lắp đặt:

1.1 Giới thiệu khái quát về đấu thầu:

Ngày nay, đấu thầu đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng

và không thể thiếu được đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, nó góp

phần đáng kể trong việc giúp làm tăng tính sôi động, làm lành mạnh

hoá hoạt động kinh doanh và đem lại sự tăng trưởng cho nền kinh tế.

Qua đấu thầu ta có thể khai thác triệt để lợi thế so sánh của mỗi doanh

nghiệp. Nhờ tính hữu ích của nó mà hầu hết các nước trên thế giới đã

và đang tích cực áp dụng vào hoạt động kinh tế. ở Việt Nam cũng vậy,

quy chế đấu thầu được ban hành kèm theo nghị định số 43/cp ngày 16

tháng 7 năm 1996 của Chính Phủ nhằm thống nhất quản lý hoạt động

đấu thầu trong cả nước, bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, công bằng

và có tính cạnh tranh trong đấu thầu, để thực hiện các dự án đầu tư

trên lanh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, thuật

ngữ “Đấu thầu” được hiểu như sau:

“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu

của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu”.

Đấu thầu bao gồm các loại sau:

- Đấu thầu dự án hoặc từng phần dự án đầu tư

- Đấu thầu tuyển chọn tư vấn

- Đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị

- Đấu thầu thi công xây lắp

Đấu thầu dự án hoặc từng phần dự án đầu tư được áp dụng đối với

những dự án không cần chia thành các gói thầu, dự án thực hiện theo

phương thức xây dựng chuyển giao(BT), dự án thực hiện theo phương

thức xây dựng vận hành chuyển giao(BOT). Trong đấu thầu, hồ sơ mời

thầu và các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu phải bao gồm đủ các nội

dung về đấu thầu tuyển chọn tư vấn, vật tư, thiết bị, xây lắp, vận hành

và chuyển giao (nếu có). Đấu thầu dự án thực hiện theo chỉ dẫn được

quy định trong một văn bản riêng do bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì

soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Đấu thầu tuyển chọn tư vấn bao gồm tư vấn chuẩn bị đầu tư, tư vấn

thực hiện đầu tư và các tư vấn khác. Với loại hình này, đòi hỏi nhà tư

vấn đầu tư và xây dựng phải có chứng chỉ xác định trình độ chuyên

môn phù hợp với yêu cầu của dự án. Phải chịu trách nhiệm trước chủ

đầu tư và pháp luật về tính đúng đắn, chính xác, khách quan về chuyên

môn và hoàn thành công việc theo đúng tiến độ của hợp đồng.

Đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị cũng có quy trình gần giống với

các loại hình đấu thầu khác. Tuy nhiên, với loại hình này hồ sơ dự

thầu sơ tuyển chỉ áp dụng đối với những thiết bị có công nghệ phức

tạp, nếu có thì chỉ nêu các yêu cầu chính để lựa chọn nhanh các nhà

thầu có đủ điều kiện tiếp tục tham gia đấu thầu. Bên mời thầu phải có

trách nhiệm hướng dẫn để các nhà thầu hiểu rõ các yêu cầu của bên

mình, các thủ tục sẽ được áp dụng trong quá trình đấu thầu. Những nội

dung chủ yếu gồm: mô tả tóm tắt dự án, nguồn vốn thực hiện dự án,

năng lực, kinh nghiệm và địa vị pháp lý của nhà thầu, các chứng chỉ,

những thông tin liên quan đến nhà thầu trong thời gian từ 5 đến 10

năm trước thời điểm dự thầu, tổ chức thăm hiện trường(nếu có) và giải

đáp các câu hỏi của nhà thầu.

Đấu thầu thi công xây lắp là một phương thức đấu thầu được áp dụng

rộng rãi với hầu hết các dự án xây dựng cơ bản. Đối với các dự án

thuộc nhóm A (theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng) Thủ tướng

Chính phủ giao cho Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực

thuộc trung ương và thủ trưởng cơ quan thuộc thẩm quyền thực hiện

công tác xét duyệt hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu,

phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, kiểm tra, theo dõi chỉ đạo bên

mời thầu thực hiện đúng quy chế đấu thầu.

1.2 Khái niệm đấu thầu lắp đặt:

Đây là một hình thức đấu thầu thuộc đấu thầu mua sắm vật tư thiết

bị, bởi lẽ hoạt động lắp đặt chỉ được tiến hành khi đã hoàn tất công

việc mua sắm. Hình thức đấu thầu này được áp dụng rất rộng rãi, đặc

biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi mà ngày càng có nhiều

đơn vị kinh doanh có khả năng đáp ứng nhu cầu của cùng một khách

hàng, điều này đồng nghĩa với việc khách hàng luôn có quyền chủ

động trong lựa chọn nhà thầu có khả năng nhất, phù hợp với những

yêu cầu của mình, nhằm đảm bảo tính kinh tế của dự án. Tuy nhiên,

đứng ở các góc độ khác nhau sẽ có các cách nhìn khác nhau về loại

hình này.

- Về phía chủ đầu tư với cương vị như một người đi mua hàng thì

đấu thầu là một cách thức tập hợp tất cả các nhà thầu (người bán) có

khả năng, để từ đó lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất. Đồng thời

buộc nhà thầu phải có trách nhiệm hơn đối với sản phẩm của mình, cả

trước và sau khi hoàn tất công việc đấu thầu(mua bán).

- Về phía các nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức cạnh tranh lành

mạnh trong kinh doanh, mà thông qua đó nhà thầu có được cơ hội để

thể hiện được những ưu thế của mình với chủ đầu tư. Từ đó, bán được

sản phẩm và tăng dần uy tín của mình trên thị trường.

- Đứng dưới góc độ quản lý nhà nước: Đấu thầu là một hình thức hợp

tác bảo đảm tính pháp lý cao, nó gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ

của mỗi bên khi tham gia hợp đồng đấu thầu. Tạo điều kiện cho cơ

quan nhà nước trong quản lý các hoạt động buôn bán.

Như vậy, đấu thầu cũng giống như việc mua bán. ở đây người bán là

các nhà thầu còn người mua là các chủ đầu tư, họ thực hiện giao dịch

“mua – bán ” này ngoài việc phải tuân theo một quy định chung của

nhà nước, còn phải tuân theo các thoả thuận chung của hai bên. Khi

tham gia và giao dịch này, mỗi bên đều cố gắng tìm kiếm những mục

đích của riêng họ, Với chủ đầu tư thì họ mong sao sẽ có được những

thiết bị có công nghệ hiện đại, có chất lượng tốt để thoả m•n nhu cầu

thực tại mà chỉ mất một lượng chi phí tối thiểu. Còn với nhà thầu, họ

mong sao sẽ thu được nhiều lợi nhuận nhất từ dự án đồng thời tạo điều

kiện để đạt được các mục

tiêu Marketing tiếp theo.

Ta có thể khái quát nội dung chung của đấu thầu lắp đặt bằng sơ đồ

sau:

Sơ đồ1: Khái quát nội dung đấu thầu lắp đặt

Như vậy thực chất của đấu thầu lắp đặt chính là một vụ “mua- bán”

đặc biệt giữa nhà thầu (bên bán) và bên mời thầu (bên mua).

2. Nguyên tắc cơ bản được quy định trong tham gia đấu thầu lắp đặt:

Cũng như bất cứ một phương thức kinh doanh nào, phương thức kinh

doanh theo hình thức đấu thầu đòi hỏi cũng phải có những quy tắc

chung cần phải tuân thủ. Những nguyên tắc này, chi phối đồng thời cả

hai bên (chủ đầu tư và nhà thầu). Nó bao gồm:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!