Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
MAI THỊ TUYẾT HẠNH
CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG
CỦA VỢ, CHỒNG THEO PHÁP LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
MAI THỊ TUYẾT HẠNH
CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG
CỦA VỢ, CHỒNG THEO PHÁP LUẬT
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ & TỐ TỤNG DÂN SỰ
Mã số: 60.38.01.03
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Ngọc Điện
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan danh dự Luận văn này là kết quả của quá trình tổng hợp và
nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS. TS. Nguyễn Ngọc Điện. Các bản án, số liệu nêu trong luận văn là trung thực,
chính xác.
Tác giả luận văn
Mai Thị Tuyết Hạnh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 LHNGĐ 1959
2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 LHNGĐ 1986
3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 LHNGĐ 2000
4 Bộ luật Dân sự năm 2005 BLDS 2005
5 Bộ luật Dân sự Pháp BLDS Pháp
6 Bộ luật Dân sự Nhật Bản BLDS Nhật Bản
7
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày
03/01/2001 của Chính
Nghị định 70/2001/NĐ-CP
8
Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000
của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân
và gia đình
Nghị quyết 35/2000/QH10
9
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23
tháng 12 năm 2000 của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng
một số quy định của Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000
Nghị quyết 02/2000/NQHĐTP
10
Nghị quyết số 01/1988/NQ-HĐTP ngày 20
tháng 1 năm 1988 của Hội đồng thẩm phán về
hướng dẫn một số quy định của Luật Hôn nhân
và gia đình năm 1986
Nghị quyết 01/1988/NQHĐTP
11 Hôn nhân và gia đình HNGĐ
12 Nhà xuất bản NXB
MỤC LỤC
Mục lục Trang
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ,
CHỒNG THEO PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM.....5
1.1. Khái niệm về tài sản, tài sản riêng của vợ, chồng .....................................5
1.1.1. Tài sản ..........................................................................................................5
1.1.2. Chế độ tài sản của vợ chồng ........................................................................7
1.1.3. Tài sản riêng của vợ, chồng ........................................................................ 8
1.2. Khái quát về căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng ........................9
1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng............10
1.2.2. Phân biệt căn cứ xác định quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng trong
Luật HNGĐ 2000 và căn cứ xác định quyền sở hữu tài sản trong BLDS 2005..12
1.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về căn cứ xác định tài sản riêng của
vợ, chồng từ Tháng Tám 1945 đến nay ...........................................................19
1.3.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về căn cứ xác định tài sản riêng của
vợ, chồng từ Tháng Tám 1945 đến trước ngày 3.1.1960 ....................................19
1.3.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về căn cứ xác định tài sản riêng của
vợ, chồng từ ngày 3.1.1960 đến trước ngày 3.1.1987 ........................................20
1.3.3. Quy định của pháp luật Việt Nam về căn cứ xác định tài sản riêng của
vợ, chồng từ ngày 3.1.1987 đến trước ngày 1.1.2001.........................................21
1.3.4. Quy định của pháp luật Việt Nam về căn cứ xác định tài sản riêng của
vợ, chồng từ ngày 1.1.2001 đến nay....................................................................22
1.4. Quy định của pháp luật một số nƣớc trên thế giới về căn cứ xác định tài
sản riêng của vợ, chồng.....................................................................................23
1.4.1. Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng theo BLDS Pháp................24
1.4.2. Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng theo BLDS Nhật Bản .........26
CHƢƠNG 2. CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG
THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
HIỆN HÀNH......................................................................................................29
2.1. Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng dựa vào thời điểm tạo lập
tài sản..................................................................................................................30
2.1.1. Xác định thời kỳ hôn nhân.........................................................................30
2.1.2. Xác lập quyền sở hữu tài sản gắn liền với thời kỳ hôn nhân ....................31
2.2. Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng dựa vào nguồn gốc tài sản
............................................................................................................................. 34
2.2.1. Tài sản do được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân ...35
2.2.2. Tài sản có được do chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân................36
2.3. Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng dựa vào tính chất phục vụ
của tài sản...........................................................................................................41
2.4. Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng dựa vào việc đăng ký tại
cơ quan có thẩm quyền .....................................................................................44
CHƢƠNG 3. BẤT CẬP, VƢỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG
............................................................................................................................. 47
3.1. Một số bất cập, vƣớng mắc về căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng
trong Luật HNGĐ 2000 ....................................................................................47
3.1.1. Về xác định thời điểm tạo lập tài sản .......................................................48
3.1.2. Về xác định nguồn gốc tài sản...................................................................51
3.1.3. Về xác định tính chất phục vụ của tài sản.................................................56
3.1.4. Về đăng ký quyền sở hữu tài sản...............................................................58
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật.................................................................65
3.2.1. Kiến nghị bổ sung quy định mới................................................................65
3.2.2. Sửa đổi hoàn thiện pháp luật .....................................................................70
KẾT LUẬN ........................................................................................................79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là nền tảng vững chắc của xã hội, gia đình tốt thì xã hội tốt, xã
hội tốt tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện. Khi cuộc sống gia đình
ấm no, hạnh phúc, xã hội sẽ ngày càng phát triển và văn minh. Thế nhưng, để
xây dựng và duy trì được một gia đình ấm no, hạnh phúc là một việc rất khó
khăn. Bởi vì, ngoài sự ổn định về mặt tình cảm gia đình thì vấn đề tài sản là yếu
tố có tác động không nhỏ trong việc duy trì hạnh phúc gia đình.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập với
kinh tế thế giới, gia đình ngày càng phát huy hơn nữa chức năng kinh tế của
mình, thông qua việc tích cực tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh
phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của cá nhân và gia đình. Đồng thời, còn góp phần
làm giàu cho xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, khi cuộc
sống gia đình được đảm bảo về mặt vật chất, thì nhu cầu tiêu dùng và quyền sở
hữu cá nhân của mỗi thành viên được đặt ra. Đó cũng là nguyên nhân làm cho
quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng ngày càng trở nên phức tạp. Vấn đề tài sản
chung, tài sản riêng cần được quy định một cách cụ thể hơn trong pháp luật và
thi hành pháp luật.
Thực tiễn xét xử liên quan đến việc xác định tài sản chung, tài sản riêng
của vợ, chồng ngày càng phổ biến với quy mô và tính chất phức tạp. Rất nhiều
vụ án phải giải quyết qua nhiều cấp xét xử với nhiều thủ tục tố tụng. Đó là
nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ việc quyền lợi của công dân không được bảo
đảm, tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng ngày càng gay gắt. Trong các nguyên
nhân dẫn đến tình trạng trên, chủ yếu do pháp luật chưa quy định hoặc có quy
định nhưng chưa đầy đủ, cụ thể về vấn đề này, vì vậy đòi hỏi cần phải có sửa
đổi, bổ sung cho phù hợp.
Việc nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về chế độ
tài sản của vợ chồng trong đó có căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng là
cần thiết, đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng ta thực hiện chiến
lược cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền. Đó cũng là lý do tác
2
giả chọn đề tài: “Căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng theo pháp luật
hôn nhân và gia đình Việt Nam” để làm đề tài luận văn Cao học Luật của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề tài sản riêng của vợ, chồng là một trong những nội dung quan
trọng của chế độ tài sản của vợ chồng. Đây là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm và tiếp cận ở các góc độ khác nhau. Các công trình bao gồm:
- Lê Vĩnh Châu (2001), Chế độ tài sản của vợ chồng trong pháp luật Việt
Nam hiện hành, Luận văn Thạc sĩ Luật, Trường Đại học Luật TPHCM;
- Nguyễn Thị Mến (2006), Nguyên tắc xác định tài sản chung, tài sản
riêng của vợ chồng trong các vụ án ly hôn, Khóa luận Cử nhân Luật, Trường Đại
học Luật TPHCM;
- Nguyễn Hữu Lê Anh (2012), Chế độ tài sản của vợ chồng: Thực trạng
và giải pháp hoàn thiện, Khóa luận Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật
TPHCM;
- Nguyễn Tiến Phát (2012), Tài sản riêng của vợ, chồng: Chế độ pháp lý
và thực tiễn giải quyết tranh chấp, Khóa luận Cử nhân Luật, Trường Đại học
Luật TPHCM;
- Nguyễn Hồng Hải (1998), “Vấn đề thừa nhận chế độ tài sản ước định
trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (6), tr. 10-12;
- Ngô Thị Hường (2008), “Đăng ký quyền sở hữu tài sản và việc xác định
tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng”, Tạp chí Luật học, (10), tr. 22-28;
- Nguyễn Văn Cừ (2003), “Thời kỳ hôn nhân, căn cứ xác lập tài sản chung
của vợ chồng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (11), tr. 14-17;
- Đoàn Thị Phương Diệp (2008), “Nguyên tắc suy đoán tài sản chung
trong luật Hôn nhân gia đình Việt Nam và luật Dân sự Pháp”, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, (18), tr. 47-49;
- Bùi Minh Hồng (2009), “Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng
trong pháp luật Cộng hòa Pháp và pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (11),
tr. 18-25 … và các công trình khác;
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập về chế độ tài sản của vợ chồng
dựa trên nền tảng luật thực định và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện. Đây là