Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Căn cứ liên khu ủy ban quán sự khu v (1959- 1969)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN KHẮC ĐIỆP
CĂN CỨ LIÊN KHU ỦY - BAN QUÂN SỰ KHU V
(1959-1969)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 822.90.13
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
LỊCH SỬ VIỆT NAM
Đà Nẵng - Năm 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGÔ VĂN HÀ
Phản biện 1:
PSG.TS. LƯU TRANG
Phản biện 2:
PGS.TS. TRƯƠNG CÔNG HUỲNH KỲ
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ Lịch sử Việt Nam họp tại Đại học Sư phạm
vào ngày 04 tháng 8 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
- Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư Phạm- ĐHĐN
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Căn cứ địa cách mạng, chiến khu cách mạng là vùng được chọn
để làm bàn đạp xây dựng và phát triển phong trào cách mạng rộng ra
các vùng khác. Căn cứ địa cách mạng phải có khả năng tạo được những
cơ sở chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội và địa lí thuận lợi cho đấu tranh
cách mạng và chiến tranh cách mạng. Xây dựng căn cứ địa cách mạng
phải bắt đầu từ xây dựng cơ sở chính trị, cơ sở vũ trang, xây dựng chính
quyền cách mạng, trên cơ sở đó, từng bước xây dựng kinh tế và xã hội
đáp ứng nhu cầu phát triển của cách mạng.
Nắm vững học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn
đề căn cứ địa cách mạng, chiến khu cách mạng, hậu phương của chiến
tranh cách mạng, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ, Đảng ta đã chủ động lãnh đạo xây dựng căn cứ địa cách
mạng, coi đó là một bộ phận quan trọng trong đường lối chiến tranh
nhân dân.
Trong các cuộc khởi nghĩa, chiến tranh hay vận động cách mạng,
vấn đề căn cứ địa - hậu phương trở thành vấn đề mang tính quy luật,
đồng thời là nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của cuộc chiến
tranh, khởi nghĩa hay các cuộc cách mạng. Tiến trình lịch sử thế giới và
lịch sử dân tộc Việt Nam đã khẳng định điều này. Kế thừa truyền thống
đánh giặc giữ nước của dân tộc, trên cơ sở quán triệt và vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác – Lênin về khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng vào
nước ta, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh và
Đảng Cộng sản Việt Nam hết sức chú trọng vấn đề xây dựng căn cứ
địa, đây là một trong những nhân tố tạo nên thắng lợi của cách mạng
Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi một phần là nhờ
có căn cứ địa Bắc Sơn – Vũ Nhai, căn cứ địa Cao Bằng, khu giải phóng
Việt Bắc và hàng chục chiến khu trong cả nước. Bước vào cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương
Đảng chọn và xây dựng căn cứ địa Việt Bắc trở thành trung tâm đầu
não của cuộc kháng chiến. Nhiều vùng tự do, căn cứ địa – hậu phương
2
đã được xây dựng trên khắp cả nước: Thanh – Nghệ – Tĩnh, Nam –
Ngãi – Bình – Phú, Đồng Tháp Mười, U Minh, Chiến khu Đ… Đây là
một nhân tố hết sức quan trọng đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954). Từ năm 1954 đến 1975, để
chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ – một nước đế
quốc mạnh nhất thế giới từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay,
Đảng ta đã tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng để giải phóng miền
Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Để hoàn thành nhiệm vụ cách
mạng to lớn này, ngoài việc xây dựng miền Bắc thành hậu phương
vững mạnh, thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, Đảng ta còn chủ
trương xây dựng và phát triển hệ thống căn cứ địa trên các địa bàn
chiến lược ở miền Nam như Trị Thiên, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ,
Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ… Do tác động của mục
tiêu và nhiệm vụ cách mạng đặt ra, cũng như các điều kiện tự nhiên,
kinh tế, chính trị, xã hội ở khu vực, vùng miền mà ở miền Nam thời
chống Mỹ có nhiều loại hình căn cứ địa với các quy mô khác nhau. Mặt
khác, các căn cứ địa cách mạng ở miền Nam thời chống Mỹ có những
điểm giống nhau nhưng cũng có nhiều nét riêng do điều kiện lịch sử địa
phương quy định. Song, tất cả các căn cứ địa đã góp phần tạo ra tiềm
lực to lớn để quân và dân miền Nam đánh thắng các chiến lược chiến
tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Với vai trò và vị trí to lớn trên đây,
vấn đề căn cứ địa trở thành một bộ phận hữu cơ của cuộc chiến tranh
cách mạng ở miền Nam thời chống Mỹ. Đây là một đối tượng lịch sử
cần được nghiên cứu để làm sáng tỏ vai trò và vị trí của một phương
thức chiến tranh cách mạng, góp phần làm sáng tỏ đầy đủ về lịch sử của
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại do dân tộc ta tiến hành.
Vấn đề căn cứ địa thời chống Mỹ không chỉ cần và phải được khôi
phục, đánh giá một cách khách quan với những biểu hiện của nó, mà
còn phải làm rõ những điểm nổi bật có tính vùng miền của các căn cứ
địa trên các địa bàn chiến lược ở miền Nam. Để góp phần thực hiện
mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu trên, vấn đề nghiên cứu căn cứ Liên
khu ủy - Ban quân sự Khu V cũng đặt ra hết sức cần thiết. Đây là địa
3
bàn chiến lược hết sức quan trọng, là cửa ngõ từ Biển Đông vào miền
Trung và Tây Nguyên; là bàn đạp để tỏa đi các hướng chiến lược và các
chiến trường khác, đồng thời cũng là điểm đầu tiếp nhận sự chi viện từ
miền Bắc vào bằng đường bộ và đường biển. Vì vậy, đây cũng là địa
bàn giao tranh ác liệt giữa ta và địch.
Tại đây, nhiều căn cứ địa cách mạng đã được xây dựng như: Khu
Sông Đà (Đà Nẵng), Nước Oa, Nước Là, Sơn – Cẩm – Hà, Tiên Sơn …
Các căn cứ địa cách mạng đã hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của
mình, góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước tại địa bàn cũng như trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ
nói chung của cả dân tộc. Tuy nhiên, cho đến nay, vì nhiều lý do khác
nhau, vấn đề căn cứ Liên khu ủy - Ban quân sự khu V giai đoạn 1954-
1975 mới chỉ được đề cập một cách khái lược trong các công trình
nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường
khu V cũng như trong các công trình tổng kết lịch sử truyền thống địa
phương.
Quảng Nam là vùng đất có truyền thống yêu nước, trung dũng,
kiên cường trong đấu tranh cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước, Quảng Nam là một trong những cái nôi của phong trào
đấu tranh giành độc lập và là vùng chiến trường vô cùng ác liệt. Cùng
với các khu di tích Phước Trà (Hiệp Đức), địa đạo Kì Anh (Tam Kì),
Giếng Nhà Nhì (Điện Bàn) và các cứ điểm Tam Nghĩa ( Núi Thành),
Cấm Dơi (Quế Sơn), Thượng Đức (Đại Lộc), khu di tích lịch sử Nước
Oa được xem là một trong những chứng tích ghi dấu một thời oanh liệt
và hào hùng trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của quân và dân đất
Quảng.
Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề căn cứ Liên khu ủy - Ban quân
sự Khu V giai đoạn 1959-1975 sẽ mang lại nhiều ý nghĩa khoa học và
thực tiễn. Về ý nghĩa khoa học, luận văn làm rõ quá trình hình thành,
phát triển, vai trò, đặc điểm của căn cứ trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước. Qua đó, bổ sung một số tư liệu làm rõ vai trò lãnh đạo
của các cấp ủy Đảng đối với vấn đề căn cứ địa; sự linh hoạt, sáng tạo
trong hoạt động tổ chức, xây dựng căn cứ địa cách mạng ở các vùng
4
miền. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ đường lối chiến
tranh nhân dân của Đảng và chiến lược xây dựng căn cứ địa đã được
vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước ở Trung Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu của luận án còn góp
phần bổ sung kiến thức nghiên cứu về lịch sử cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước nói chung, đặc biệt là đối với Trung Trung Bộ nói riêng.
Về ý nghĩa thực tiễn, từ những cứ liệu nghiên cứu để bước đầu rút ra
những bài học kinh nghiệm là một yêu cầu cần thiết nhằm phục vụ việc
thực hiện nhiệm vụ xây dựng thế trận an ninh – quốc phòng trên địa
bàn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng sẽ góp phần vào
việc giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các tầng lớp
nhân dân, là cơ sở để trùng tu và bảo tồn các di tích căn cứ địa kháng
chiến thời chống Mỹ. Đây còn là nguồn tài liệu quý báu để nghiên cứu
và dạy học về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở các bậc
học.
Từ những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên đây, tôi chọn vấn đề
Căn cứ Liên khu ủy - Ban quân sự Khu V giai đoạn 1959-1968 làm đề
tài luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến nội dung luận án đã có một số công trình trong
nước phản ánh, đề cập với nhiều cấp độ và từ nhiều cách tiếp cận khác
nhau. Trong đó, tập trung lại có thể khái quát vào các nhóm như sau:
2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về căn cứ địa cách mạng
nói chung
2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về căn cứ địa cách mạng
ở miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ
2.3. Nhóm các công trình trực tiếp phản ánh hoạt động xây
dựng và bảo vệ căn cứ địa cách mạng ở Trung Trung Bộ
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu, phục dựng một cách căn bản và tương đối đầy đủ về
Căn cứ Liên khu ủy - Ban quân sự Khu V nhằm phục vụ công tác
nghiên cứu, giảng dạy, giáo dục truyền thống và bổ sung tư liệu về cuộc
5
kháng chiến chống đế quốc Mỹ của quân và dân Quảng Nam. Luận văn
góp phần cung cấp những luận cứ cho việc xây dựng thế trận quốc
phòng - an ninh ở địa bàn trong tình hình mới.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết một số
nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu một cách toàn diện sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng
Nam; sự chủ động, sáng tạo của các cấp ủy Đảng trong lãnh đạo, chỉ
đạo, tổ chức xây dựng Căn cứ Liên Khu ủy - Ban quân sự khu V giai
đoạn 1959-1968.
- Làm rõ quá trình xây dựng, hoạt động của Căn cứ Liên Khu ủy
Ban quân sự khu V; đồng thời tái hiện đầy đủ cuộc đấu tranh anh dũng
của quân, dân Quảng Nam trong những năm kháng chiến chống đế
quốc Mỹ.
- Phân tích những yếu tố tác động đến quá trình xây dựng, bảo vệ
và phát huy vai trò Căn cứ Liên Khu ủy - Ban quân sự khu V trong
cuộc kháng chiến chống chống đế quốc Mỹ (1959-1968).
- Rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ Quảng
Nam trong tổ chức, xây dựng và chiến đấu của Căn cứ Liên Khu ủyBan quân sự khu V trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1959-
1968); vận dụng vào thực tiễn hiện nay về xây dựng khu vực phòng
thủ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân,
thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quá trình xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò của căn cứ Liên
khu ủy - Ban quân sự Khu V trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Từ năm 1959 đến năm 1968.
Về không gian: Tập trung ở địa bàn của các huyện Bắc Trà My,
Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu những yếu tố tác động đến
6
quá trình ra đời, xây dựng, bảo vệ và phát huy vai trò căn cứ địa (điều
kiện địa lý tự nhiên, dân cư, tình hình kinh tế, xã hội, truyền thống lịch
sử; tình hình xây dựng chiến khu trong cuộc kháng chiến chống đế
quốc Mỹ); những âm mưu; thủ đoạn đánh phá chiến khu của đế quốc
Mỹ; chủ trương của Đảng về xây dựng chiến khu, căn cứ kháng chiến
trong mỗi giai đoạn cách mạng; hoạt động xây dựng chiến khu về các
mặt: Chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; các cuộc chiến đấu
bảo vệ chiến khu, căn cứ; đặc điểm, vai trò và một số bài học đúc rút từ
quá trình xây dựng và bảo vệ chiến khu, căn cứ cách mạng trong kháng
chiến chống đế quốc Mỹ trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 1959
– 1968.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn làm rõ quá trình hình thành, phát triển, vai trò, vị trí,
đặc điểm của Căn cứ Liên khu ủy - Ban quân sự Khu V trong kháng
chiến chống đế quốc Mỹ. Qua đó, bổ sung một số tư liệu làm rõ vai trò
lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với vấn đề căn cứ địa; sự linh hoạt,
sáng tạo trong hoạt động tổ chức, xây dựng căn cứ địa cách mạng ở các
vùng miền. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ đường lối
chiến tranh nhân dân của Đảng và chiến lược xây dựng căn cứ địa đã
được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn cuộc kháng chiến chống
đế quốc Mỹ ở Quảng Nam.
Kết quả của luận văn còn góp phần bổ sung kiến thức nghiên cứu
về lịch sử kháng chiến chống đế quốc Mỹ của Đảng bộ và nhân dân
Quảng Nam, giai đoạn 1954-1975.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần vào việc giáo dục
truyền thống yêu nước và cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, là cơ
sở để bảo tồn, trùng tu, tôn tạo các di tích cách mạng về căn cứ địa
kháng chiến thời đế quốc Mỹ. Đây còn là nguồn tài liệu quý để nghiên
cứu và dạy học về lịch sử kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược ở
các bậc dạy học.
Những bài học và kinh nghiệm về lãnh đạo xây dựng chiến khu
7
trên địa bàn Quảng Nam thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, trong
đó có kinh nghiệm về phát huy sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân
dân, xây dựng thế trận lòng dân có ý nghĩa hết sức to lớn trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Vấn đề này
đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực,
trong đó có vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông đang có những
diễn biến phức tạp, khó lường; các thế lực thù địch đang gia tăng hoạt
động chống phá nhiều mặt, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”,
“tự diễn biến” kết hợp với bạo loạn lật đổ.
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lịch sử hình thành, phát triển cùng những đóng góp của Căn cứ
Liên khu ủy - Ban quân sự Khu V ở Quảng Nam trong kháng chiến
chống đế quốc Mỹ (giai đoạn 1954 - 1975) từ lâu đã thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chính quyền địa phương các cấp. Tuy
nhiên cho đến nay, vấn đề chiến khu cách mạng ở Quảng Nam mới chỉ
được đề cập một cách khái lược trong các công trình nghiên cứu về
cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ ở Quảng Nam cũng như trong các
công trình tổng kết lịch sử truyền thống địa phương; gồm: Lịch sử
Đảng bộ Quảng Nam, Lịch sử Đảng bộ huyện Trà My, huyện Bắc Trà
My, Huyện Nam Trà My trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm
lược (1945 – 1975 ); các bài báo, hồi ký của các đồng chí lão thành
cách mạng đã từng sống, chiến đấu và tham gia xây dựng các chiến
khu. Do vậy, việc tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu Căn cứ Liên khu ủy -
Ban quân sự Khu V ở Quảng Nam trong kháng chiến chống đế quốc
Mỹ (1954-1975) mang lại nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp
phần làm sáng tỏ thêm đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn
diện trong kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam nói
chung và nhân dân Quảng Nam nói riêng.
Trà My là địa bàn cư trú và sinh sống lâu đời của các dân tộc anh
em, gồm Xê Đăng, Cadong, Cor, Bhnong, Kinh... Trong quá trình hình
thành và phát triển đồng bào các dân tộc Trà My luôn gắn bó và thể
hiện tình yêu thiên nhiên, núi rừng, một lòng thủy chung, son sắc với
cách mạng, sẵn sàng xả thân để bảo vệ cán bộ. Đặc biệt, sau khi Đảng
8
Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng bào các
dân tộc Trà My đoàn kết một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, kiên cường
đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của bọn thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược.
Với ví trí chiến lược quan trọng, tình yêu thiên nhiên, núi rừng và
truyền thống đoàn kết trong đấu tranh chống áp bức, bất công, nên
trong 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhất là từ năm 1959
đến năm 1973, cơ quan Liên Khu ủy, Khu uỷ và Bộ Tư lệnh Quân khu
V nhiều lần chọn Trà My làm nơi đứng chân. Đặc biệt, sau Nghị quyết
15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II), để đáp ứng nhiệm
vụ cách mạng theo yêu cầu, nhiệm vụ mới, cuối năm 1959 đến đầu năm
1965, cơ quan Liên Khu ủy V chuyển từ Bến Hiên, Bến Giằng (nay
thuộc các huyện Đông Giang, Nam Giang và Tây Giang) về đứng chân
tại Nước Là (mật khu Đỗ Xá), phía tây huyện Trà My, bên dòng sông
Tranh, nay thuộc xã Trà Mai, huyện Nam Trà My.
Trong thời gian cơ quan Liên Khu ủy V đứng chân từ 1959-1965,
Nước Là đã ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Là nơi Liên Khu
ủy triển khai thực hiện Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng, chuyển
hướng cuộc kháng chiến của nhân dân Liên khu V sang giai đoạn mới -
giai đoạn đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. Là nơi tiếp
nhận cán bộ chi viện từ miền Bắc vào để chi viện cho chiến trường
miền Nam. Là nơi thành lập Bộ Tư lệnh Quân khu V và các cơ quan
tham mưu, chính trị, hậu cần của Quân khu. Đặc biệt, tại căn cứ Nước
Là, Liên Khu ủy, Khu ủy V đã lãnh đạo quân và dân đánh bại các cuộc
hành quân của Mỹ, ngụy, bảo vệ an toàn cơ quan đầu não của Khu ủy
và Bộ Tư lệnh Quân khu.
7. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
7.1. Nguồn tư liệu
- Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và Quân đội nhân
dân Việt Nam.
- Các tài liệu lưu trữ ở Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh
ủy Quảng Nam.
- Các công trình nghiên cứu về lịch sử kháng chiến chống đế
9
quốc Mỹ (1945-1975); các chuyên khảo, bài viết, báo cáo khoa học của
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước; các công trình Lịch sử Đảng
bộ, Lịch sử Lực lượng vũ trang nhân dân địa phương các huyện, xã trên
địa bàn Quảng Nam; các luận án, luận văn về căn cứ địa kháng chiến...
- Tư liệu khảo sát thực địa tại Căn cứ Liên khu ủy - Ban quân sự
Khu V thuộc địa bàn nghiên cứu.
- Hồi ký và lời kể của các cán bộ lão thành cách mạng, nhân
chứng lịch sử sống, chiến đấu và hoạt động trên địa bàn của Căn cứ
Liên Khu ủy Ban quân sự khu V.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng và kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử với
phương pháp logíc để làm rõ sự sáng tạo, chủ động của Đảng bộ Quảng
Nam trong quá trình lãnh đạo xây dựng Căn cứ Liên Khu ủy Ban quân
sự khu V. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng hợp lý phương pháp so sánh,
tổng hợp, thống kê, điền dã, thực địa và tiếp xúc nhân chứng lịch sử để
làm nổi bật tính độc đáo, điển hình của phong trào đấu tranh cách mạng
trên địa bàn Quảng Nam thời kỳ chống đế quốc Mỹ (1954 – 1975).
8. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ những đặc điểm nổi bật trong hoạt động, tổ chức và
chiến đấu của Căn cứ Liên khu ủy - Ban quân sự Khu V ở Quảng Nam
giai đoạn 1959-1968.
- Rút ra một số kinh nghiệm về xây dựng, tổ chức và hoạt động
của Căn cứ Liên khu ủy - Ban quân sự Khu V trong cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ ở Quảng Nam (1959-1968 ).
- Kết quả của luận văn là tài liệu tham khảo trong công tác
nghiên cứu, giảng dạy lịch sử kháng chiến chống đế quốc Mỹ ở tỉnh
Quảng Nam.
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội
dung của Luận văn được chia làm 3 chương:Mở đầu
- Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
+ Chương 1: Qúa trình hình thành Căn cứ Liên khu ủy - Ban
quân sự khu V trong kháng chiến chống Mỹ (1959 – 1969).
10
+ Chương 2: Chức năng, nhiệm vụ tổ chức và hoạt động hiến
đấu của Căn cứ Liên khu ủy - Ban quân sự khu V..
+ Chương 3: Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm.
Chương 1
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CĂN CỨ LIÊN KHU ỦYBAN QUÂN SỰ KHU V TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ
QUỐC MỸ (1959 – 1969)
1.1. Khái quát về căn cứ cách mạng
1.2. Khái quát về vùng đất Liên khu V
1.3. Quá trình hình thành Liên Khu ủy- Ban quân sự khu V
1.4. Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành Căn cứ
Liên Khu ủy- Ban quân sự khu V
1.4.1. Địa lý tự nhiên và địa lý quân sự
1.4.2. Đặc điểm về đời sống - văn hóa - xã hội
1.4.3. Truyền thống yêu nước của đồng bào các dân tộc Trà My
1.5. Quá trình lãnh đạo xây dựng căn cứ Liên khu ủy- Ban
quân sự khu V qua các thời kỳ
1.5.1. Xây dựng căn cứ và nơi đứng chân trong những năm đầu
kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1959)
1.5.2. xây dựng cơ quan Liên Khu ủy V tại Nước Là
1.6. Các ban, ngành của liên khu ủy-Ban quân sự Khu V
được thành lập; lãnh đạo triển khai thực hiện Nghị Quyết 15 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng
1.6.1. Thành lập các ban, ngành của Khu ủy V tại căn cứ Nước
Là
Tiểu kết chương 1
Liên khu V còn được gọi là Nam Trung Bộ, dải đất của khúc ruột
miền Trung từ đèo Hải Vân đến Bình Thuận, trước năm 1954, Liên khu
V gồm 12 tỉnh: Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Đăk Lăk, Kon
Tum, Lâm Viên, Đồng Nai Thượng.
Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết vào ngày 20/7/1954.
Mỹ thay chân Pháp, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu
11
mới. Chính quyền Sài Gòn, đứng đầu là Ngô Đình Diệm đã ra sức đánh
phá, gây nhiều tổn thất cho lực lượng cách mạng, phong trào cách mạng
miền Nam có sự thay đổi, từ chỗ ta làm chủ một địa bàn rộng lớn, có cơ
sở cách mạng đều khắp trên các vùng, phải bàn giao lại cho địch,
chuyển lực lượng vũ trang đi tập kết; chuyển từ đấu tranh vũ trang sang
đấu tranh chính trị, từ hoạt động công khai chuyển vào hoạt động bí
mật.
Sau khi Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng được phổ biến, học
tập xuống các cấp, đường lối, phương hướng cách mạng đã sáng tỏ,
phong trào cách mạng ở trong Liên khu có những chuyển biến mạnh.
Công tác xây dựng căn cứ địa ở miền núi được đặc biệt chú trọng và
đẩy lên mạnh hơn. Trước tình hình đó, Liên Khu ủy ra Chỉ thị về xây
dựng căn cứ địa và xác định: “Xây dựng căn cứ địa là một vấn đề chiến
lược của cách mạng. Từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ - Diệm đã có âm
mưu xây dựng Tây Nguyên thành trung tâm căn cứ quân sự cơ động ở
miền Nam. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ của cách mạng miền Nam
là phải tích cực phá kế hoạch xây dựng trung tâm căn cứ của địch, từng
bước biến hậu phương của địch thành hậu phương của ta, xây dựng
Tây Nguyên thành chỗ dựa vững chắc và lâu dài của cách mạng miền
Nam”. Từ giữa năm 1958, Liên Khu ủy V đề ra chủ trương xây dựng
Tây nguyên và miền núi các tỉnh thành căn cứ địa cách mạng; bước đầu
xây dựng lực lượng vũ trang và nửa vũ trang ở miền núi để làm nhiệm
vụ tự vệ, bảo vệ căn cứ, bảo vệ cán bộ.
. Trước yêu cầu ngày càng cao
của công tác chỉ đạo phong trào cách mạng tháng 8/1959, bộ phận tiền
trạm của Liên Khu ủy V từ huyện Hiên vào huyện Trà My khảo sát và
lấy huyện Trà My làm trung tâm khu căn cứ. Thực hiện chủ trương của
Liên Khu ủy, theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Quảng Nam, Huyện ủy Trà
My thành lập đoàn cán bộ đi khảo sát, học tập kinh nghiệm xây dựng
và bảo vệ căn cứ địa của một số tỉnh ở Tây Nguyên. Huyện. Được sự
giúp đỡ của cán bộ địa phương, đoàn cán bộ Liên Khu ủy chọn khu vực
Tak Pỏ, Nước Là, Ngok La làm căn cứ. Sau khi hoàn thành việc khảo
sát, xây dựng, tháng 01/1960, toàn bộ cơ quan Liên Khu ủy hoàn thành
việc chuyển vào địa điểm mới, kết thúc thời kỳ cơ quan làm việc tại các
huyện Bến Hiên, Bến Giằng. Từ đây, căn cứ Nước Là nói riêng, Đảng
bộ và nhân dân các dân tộc huyện Trà My nói chung đảm nhận trách
12
nhiệm vô cùng vẻ vang đó là được cơ quan Liên Khu ủy V về đứng
chân lãnh đạo phong trào cách mạng ở Liên khu V, góp phần xây dựng
và bảo vệ vững chắc “Thủ phủ kháng chiến” trên chiến trường Liên khu
V.
Người dân Trà My có truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại
xâm kiên cường, bất khuất, một lòng kiên trung với cách mạng. Đây là
chỗ dựa vững chắc cho lực lượng kháng chiến. Ngay từ những ngày đầu
thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta, nhân dân Trà My đã đứng lên
chiến đấu chống giặc. Trong quá trình đó, các cơ quan lãnh đạo, lực
lượng kháng chiến luôn biết dựa vào địa thế chiến lược để xây dựng căn
cứ địa trên địa bàn Trà My đã đảm nhiệm tốt vai trò hậu phương tại chỗ
và trở thành địa bàn đứng chân của các cơ quan lãnh đạo của tỉnh Quảng
Nam. Để tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị bộ đội bám trụ kháng
chiến, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ở Trà My đã tích cực xây dựng các
ấp, xã chiến đấu. Quá trình xây dựng căn cứ cách mạng trong kháng
chiến, đặc biệt là Căn cứ Liên khu ủy - Ban quân sự Khu V có ý nghĩa
lịch sử to lớn, quý báu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của của nhân
dân Trà My.
Chương 2
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CHIẾN ĐẤU CỦA CĂN CỨ LIÊN KHU ỦY= BAN QUÂN SỰ
KHU V TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ (1959-
1968)
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của căn cứ Liên khu ủy- ban
quân sự khu V
2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ Liên khu
ủy ban quân sự khu V.
2.2.1. Phòng nghiên cứu tổng hợp
2.2.2. Phòng hành chính - quản trị
2.2.3. Ban thông tin liên lạc Vô tuyến điện
2.2.4. Ban cơ yếu
2.2.5. Lực lượng bảo vệ của khu ủy
2.2.6. Đảng ủy Văn phòng khu
13
2.3. Những hoạt động của Liên khu ủy- ban quân sự khu V
qua các thời kỳ
2.3.1. Bám lại chiến trường
2.3.2. Những hoạt động chiến đấu của Liên khu ủy khu V trong
những năm 1959-1960
Thời kỳ từ năm 1955-1960, Văn phòng Liên khu ủy là cơ quan
duy nhất phục vụ cho chỉ đạo, chưa có cơ quan ban ngành nào khác.
2.3.3. Những hoạt động chiến đấu của Liên khu ủy V thời kỳ
1961- 1965
Từ năm 1961-1975, cách mạng miền Nam chuyển qua thời kỳ
kháng chiến chống phá các chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh
cục bộ.
2.3.3.1. Thời kỳ chống chiến tranh đặc biệt
2.3.3.2. Thời kỳ chống chiến tranh cục bộ
2.4. Ban quân sự khu V, đánh bại ba lần tập kích lấn chiếm
của địch căn cứ Nước Là, mở rộng vùng giải phóng (1962-1964)
Tiểu kết chương 2
Như vậy, khu căn cứ Nước Là - mật khu Đỗ Xá, Cơ quan của
Liên Khu ủy - Khu ủy V được thành lập là mốc lịch sử quan trọng,
đánh dấu một giai đoạn chuyển hướng chiến lược của cách mạng Khu
V, từ đấu tranh chính trị sang đấu tranh chính trị kết hợp vũ trang. Nơi
đây cũng đánh dấu sự ra đời của Ban Quân sự Khu V (nay là Bộ Tư
lệnh Quân khu V), đánh dấu sự hình thành lực lượng quân sự toàn Khu
V theo hướng chính quy hiện đại, bước khởi đầu cho chiến lược đánh
địch mở rộng vùng giải phóng, phá ấp giành dân thắng lợi của quân và
dân Khu V nói chung, Quảng Nam nói riêng. Cũng tại căn cứ Nước Là,
các cơ quan, banh ngành thuộc Liên Khu ủy đã hình thành như Ban
Tuyên huấn, Ban Dân vận, Mặt trận, Ban Kinh tài, Ban Giao vận,
Trường Quân chính Khu V… cùng với Liên Khu ủy - Khu ủy V đã
hoàn thành sứ mệnh lịch sử.
Trong giai đoạn chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt (1961-
1965). Căn tiếp tục được củng cố một cách toàn diện và không ngừng
được mở rộng. Địch đã tiến hành nhiều cuộc hành quân lớn, đánh phá
ác liệt vào các căn cứ. Tuy nhiên, nhờ không ngừng được xây dựng và