Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Căn cứ hoãn phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự trong tố tụng dân sự Việt Nam
MIỄN PHÍ
Số trang
7
Kích thước
365.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1092

Căn cứ hoãn phiên họp sơ thẩm giải quyết việc dân sự trong tố tụng dân sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

nghiªn cøu - trao ®æi

30 t¹p chÝ luËt häc sè 4/2011

TS. NguyÔn Minh H»ng *

NguyÔn V¨n TiÕn **

rong tiếng Việt, “hoãn” có nghĩa là

"chuyển thời điểm đã định để làm việc

gì đó sang thời điểm khác muộn hơn”.

(1)

Theo nội hàm của từ này thì hoãn phiên họp

giải quyết việc dân sự là việc chuyển thời

điểm tiến hành phiên họp giải quyết việc dân

sự đã định sang thời điểm khác muộn hơn.

Việc hoãn phiên họp chỉ được thực hiện khi

có các căn cứ do pháp luật quy định.

Theo quy định tại Điều 313 BLTTDS,

thẩm phán hoặc tập thể thẩm phán được

phân công giải quyết việc dân sự phải hoãn

phiên họp giải quyết việc dân sự trong các

trường hợp sau:

- Trường hợp vắng mặt kiểm sát viên

tham gia phiên họp. Khoản 2 Điều 21 BLTTDS

quy định: ″Viện kiểm sát nhân dân tham gia

phiên toà đối với những vụ án do toà án thu

thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại, các

việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của

toà án, …″. Do đó, khi vắng mặt kiểm sát viên

tham gia phiên họp thì toà án phải hoãn phiên

họp giải quyết việc dân sự.

- Trường hợp người có đơn yêu cầu vắng

mặt lần thứ nhất có lí do chính đáng.

Trường hợp người có liên quan, người làm

chứng, người giám định, người phiên dịch

vắng mặt thì tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể, thẩm

phán (hoặc tập thể thẩm phán) được phân công

giải quyết việc dân sự quyết định hoãn phiên

họp hoặc vẫn tiến hành phiên họp. Quy định

này cho phép toà án được tuỳ nghi lựa chọn

hoãn hoặc không hoãn phiên họp giải quyết

việc dân sự khi người có liên quan, người

làm chứng, người giám định, người phiên

dịch vắng mặt. Toà án sẽ hoãn phiên họp nếu

sự vắng mặt đó là có căn cứ, có lí do chính

đáng hay sự vắng mặt đó sẽ ảnh hưởng đến

việc giải quyết một cách đúng đắn việc dân

sự... Ngược lại, toà án sẽ tiếp tục phiên họp

giải quyết việc dân sự mà không có sự tham

gia của người có liên quan, người làm

chứng, người giám định, người phiên dịch

nếu xét thấy có căn cứ.

Ngoài các trường hợp phải hoãn phiên

họp giải quyết việc dân sự như đã nêu trên,

theo nguyên tắc quy định tại Điều 311

BLTTDS: "Toà án áp dụng những quy

định của Chương này, đồng thời áp dụng

những quy định khác của Bộ luật này

không trái với những quy định của Chương

này để giải quyết những việc dân sự". Như

vậy, toà án sẽ áp dụng tương tự các quy

định về hoãn phiên toà dân sự để quyết

định hoãn phiên họp giải quyết việc dân

T

* Giảng viên Học viện tư pháp

** Công ti luật TNHH Trường Hải

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!