Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cảm nhận hạnh phúc của người làm tham vấn tâm lí tại TP.HCM
PREMIUM
Số trang
127
Kích thước
2.0 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1424

Cảm nhận hạnh phúc của người làm tham vấn tâm lí tại TP.HCM

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hồ Tâm Đan

CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA

NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hồ Tâm Đan

CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA

NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Tâm lí học

Mã số : 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. VÕ THỊ TƯỜNG VY

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và

kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công

trình nào khác.

TP.HCM, ngày 30 tháng 9 năm 2019

Tác giả

Hồ Tâm Đan

LỜI CẢM ƠN

Xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến:

TS. Võ Thị Tường Vy, người hướng dẫn khoa học, một nhà giáo với sự tận tâm

và bề dày kinh nghiệm, đã tận tình hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Ban Giám hiệu, các Thầy Cô khoa Tâm lí học, Phòng Sau đại học Trường Đại

học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện trong suốt thời

gian tôi học tập và thực hiện luận văn.

Gia đình, bạn bè, những người đã luôn bên cạnh, ủng hộ, động viên và hết lòng

giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU....................................................................................................................1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA

NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÍ..................................................7

1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hạnh phúc và cảm nhận

hạnh phúc .........................................................................................................7

1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới ...................................................7

1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu trong nước ...................................................16

1.2. Cơ sở lý luận về cảm nhận hạnh phúc của người làm tham vấn tâm lí.........21

1.2.1. Lý luận về cảm nhận hạnh phúc............................................................21

1.2.2. Lý luận về người làm tham vấn tâm lí ..................................................28

1.2.3. Lý luận về cảm nhận hạnh phúc của người làm tham vấn tâm lí .........41

1.2.4. Các yếu tố có mối liên hệ với cảm nhận hạnh phúc của người làm

tham vấn tâm lí......................................................................................44

Tiểu kết chương 1 ...................................................................................................49

Chương 2. THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN CẢM NHẬN HẠNH PHÚC

CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÍ TẠI TP.HCM.............50

2.1. Tổ chức nghiên cứu .......................................................................................50

2.1.1. Mẫu nghiên cứu ......................................................................................50

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................51

2.1.3. Tiến trình nghiên cứu..............................................................................60

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của người

làm tham vấn tâm lí tại TP.HCM...................................................................60

2.2.1. Thực trạng biểu hiện chung về cảm nhận hạnh phúc của người làm

tham vấn tâm lí tại TP.HCM.................................................................61

2.2.2. Mức độ cảm nhận hạnh phúc của người làm tham vấn tâm lí qua

các mặt biểu hiện...................................................................................62

2.2.3. Tương quan giữa các mặt biểu hiện của cảm nhận hạnh phúc ở

người làm tham vấn tâm lí tại TP.HCM ...............................................79

2.2.4. Cảm nhận hạnh phúc của người làm tham vấn tâm lí tại TP.HCM

xét theo giới tính, độ tuổi, số năm làm tham vấn và thu nhập ..............81

2.2.5. Các yếu tố có mối tương quan với cảm nhận hạnh phúc của người

làm tham vấn tâm lí tại TP.HCM..........................................................83

2.2.6. Tính hiệu quả của các biện pháp nhằm nâng cao cảm nhận hạnh

phúc của người làm tham vấn tâm lí.....................................................91

Tiểu kết chương 2 ...................................................................................................93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................95

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................97

PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nội dung viết tắt

CNHP Cảm nhận hạnh phúc

NLTVTL Người làm tham vấn tâm lí

ĐTB Điểm trung bình

ĐLC Độ lệch chuẩn

Nxb Nhà xuất bản

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Phân bố khách thể tham gia nghiên cứu (N=63) ................................50

Bảng 2.2. Cách thức quy đổi đổi điểm của thang đo RPWB..............................54

Bảng 2.3. Cách thức quy đổi đổi điểm của các tiểu thang đo trong thang

RPWB .................................................................................................54

Bảng 2.4. Cách thức quy đổi đổi điểm của thang đo SWLS...............................55

Bảng 2.5. Cách thức quy đổi đổi điểm của thang đo GQ-6 ................................56

Bảng 2.6. Cách thức quy đổi đổi điểm của thang đo RES ..................................56

Bảng 2.7. Cách thức quy đổi đổi điểm của thang đo LOT-R..............................57

Bảng 2.8. Cách thức quy đổi đổi điểm của thang đo tính hiệu quả của các

biện pháp.............................................................................................57

Bảng 2.9. Hệ số tin cậy của các thang đo............................................................59

Bảng 2.10. Biểu hiện chung CNHP của NLTVTL tại TP.HCM...........................61

Bảng 2.11. Mức độ CNHP biểu hiện qua các nội dung của mặt tự chủ................63

Bảng 2.12. So sánh mức độ CNHP biểu hiện qua các nội dung của mặt tự chủ

theo độ tuổi .........................................................................................65

Bảng 2.13. So sánh mức độ CNHP biểu hiện qua các nội dung của mặt tự chủ

theo số năm làm tham vấn ..................................................................65

Bảng 2.14. So sánh mức độ CNHP biểu hiện qua các nội dung của mặt tự chủ

theo trình độ đào tạo ...........................................................................66

Bảng 2.15. Mức độ CNHP biểu hiện qua các nội dung của mặt làm chủ

hoàn cảnh ............................................................................................68

Bảng 2.16. Mức độ CNHP biểu hiện qua các nội dung của mặt phát triển bản

thân......................................................................................................70

Bảng 2.17. Mức độ CNHP biểu hiện qua các nội dung của mặt mối quan hệ

tích cực................................................................................................73

Bảng 2.18. Mức độ CNHP biểu hiện qua các nội dung của mặt mục tiêu sống

.............................................................................................................75

Bảng 2.19. Mức độ CNHP biểu hiện qua các nội dung của mặt tự chấp nhận.....77

Bảng 2.20. Tương quan giữa các mặt biểu hiện của CNHP ở NLTVTL tại

TP.HCM..............................................................................................80

Bảng 2.21. So sánh mức độ CNHP của NLTVTL theo giới tính..........................81

Bảng 2.22. So sánh mức độ CNHP của NLTVTL theo độ tuổi............................81

Bảng 2.23. So sánh mức độ CNHP của NLTVTL theo số năm làm tham vấn.....82

Bảng 2.24. So sánh mức độ CNHP của NLTVTL theo thu nhập .........................82

Bảng 2.25. Mức độ hài lòng với cuộc sống của NLTVTL tại TP.HCM...............83

Bảng 2.26. Tương quan giữa CNHP và sự hài lòng với cuộc sống của

NLTVTL tại TP.HCM ........................................................................84

Bảng 2.27. Mức độ trải nghiệm lòng biết ơn của NLTVTL tại TP.HCM ............85

Bảng 2.28. Tương quan giữa CNHP và lòng biết ơn của NLTVTL tại

TP.HCM..............................................................................................86

Bảng 2.29. Mức độ trải nghiệm lòng tự trọng của NLTVTL tại TP.HCM...........87

Bảng 2.30. Tương quan giữa CNHP và lòng tự trọng của NLTVTL tại

TP.HCM..............................................................................................88

Bảng 2.31. Mức độ lạc quan của NLTVTL tại TP.HCM......................................89

Bảng 2.32. Tương quan giữa CNHP và thái độ lạc quan của NLTVTL tại

TP.HCM..............................................................................................90

Bảng 2.33. Mức độ hiệu quả của các biện pháp nhằm nâng cao CNHP của

NLTVTL tại TP.HCM ........................................................................91

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Mức độ chung về CNHP của NLTVTL tại TP.HCM.........................62

Biểu đồ 2.2. Mức độ CNHP biểu hiện qua mặt tự chủ............................................62

Biểu đồ 2.3. Mức độ CNHP biểu hiện qua mặt làm chủ hoàn cảnh........................67

Biểu đồ 2.4. Mức độ CNHP biểu hiện qua mặt phát triển bản thân........................70

Biểu đồ 2.5. Mức độ CNHP biểu hiện qua mặt mối quan hệ tích cực ....................72

Biểu đồ 2.6. Mức độ CNHP biểu hiện qua mặt mục tiêu sống ...............................74

Biểu đồ 2.7. Mức độ CNHP biểu hiện qua mặt tự chấp nhận .................................77

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Hạnh phúc dù cho ở thời đại nào thì vẫn luôn là một giá trị nhân sinh quan trọng

bậc nhất mà con người theo đuổi. Ngay từ rất sớm trong lịch sử, hạnh phúc đã là đối

tượng được mọi tôn giáo và nhiều trường phái triết học quan tâm. Như Aristote đã

từng nói: “Hạnh phúc là ý nghĩa và mục đích của cuộc đời, là mục tiêu và cũng là

giới hạn tận cùng của sự tồn tại của con người”. Những câu hỏi như: “Điều gì khiến

cuộc sống trở nên đáng sống?”, “Hạnh phúc thật sự là gì?”, “Làm thế nào để có được

hạnh phúc?” đã dẫn đến vô số cuộc tranh luận, và đến nay vẫn chưa thật sự được trả

lời một cách thỏa đáng. Suốt một khoảng thời gian dài trước đây hạnh phúc hoàn toàn

chỉ được nghiên cứu theo kiểu định tính. Bắt đầu từ thế kỷ 19, cùng với sự tiến bộ

của các ngành khoa học, hạnh phúc mới được nghiên cứu theo hướng định lượng bởi

nhiều ngành khoa học khác nhau như: kinh tế học, xã hội học, sinh học, hóa học…

kể cả tâm lí học. Đến cuối thế kỷ 19, nhà tâm lí học người Mỹ, Martin Seligman đã

sáng lập ra một phân ngành mới của tâm lí học đó là tâm lí học tích cực, chuyên

nghiên cứu định lượng về hạnh phúc, và hướng đến định hướng cho cuộc sống con

người đạt đến sự hưng thịnh.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hạnh phúc có mối liên hệ với sự thành công

của một cá nhân. Trong bài viết “The Benefits of Frequent Positive Affect: Does

Happiness Lead to Success?” đăng trên tạp chí Psychological Bulletin do Hiệp hội

Tâm lí học Hoa Kỳ xuất bản, Sonja Lyubomirsky, Laura King và Ed Diener ghi nhận

sau một khoảng thời gian dài nghiên cứu về sức khỏe con người đã có hàng loạt các

nghiên cứu cho thấy những cá nhân hạnh phúc thì thành công trong nhiều lĩnh vực

của cuộc sống như hôn nhân, bạn bè, thu nhập, sự nghiệp và sức khỏe. Mối quan hệ

giữa hạnh phúc và thành công không hẳn là mối quan hệ một chiều, một mặt, thành

công sẽ tạo nên hạnh phúc, ngược lại, hạnh phúc cũng sẽ dẫn đến thành công

(Lyubomirsky và Diener, 2005).

Tham vấn tâm lí là một quá trình trong đó NLTVTL giúp cho thân chủ hiểu ra

vấn đề của họ, biết nhận lấy trách nhiệm của bản thân, có khả năng tự chủ và tự đưa

ra quyết định. Do bản chất của công việc, NLTVTL thường phải có những buổi làm

việc riêng tư cùng thân chủ, lắng nghe và thấu cảm với những khó khăn, thất bại, đặc

2

biệt là những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, lo lắng, sợ hãi, thất vọng… của chính

họ, trong khi vẫn phải duy trì mối quan hệ trị liệu một cách chuyên nghiệp. Đồng

thời, cũng trong tiến trình hỗ trợ thân chủ, bản thân NLTVTL còn phải làm việc với

những suy nghĩ, cảm xúc và vấn đề của riêng mình. Từ lý luận đến thực tiễn đều cho

thấy, bản thân của NLTVTL và phẩm chất mà họ biểu hiện đóng vai trò vô cùng quan

trọng trong tiến trình tham vấn.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của tham vấn tâm lí chính là

khả năng bị kiệt sức nghề nghiệp ở NLTVTL. Một nghiên cứu đã cho thấy mức độ

kiệt sức rất cao ở những NLTVTL. Những người làm tham vấn đã nói rằng cảm giác

kiệt sức đã ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ cá nhân và công việc của họ, dẫn đến

giảm cảm giác hài lòng trong công việc và có những nhận định tiêu cực về khả năng

tham vấn của bản thân.

Khi xét đến tầm quan trọng của NLTVTL trong hiệu quả tham vấn và những

yêu cầu cơ bản của việc thực hành lâm sàng cần đảm bảo rằng người làm tham vấn

đang làm việc trong tình trạng tối ưu nhất. Nhiều vấn đề cá nhân và chuyên môn có

thể ảnh hưởng đến chất lượng tham vấn. Ba khía cạnh đã thu hút được những sự chú

ý đáng kể trong nghiên cứu chính là: CNHP, sự hài lòng trong công việc và tình trạng

kiệt sức. Sự ổn định về mặt cảm xúc của người làm tham vấn không chỉ quan trọng

đối với riêng họ mà đó còn là một phần nền tảng tạo nên tính hiệu quả trong công

việc. Có một sự tương quan đồng nhất giữa kết quả tham vấn thành công với CNHP

và sự điều chỉnh tích cực về mặt tâm lí của NLTVTL. Ngược lại, những người làm

tham vấn có chỉ số CNHP thấp lại có xu hướng gợi lên sự tiêu cực ở những thân chủ

của mình. Chính những NLTVTL đã thừa nhận tầm quan trọng của CNHP ở cá nhân

đối với sự hiệu quả trong chuyên môn và nhận ra rằng chất lượng tham vấn của mình

có thể bị suy giảm khi mức độ kiệt sức của họ gia tăng. (O'Donovan và May, 2007)

Có thể thấy, mức độ CNHP ở NLTVTL đóng vai trò vô cùng quan trọng trong

tiến trình tham vấn tâm lí, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tham vấn tâm lí. Tuy nhiên,

hiện nay ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về CNHP, và hoàn toàn chưa có nghiên cứu

nào về CNHP của NLTVTL.

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài nghiên cứu: “Cảm nhận hạnh phúc của

người làm tham vấn tâm lí tại thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập, với mong

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!