Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cẩm nang tín dụng ngân hàng: Tài liệu tham khảo / Phan Thị Linh, Nguyễn Thị Thu Trang
PREMIUM
Số trang
201
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1205

Cẩm nang tín dụng ngân hàng: Tài liệu tham khảo / Phan Thị Linh, Nguyễn Thị Thu Trang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM

TS. PHAN THỊ LINH

TS. NGUYỄN THỊ THU TRANG

CẨM NANG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động tín dụng ngân hàng là một trong những nghiệp vụ ngân hàng có chứa

đựng nhiều rủi ro và chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có nhân tố về

con người. Vì vậy, các cán bộ liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng đòi hỏi phải

am hiểu toàn diện các lĩnh vực có liên quan và đặc biệt là yêu cầu về đạo đức nghề

nghiệp.

Ngân hàng Việt Nam đòi hỏi phải chuyển đổi, hướng đến mô hình tập đoàn tài

chính đa năng và vững mạnh để phát triển ổn định trong nước và hội nhập thế giới.

Việc ứng dụng công nghệ tài chính trong hoạt động tín dụng là điều cấp thiết hiện

nay, các ngân hàng Việt Nam đã và đang chạy đua với thời gian để cập nhật và ứng dụng

công nghệ tài chính vào hoạt động của ngân hàng trong bối cảnh hiện nay.

Với các thông tin hữu ích có liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Chúng

tôi hy vọng cuốn CẨM NANG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG sẽ là tài liệu nghiên cứu, học

tập tốt cho bạn đọc, góp phần chuẩn hóa chất lượng tín dụng ngân hàng.

Cấu trúc của cuốn CẨM NANG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG được phân thành 10

phần, nội dung của các phần hợp lý, có sự gắn kết chặt chẽ, giúp cho bạn đọc có được

kiến thức tổng thể về hoạt động tín dụng ngân hàng.

Mặc dù Nhóm tác giả đã rất nỗ lực. Song, nghiên cứu chắc chắn sẽ còn những

thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để tiếp tục hoàn

chỉnh hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi về địa chỉ email: [email protected].

[email protected]

Nhóm Tác giả xin trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp của bạn đọc.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2022

Nhóm Tác giả

TS. Phan Thị Linh TS. Nguyễn Thị Thu Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCTĐCV: Báo cáo thẩm định cho vay

BHXH: Bảo hiểm xã hội

BIC: Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt

Nam BIDV

BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV

BĐS: Bất động sản

CIC: Trung tâm thông tin tín dụng (Credit Information Center)

CSH: Chủ sở hữu

CAR: Tỷ lệ an toàn vốn (Capital adequacy ratio)

CIF: Mã số khách hàng (Customer Information File)

CBCNV: Cán bộ công nhân viên

CMND: Chứng minh nhân dân

CCCD: Căn cước công dân

CBTD: Cán bộ tín dụng

DAĐT: Dự án đầu tư

DN: Doanh nghiệp

DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DP: Dự phòng

ĐKKD: Đăng ký kinh doanh

GHTD: Giới hạn tín dụng

GTCG: Giấy tờ có giá

HĐKD: Hoạt động kinh doanh

HMTD: Hạn mức tín dụng

HĐQT: Hội đồng quản trị

HĐTV: Hội đồng thành viên

KHCN: Khách hàng cá nhân

KH: Khách hàng

NHNN: Ngân hàng Nhà nước

NHTM: Ngân hàng thương mại

NĐ-CP: Nghị định – Chính phủ

NH: Ngân hàng

TCTD: Tổ chức tín dụng

TTĐH: Trung tâm điều hành

TPTD: Trưởng phòng tín dụng

TSBĐ: Tài sản bảo đảm

TT: Thông tư

TTTD: Tổn thất tín dụng

TSĐB: Tài sản đảm bảo

ROA: Tỷ lệ sinh lời trên tài sản (Return on total assets)

ROE: Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on total equity)

RRTD: Rủi ro tín dụng

SXKD: Sản xuất kinh doanh

UBND: Ủy ban nhân dân

L/C: Thư tín dụng (Letter of Credit)

LS: Lãi suất

VND: Việt Nam đồng

VAMC: Công ty quản lý tài sản (Vietnam Asset Management Company)

QĐ: Quyết định

QLKH: Quản lý khách hàng

QLTD: Quản lý tín dụng

QLRR: Quản lý rủi ro

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................. 1

1.1.Mục đích của Cẩm nang tín dụng ngân hàng ...........................................................1

1.2.Cấu trúc của Cẩm nang tín dụng ngân hàng............................................................. 1

1.3.Các thuật ngữ ............................................................................................................3

PHẦN 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG................... 5

2.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng ..........................................................5

2.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng ..............................................................................5

2.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng ............................................................................... 6

2.1.3. Đặc trưng tín dụng ngân hàng .............................................................................. 9

2.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế ...........................................13

2.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng ngân hàng ......................................................15

2.3. Các văn bản hiện hành liên quan đến tổ chức hoạt động tín dụng ngân hàng ......17

PHẦN 3. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG .............................................20

3.1. Quan điểm về chính sách tín dụng ........................................................................ 20

3.2. Cơ sở xây dựng chính sách tín dụng ngân hàng ....................................................20

3.3. Chính sách tín dụng ngân hàng đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh

nghiệp ........................................................................................................................... 22

3.4. Các văn bản hiện hành liên quan đến chính sách tín dụng.................................... 22

PHẦN 4. HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG NGÂN HÀNG........................ 25

4.1. Giới thiệu hệ thống chấm điểm tín dụng ngân hàng ............................................. 25

4.2. Các loại mô hình chấm điểm tín dụng ngân hàng ................................................. 26

4.2.1. Mô hình điểm số của Altman .............................................................................26

4.2.2.Mô hình Logistic ................................................................................................. 27

4.2.3.Mô hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO...................................................... 27

4.2.4.Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng cá nhân của Ernst & Young(E&Y) ..........27

4.2.5. Kỹ thuật trí tuệ nhân tạo phương pháp học tập hợp (ENSEMBLE LEARNING)

.........................................................................................................................…28

4.2.6. Kỹ thuật Machine Learning trên nền tảng Big Data……………………………29

4.2.7.Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chấm điểm tín dụng ngân hàng........................ 30

4.3. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ ....................................................................... 32

4.3.1. Xếp hạng tín dụng đối với khách hàng cá nhân ................................................. 33

4.3.2.Xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp......................................... 38

4.3.3.Xếp hạng tín nhiệm đối với khách hàng là ngân hàng ........................................ 42

4.4.Các văn bản hiện hành liên quan đến xếp hạng tín dụng .......................................62

PHẦN 5. RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG......................................................... 75

5.1. Tổng quan về rủi ro tín dụng ngân hàng ............................................................... 75

5.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng.................................................................. 75

5.1.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng ngân hàng .................................................. 75

5.1.3. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng ...........................................................................77

5.1.4. Phân loại rủi ro tín dụng ..................................................................................... 79

5.1.5. Các dấu hiệu rủi ro của khoản cấp tín dụng .......................................................80

5.1.6. Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng ...............................................................80

5.1.7. Các biện pháp kiểm soát, hạn chế rủi ro............................................................. 82

5.2. Phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động

tín dụng ngân hàng ....................................................................................................... 84

5.2.1. Khái quát về dự phòng rủi ro của ngân hàng...................................................... 84

5.2.2. Thời điểm trích lập dự phòng rủi ro ................................................................... 85

5.2.3. Trích lập dự phòng rủi ro.................................................................................... 85

5.2.4. Sử dụng dự phòng trích lập rủi ro....................................................................... 87

5.3. Các văn bản hiện hành liên quan đến dự phòng rủi ro và trích lập rủi ro ............ 88

PHẦN 6. GIỚI HẠN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG.................................................... 92

6.1. Tổng quan về giới hạn tín dụng ngân hàng ...........................................................92

6.1.1. Khái niệm giới hạn tín dụng ............................................................................... 92

6.1.2. Ý nghĩa của giới hạn tín dụng ............................................................................ 92

6.1.3. Căn cứ đề xuất giới hạn tín dụng........................................................................ 93

6.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến giới hạn tín dụng.................................................... 94

6.1.5. Nguyên tắc sử dụng giới hạn tín dụng ................................................................96

6.2. Quy trình xác định giới hạn tín dụng ngân hàng ................................................... 98

6.3. Giới hạn tín dụng cụ thể cho khách hàng cá nhân ...............................................100

6.4. Giới hạn tín dụng cụ thể cho khách hàng doanh nghiệp và hộ sản xuất ............. 101

6.4.1 Hạn mức tín dụng cao hơn hoặc bằng với nhu cầu vốn .................................... 101

6.4.2 Hạn mức tín dụng thấp hơn so với nhu cầu vốn................................................ 101

6.5. Các văn bản hiện hành liên quan đến giới hạn tín dụng ngân hàng ....................102

PHẦN 7. LÃI SUẤT CHO VAY .............................................................................107

7.1. Tổng quan về lãi suất cho vay .............................................................................107

7.2. Điều hành lãi suất cho vay hiện nay.................................................................... 108

7.3. Cách thức thỏa thuận lãi suất cho vay đối với khách hàng .................................109

7.4. Miễn, giảm lãi suất .............................................................................................. 110

7.5. Các văn bản hiện hành liên quan đến Lãi suất ....................................................111

PHẦN 8. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ......................117

8.1. Quy trình xét duyệt tín dụng................................................................................ 117

8.1.1. Tiếp nhận hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn .....118

8.1.2.Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn................................................................. 118

8.1.3. Phân tích tín dụng .............................................................................................119

8.2. Quy trình giải ngân.............................................................................................. 125

8.3. Quy trình giám sát tín dụng ................................................................................. 127

8.4. Quy trình thu hồi vốn tín dụng ............................................................................ 128

PHẦN 9. ĐẢM BẢO TIỀN VAY NGÂN HÀNG .................................................. 131

9.1. Tổng quan về đảm bảo tiền vay ngân hàng .........................................................131

9.1.1. Khái niệm về đảm bảo tiền vay ........................................................................131

9.1.2. Vai trò của đảm bảo tiền vay ............................................................................132

9.1.3. Các nguyên tắc đảm bảo tiền vay .....................................................................134

9.1.4. Quy trình thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay .......................................134

9.1.5. Xử lý tài sản đảm bảo khi khoản vay có vấn đề ...............................................135

9.1.6. Thanh toán thu nợ từ việc xử lý tài sản bảo đảm .............................................138

9.1.7. Hiệu quả đảm bảo tiền vay ...............................................................................139

9.1.7.1. Quan điểm về hiệu quả đảm bảo tiền vay .....................................................139

9.1.7.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đảm bảo tiền vay ..........................................140

9.2. Đảm bảo khoản vay bằng tài sản......................................................................... 142

9.2.1. Khái niệm .........................................................................................................142

9.2.2. Đặc trưng của tài sản đảm bảo .........................................................................143

9.2.3. Các hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản ................................................... 144

9.3. Đảm bảo khoản vay không bằng tài sản ..............................................................145

9.3.1. Khái niệm .........................................................................................................145

9.3.2. Đặc điểm........................................................................................................... 145

9.4. Bảo lãnh của bên thứ ba ......................................................................................146

9.4.1. Khái niệm .........................................................................................................146

9.4.2. Đặc điểm ...........................................................................................................146

9.5. Các văn bản hiện hành có liên quan đến đảm bảo tiền vay ngân hàng ...............147

PHẦN 10. PHÂN LOẠI NỢ, XỬ LÝ NỢ TẠI NGÂN HÀNG .............................148

10.1. Phân loại nợ ....................................................................................................... 148

10.1.1. Khái niệm ....................................................................................................... 148

10.1.2. Nguyên tắc tự phân loại………………………………………………………152

10.2. Xử lý nợ xấu tại ngân hàng ...............................................................................155

10.2.1. Lý thuyết nợ xấu của ngân hàng .....................................................................155

10.2.2. Xử lý nợ xấu ...................................................................................................159

10.3. Các văn bản hiện hành có liên quan đến phân loại nợ, xử lý nợ xấu của ngân hàng

.....................................................................................................................................162

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

DANH MỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN

PHỤ LỤC 2. DANH MỤC HỒ SƠ

PHỤ LỤC 3. GIẤY ĐỀ NGHỊ VAY VỐN KIÊM PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH

DOANH

PHỤ LỤC 4. THÔNG BÁO TỪ CHỐI CẤP TÍN DỤNG

PHỤ LỤC 5. THÔNG BÁO NỢ ĐẾN HẠN/ NỢ QUÁ HẠN

PHỤ LỤC 6. BIÊN BẢN KIỂM TRA SỬ DỤNG VỐN VAY

PHỤ LỤC 7. MẪU THƯ CAM KẾT THANH TOÁN

PHỤ LỤC 8. BÁO CÁO ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG

PHỤ LỤC 9. BIÊN BẢN GIAO NHẬN HỒ SƠ VAY VỐN VÀ PHÊ DUYỆT CẬP

NHẬT THÔNG TIN VÀO HỆ THỐNG

PHỤ LỤC 10. DANH MỤC HỒ SƠ

PHỤ LỤC 11. BÁO CÁO THẨM ĐỊNH RỦI RO TÍN DỤNG

PHỤ LỤC 12. THƯ GỬI BAN QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

1

PHẦN 1

GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Mục đích của Cẩm nang tín dụng ngân hàng

Hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, mang lại thu

nhập cao, đồng thời là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro hiện nay trong ngân hàng. Vì

vậy, nội dung của Cẩm nang tín dụng ngân hàng này sẽ giúp cho người đọc nắm rõ các

vấn đề mang tính lý thuyết liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng, được thể hiện

trong 10 Phần của cuốn Cẩm nang tín dụng này. Bên cạnh đó, 12 Phụ lục ở cuối cuốn

Cẩm nang tín dụng ngân hàng này sẽ giúp cho người đọc nắm rõ hơn các công việc của

một cán bộ tín dụng cần thực hiện.

1.2. Cấu trúc của Cẩm nang tín dụng ngân hàng

Cấu trúc của Cẩm nang tín dụng ngân hàng gồm:

Phần 1: Giới thiệu chung

Cuốn Cẩm nang giới thiệu nét chung nhất: mục đích của Cẩm nang tín dụng ngân

hàng; Cấu trúc của Cẩm nang tín dụng ngân hàng, Các thuật ngữ, nhằm giúp người đọc

có thể hình dung những vấn đề cốt lõi của Cẩm nang tín dụng ngân hàng cũng như biết

cách vận dụng vào thực tiễn cuốn Cẩm nang tín dụng ngân hàng một cách hiệu quả nhất.

Phần 2: Tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng

Tại mục này, Cẩm nang giới thiệu cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng ngân hàng.

Giúp người đọc biết rõ Tổng quan về hoạt động tín dụng tại ngân hàng như khái niệm

tín dụng, phân loại tín dụng, đặc trưng tín dụng, vai trò tín dụng, cơ cấu tổ chức hoạt

động tín dụng ngân hàng, các văn bản hiện hành có liên quan đến Tổ chức hoạt động tín

dụng của ngân hàng.

Phần 3: Chính sách tín dụng ngân hàng

Tại mục này, Cẩm nang giới thiệu Quan điểm về chính sách tín dụng, cơ sở xây

dựng chính sách tín dụng ngân hàng, chính sách tín dụng ngân hàng đối với khách hàng

cá nhân và khách hành doanh nghiệp, các văn bản hiện hành liên quan đến chính sách

tín dụng ngân hàng.

2

Phần 4: Hệ thống chấm điểm tín dụng ngân hàng

Tại mục này, Cẩm nang giới thiệu hệ thống chấm điểm tín dụng ngân hàng, mô

hình chấm điểm tín dụng ngân hàng, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các văn bản

hiện hành liên quan đến xếp hạng tín dụng.

Phần 5: Rủi ro tín dụng ngân hàng

Tại mục này, Cẩm nang giới thiệu toàn bộ nội dung có liên quan đến rủi ro tín

dụng: Tổng quan về rủi ro tín dụng, Phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng

dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng, Các văn bản hiện hành liên quan dự phòng

rủi ro và trích lập rủi ro.

Phần 6: Giới hạn tín dụng ngân hàng

Tại mục này, Cẩm nang giới thiệu toàn bộ nội dung liên quan đến giới hạn tín

dụng ngân hàng: Tổng quan về giới hạn tín dụng ngân hàng, Quy trình xác định giới hạn

tín dụng ngân hàng, Giới hạn tín dụng cho khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp

và hộ sản xuất, Các văn bản hiện hành liên quan đến giới hạn tín dụng ngân hàng.

Phần 7: Lãi suất

Tại mục này, Cẩm nang giới thiệu Tổng quan về lãi suất cho vay, Điều hành lãi

suất cho vay hiện nay, Cách thức thỏa thuận lãi suất cho vay đối với khách hàng, Miễn,

giảm lãi suất, Các văn bản hiện hành liên quan đến lãi suất.

Phần 8: Quy trình nghiệp vụ tín dụng ngân hàng

Tại mục này, Cẩm nang giới thiệu về Quy trình xét duyệt tín dụng, Quy trình giải

ngân, Quy trình giám sát tín dụng, Quy trình thu hồi vốn tín dụng.

Phần 9: Bảo đảm tiền vay ngân hàng

Tại mục này, Cẩm nang giới thiệu Tổng quan về đảm bảo tiền vay ngân hàng,

Đảm bảo khoản vay bằng tài sản, Đảm bảo khoản vay không bằng tài sản, Bảo lãnh của

bên thứ ba, Các văn bản hiện hành liên quan đến đảm bảo tiền vay ngân hàng.

Phần 10: Phân loại nợ, xử lý nợ tại ngân hàng

Tại mục này, Cẩm nang giới thiệu các nội dung chính như: phân loại nợ, cách

thức xử lý nợ của các ngân hàng hiện nay, Các văn bản hiện hành liên quan đến phân

loại nợ, xử lý nợ xấu của ngân hàng.

3

1.3. Các thuật ngữ

Nhằm thống nhất cách hiểu một số thuật ngữ sử dụng trong cuốn Cẩm nang tín

dụng ngân hàng này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

- Đơn vị trực tiếp cho vay: “Là các bộ phận trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng

đối với khách hàng tại hội sở chính, các chi nhánh, các phòng giao dịch và các bộ phận

khác được ủy quyền thực hiện các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, phát hành L/C ký quỹ,

chiết khấu miễn truy đòi,…”.

- Cấp tín dụng: “Là việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa

thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một

khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài

chính, bao thanh toán, mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, phát hành thẻ tín dụng, bảo

lãnh ngân hàng, cam kết phát hành dưới hình thức thư tín dụng chứng từ (L/C) và các

nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả việc

cấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhân khác mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân

hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật”.

- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng bao gồm “tổng số dư nợ cho vay, chiết khấu, tái

chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, tổng mức mua, đầu tư trái phiếu doanh

nghiệp, các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước (bao

gồm cả dư nợ cấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhân khác mà Tổ chức tín dụng, chi

nhánh Ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật); hạn mức cho vay

chưa giải ngân, hạn mức thẻ tín dụng, số dư bảo lãnh ngân hàng, cam kết phát hành dưới

hình thức thư tín dụng chứng từ (sau khi trừ đi số tiền ký quỹ của thư tín dụng) và số dư

các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cấp tín

dụng”.

- Thời hạn cho vay: “Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu

nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong

hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng”.

- Kỳ hạn trả nợ: “Là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thỏa

thuận giữa ngân hàng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng

phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho tổ chức tín dụng”.

4

- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: “là việc ngân hàng và khách hàng thỏa thuận việc thay

đổi các kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng”.

- Hạn mức tín dụng: “Là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn

nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng”

- Dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư,

phương án phục vụ đời sống: “Là tập hợp những đề xuất về nhu cầu vốn, cách thức sử

dụng vốn, kết quả tương ứng thu được trong một khoảng thời gian xác định đối với hoạt

động cụ thể để sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển hoặc phục vụ đời sống”.

- Khả năng tài chính của khách hàng vay: “Là khả năng về vốn, tài sản của khách

hàng vay để đảm bảo hoạt động thường xuyên và thực hiện các nghĩa vụ thanh toán”.

5

PHẦN 2

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

2.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng

2.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng

Theo Nguyễn Văn Tiến (2005), “Tín dụng xuất hiện từ khi xã hội có phân công

lao động, sản xuất và trao đổi hàng hoá. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để duy trì

sự hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của các doanh nghiệp phải đồng thời tồn tại ở cả ba

khâu: dự trữ - sản xuất - lưu thông”. Do đó, thường xảy ra hiện tượng thừa vốn và thiếu

vốn ở các doanh nghiệp. Tín dụng ngân hàng góp phần điều tiết các nguồn vốn từ nơi

thừa đến nơi thiếu, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế

không bị gián đoạn, sử dụng hợp lý hơn trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế có những

chủ thể kinh tế thiếu vốn hay còn gọi là thâm hụt tiết kiệm, có những chủ thể thừa vốn

hay gọi là thặng dư tiết kiệm. Những chủ thể thừa vốn có nhu cầu cho vay, trong khi

những chủ thể thiếu vốn có nhu cầu đi vay. Những chủ thể này không gặp trực tiếp nhau

được, do đó không đáp ứng nhu cầu cho vay và đi vay của nhau. Vì thế tất yếu xuất hiện

những trung gian, làm kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, luồng vốn chảy từ nơi thừa vốn

đến nơi thiếu vốn, mà đại diện chúng ta đề cập là ngân hàng.

Xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn, trong nền kinh tế xuất hiện nhiều những nhu

cầu thanh toán như xuất nhập khẩu, mua bán hàng hoá trả chậm giữa các doanh nghiệp,

…cần có một “cầu nối” để việc giao thương diễn ra suôn sẻ hơn.

Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ Latinh Credo (tin tưởng, tín nhiệm). Trong

thực tế cuộc sống, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau; ngay cả

trong quan hệ tài chính, tùy theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nội

dung riêng. Trong quan hệ tài chính, tín dụng có thể hiểu theo các nghĩa sau:

Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệm sang chủ

thể thiếu hụt tiết kiệm thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹ từ người

cho vay sang người đi vay.

Tín dụng là “quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay

và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, kèm theo lợi tức khi đến hạn”. Như vậy,

6

tín dụng có thể hiểu một cách đơn giản là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong

đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia bằng nhiều hình thức như: cho

vay, bán chịu hàng hoá, chiết khấu, bảo lãnh, … được sử dụng trong một thời gian nhất

định và theo một số điều kiện nhất định nào đó đã thỏa thuận.

Theo góc độ chúng ta quan tâm là tín dụng là “một chức năng cơ bản của ngân

hàng”. Vì vậy, trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của ngân hàng thì tín dụng

được hiểu: tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền và hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân

hàng hoặc các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ

thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một

thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện gốc

và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

Trước những năm 1960 thì chỉ coi tài sản giao dịch trong tín dụng chỉ coi là tiền.

Nhưng từ 1970 trở lại đây thì tài sản trong giao dịch tín dụng là tiền hoặc hàng hóa. Nếu

tài sản trong giao dịch là tiền thì gọi là cho vay, còn nếu tài sản trong giao dịch là hàng

hóa gọi là cho thuê. Như vậy, xét theo góc độ kinh tế cho tới thời điểm này thì tài sản

trong giao dịch tín dụng là tiền hoặc hàng hóa.

Theo Kinh tế học hiện đại “Tín dụng là mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể,

trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian

nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi cho bên

chuyển giao tiền hoặc tài sản vô điều kiện theo thời hạn đã thoả thuận” .

Theo Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 “cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng

thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các

nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ

khác”.

2.1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng có thể được phân loại dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau,

tùy thuộc mục đích quản trị hoạt động tín dụng (Bùi Diệu Anh, 2020).

2.1.2.1. Căn cứ vào thời hạn cấp tín dụng

Theo tiêu thức này tín dụng được chia làm 03 loại:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!