Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cảm hứng và giọng điệu trong thơ Nguyễn Minh Khiêm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––
NGUYỄN VĂN HIỆP
CẢM HỨNG VÀ GIỌNG ĐIỆU
TRONG THƠ NGUYỄN MINH KHIÊM
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––
NGUYỄN VĂN HIỆP
CẢM HỨNG VÀ GIỌNG ĐIỆU
TRONG THƠ NGUYỄN MINH KHIÊM
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 8.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KIẾN THỌ
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều
trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Hiệp
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn
là TS Nguyễn Kiến Thọ - người đã tận tình hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện
tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ khoa Ngữ văn, khoa
Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, nhà thơ Nguyễn Minh
Khiêm đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
Tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp. Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi theo đuổi và hoàn
thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày ….. tháng 6 năm 2020
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Hiệp
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn...........................................................................................................ii
Mục lục ...............................................................................................................iii
MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6
6. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 7
7. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 8
Chương 1: THƠ NGUYỄN MINH KHIÊM TRONG NỀN THƠ VIỆT
NAM HIỆN ĐẠI................................................................................................ 9
1.1. Một số vấn đề thơ Việt Nam đương đại từ sau 1986.................................... 9
1.2. Nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm.................................................................... 12
1.2.1. Vài nét về tiểu sử và con người............................................................... 12
1.2.2. Hình trình sáng tác và quan niệm nghệ thuật.......................................... 14
Tiểu kết chương 1.............................................................................................. 22
Chương 2: CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NGUYỄN
MINH KHIÊM................................................................................................. 23
2.1. Khái niệm về cảm hứng và cảm hứng trong thơ ........................................ 23
2.1.1. Khái niệm cảm hứng................................................................................ 23
2.1.2. Cảm hứng trong thơ................................................................................. 24
2.2. Một số cảm hứng nghệ thuật trong thơ Nguyễn Minh Khiêm................... 26
2.2.1. Cảm hứng ngợi ca khi viết về làng và dòng sông quê hương ................. 26
2.2.2. Cảm hứng thiêng liêng khi viết về người Mẹ.......................................... 35
iv
2.2.3. Cảm hứng ám ảnh, suy tư khi viết về chiến tranh................................... 41
Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 52
Chương 3: GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRONG THƠ NGUYỄN
MINH KHIÊM................................................................................................. 53
3.1. Khái niệm về giọng điệu và giọng điệu nghệ thuật trong thơ .................... 53
3.1.1. Khái niệm giọng điệu .............................................................................. 53
3.1.2. Giọng điệu nghệ thuật trong thơ.............................................................. 54
3.2. Một số giọng điệu nghệ thuật trong thơ Nguyễn Minh Khiêm.................. 55
3.2.1. Giọng điệu ngợi ca, tự hào ...................................................................... 55
3.2.2. Giọng điệu đồng cảm, sẻ chia.................................................................. 62
3.2.3. Giọng điệu "giải mã", tự vấn cá nhân...................................................... 72
Tiểu kết chương 3.............................................................................................. 78
KẾT LUẬN....................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 82
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Công cuộc đổi mới của Đảng được khởi xướng năm 1986 ở nước ta là
sự kiện chính trị và xã hội quan trọng, kích hoạt sự đổi mới văn học, trong đó,
có sự khởi sắc và lên ngôi của tất cả các thể loại văn học, mà thơ được xem là
thể loại xung kích, tiên phong, tạo bước ngoặt chuyển mình của đời sống xã hội
và đời sống văn học. Để tạo nên diện mạo của nền thơ ca Việt Nam đương đại,
cần có cả một quá trình với sự đóng góp của nhiều thế hệ, nhiều tác giả. Họ đã
làm nên dòng chảy đầy sức sống sáng tạo và đa dạng của nền thơ đương đại.
Có một Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên từ - trường - thơ mới; một Mai Văn
Phấn đang hành trình tới bến bờ cách tân; một Nguyễn Việt Chiến đang cố tìm
tòi và làm mới thơ trên cái nền của bản sắc thơ Việt; một Nguyễn Bình Phương
trong cõi thơ lạ với dạng thức mới kỳ ảo của ngôn ngữ thơ; một Đỗ Minh Tuấn
lập trình thơ bằng những suy tưởng mới; một Inrasara cất cánh từ văn hoá
Chăm sang chân trời mới; một Thảo Phương luôn khát vọng đổi mới thơ ....
Nguyễn Minh Khiêm, thuộc lớp nhà thơ không còn trẻ nhưng cũng đầy nhiệt
huyết cách tân và đã có những thành tựu.
1.2. Nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm có một khối lượng sáng tác hết sức
phong phú và đa dạng. Những ngày đầu cầm bút, ông viết nhiều thể loại văn
học khi thì viết kí, khi thì làm thơ, khi thì sáng tác truyện ngắn và cả tiểu thuyết
nên thành công không nhiều. Phải đến khi ông chuyển hẳn sang sáng tác thơ thì
đã gặt hái khá nhiều thành công, cùng với thơ ông cũng khá thành công về
trường ca. Ông trở thành hội viên thơ của Hội nhà văn Việt Nam cũng từ những
thành công ấy.
1.3. Thơ Nguyễn Minh Khiêm luôn quan tâm đến hiện thực đời sống và
con người. Nhiều tác phẩm của nhà thơ phản ánh hiện thực của đất nước và con
người, bàn về nhiều vấn đề đa dạng của hiện thực hướng tới đời thường, với số
2
phận cá nhân. Đây là những đổi mới trong quan niệm về hiện thực và cách nhìn
nhận về con người trong tư duy nghệ thuật của nhà thơ. Chính sự chuyển biến
sâu sắc như vậy đã giúp Nguyễn Minh Khiêm có được sức sáng tạo bền bỉ và
có những đóng góp cho nền thơ ca Việt Nam đương đại. Vì lẽ đó, chúng tôi
mạnh dạn nghiên cứu “Cảm hứng và giọng điệu trong thơ Nguyễn Minh
Khiêm” làm đề tài luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Ngòi bút tài ba và khối lượng tác phẩm mà nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm
đã cho ra mắt bạn đọc đã khẳng định thế đứng vững chãi của mình trên nền thi
ca Việt Nam. Một nhà thơ luôn song hành cùng công cuộc cách mạng của đất
nước, ông có tầm tư tưởng, có bản lĩnh của người chiến sĩ và có tài hoa trong
nghệ thuật thi ca. Thơ của Nguyễn Minh Khiêm đã thu hút sự quan tâm nghiên
cứu, đánh giá, nhận diện của khá đông đảo bạn đọc cũng như đồng nghiệp và
các nhà nghiên cứu - phê bình.
Đánh giá chung về nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm, PGS.TS Hỏa Diệu Thúy
nhận xét “Trong làng thơ xứ Thanh, Nguyễn Minh Khiêm hiện đang là cái tên
nổi bật. Không phải hiện tượng đột xuất, cây "thơ" Nguyễn Minh Khiêm ngày
càng tỏa bóng bởi bộ rễ bám rất chắc và cần cù chắt chiu mỡ màu từ mảnh đất
xứ Thanh quê hương. Với hơn hai mươi năm cầm bút, Nguyễn Minh Khiêm đã
cho ra mắt 8 tập thơ dày dặn, 3 tập truyện, một tiểu thuyết và một tập ký (in
chung), ấy là chưa kể còn hàng trăm bài thơ chưa in (!). Nguyễn Minh Khiêm
nhiều lần được vinh danh ở các giải văn chương: giải nhất cho tập thơ Giải Mã
của UBTQ Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam năm 2012; nhiều
lần đoạt giải nhất, nhì trong các cuộc thi thơ do các báo và tạp chí tổ chức, 5
lần đoạt giải trong các cuộc thi truyện kí... Nguyễn Minh Khiêm đã và đang
bộc lộ nội lực của một cây bút lớn”.
Bàn về nội dung, chủ đề thơ, Nguyễn Văn Bảy trong bài “Cây thơ”
Nguyễn Minh Khiêm có viết: “Thơ Nguyễn Minh Khiêm (bài lẻ hay bài dài),
3
đều xây dựng trên bốn chủ đề: 1.Tu thân đức tin (lập ngôn) làm người tử tế. 2.
Tình yêu làng quê non nước cụ thể của người thơ. 3. Thơ viết về Mẹ (mẹ của
riêng anh). 4. Và sau cùng, thơ về chiến tranh, với một cách nhìn của người
lính, một cách nhìn nhân bản” [6].
Nhân kỉ niệm 60 năm ra số đầu tiên, Tạp chí Văn nghệ Quân đội đã trao
giải Cuộc thi thơ 2015-2016. Có trên 700 tác phẩm của hơn 200 tác giả. “Các
tác phẩm đã tập trung vào mảng đề tài thế sự, quân đội, lịch sử, chiến tranh,
những giá trị truyền thống và những đổi thay đi lên của đất nước trong thời kì
mới. Những tác phẩm thơ góp mặt trong cuộc thi, bên cạnh việc ngợi ca vinh
quang của đất nước, cũng nhắc nhớ về những hi sinh mất mát của dân tộc, của
gia đình, cá nhân (những người mẹ, người vợ, người con…) trong hai cuộc
chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. (…). Góp mặt tại cuộc thi, Nhà thơ Nguyễn Minh
Khiêm vinh dự khi được “BTC đã quyết định trao một giải Nhất cho tác giả
Nguyễn Minh Khiêm với chùm bài: Đối thoại ở rừng; Xin về nhận lại; Nhận
hoa” [55]. Như vậy, Có thể nhận thấy sức sống mạnh mẽ của dòng cảm hứng
này trong thơ trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội nói riêng và thơ Việt đương đại
nói chung.
Đánh giá về tác phẩm “Nhận hoa” mới đạt giải của nhà thơ, Viên Lan
Anh viết “Toàn bộ bài thơ là nỗi xót thương vô hạn những liệt sĩ đã ngã xuống
vì hòa bình, độc lập dân tộc và những người đã mất đi một phần nhân dạng,
tính dạng mình qua cuộc chiến tranh. (…). Nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm đã
viết như trong cơn mộng du đau đớn của chính mình về “nỗi buồn chiến tranh”
khiến người còn sống luôn đau đáu vọng nhớ người đã khuất. Hơn thế, tác giả
còn khẳng định đó là món nợ ba sinh mà người còn sống phải trả bằng cách
này hay cách kia, sao cho xứng đáng với máu thịt những thanh tân đã ngã giữa
chiến trường cho hồi sinh Tổ Quốc” [1].
Gần hai mươi tập thơ đã xuất bản là nỗ lực sáng tạo không ngừng nghỉ
của Nguyễn Minh Khiêm. Mỗi tập thơ được xuất bản, luôn được độc giả đón