Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cảm hứng và giọng điệu nghệ thuật trong thơ Trần Nhuận Minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
BÙI MẠNH NGỌC
CẢM HỨNG VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ TRẦN NHUẬN MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
BÙI MẠNH NGỌC
CẢM HỨNG VÀ GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT
TRONG THƠ TRẦN NHUẬN MINH
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Kiến Thọ
Thái Nguyên - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận
văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn
Bùi Mạnh Ngọc
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm
ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn
học, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo
đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên
hướng dẫn TS. Nguyễn Kiến Thọ đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong
suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đã
giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn
Bùi Mạnh Ngọc
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 4
4. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5
7. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 6
8. Cấu trúc của luận văn.................................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
Chương 1. THƠ TRẦN NHUẬN MINH TRONG NỀN THƠ VIỆT NAM
HIỆN ĐẠI ......................................................................................................... 7
1.1. Nhà thơ Trần Nhuận Minh......................................................................... 7
1.1.1. Tiểu sử và quá trình hoạt động sáng tác.................................................. 7
1.1.2. Quan điểm sáng tác ................................................................................. 9
1.1.3. Các giải thưởng đạt được ...................................................................... 11
1.2. Thơ Trần Nhuận Minh trong nền thơ Việt Nam hiện đại ........................ 12
1.2.1. Một số vấn đề chung về nền thơ Việt Nam hiện đại............................. 12
1.2.2. Vị trí, đóng góp của thơ Trần Nhuận Minh .......................................... 16
Chương 2. CẢM HỨNG TRONG THƠ TRẦN NHUẬN MINH .................. 21
2.1. Vấn đề Cảm hứng trong thơ..................................................................... 21
2.1.1. Khái niệm Cảm hứng ............................................................................ 21
iv
2.1.2. Cảm hứng trong thơ .............................................................................. 22
2.2. Cảm hứng trong thơ Trần Nhuận Minh ................................................... 23
2.2.1. Cảm hứng trữ tình ................................................................................. 23
2.2.2. Cảm hứng thế sự ................................................................................... 32
2.2.3. Cảm hứng đối thoại............................................................................... 52
Chương 3. GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT TRONG THƠ TRẦN NHUẬN
MINH .............................................................................................................. 65
3.1. Vấn đề Giọng điệu nghệ thuật trong thơ.................................................. 65
3.1.1. Khái niệm Giọng điệu nghệ thuật ......................................................... 65
3.1.2. Giọng điệu nghệ thuật trong thơ ........................................................... 66
3.2. Giọng điệu nghệ thuật trong thơ Trần Nhuận Minh ................................ 67
3.2.1. Giọng điệu ngợi ca, yêu thương, chia sẻ............................................... 67
3.2.2. Giọng điệu phản tỉnh thực tại................................................................ 72
3.2.3. Giọng điệu tự vấn cá nhân .................................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 86
PHỤ LỤC....................................................................................................... 89
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Để tạo nên diện mạo của nền thơ ca Việt Nam hiện đại, cần có cả một
quá trình với sự đóng góp của nhiều thế hệ, nhiều tác giả. Tất nhiên, thực tế
cho thấy không có nhiều tác giả thể hiện được gương mặt riêng, thể hiện được
cá tính và phong cách trong sáng tạo. Trong khi đó, có một số tác giả (có thể
không nhiều) lại ghi dấu ấn đậm nét, có vị trí không thể thiếu, mà nếu không
có họ thì nền thơ ca sẽ có những khoảng trống nhất định. Vì vậy, muốn nhận
diện một nền thơ ca, cần phải đặc biệt quan tâm nhận diện và phân tích một số
tác giả đặc sắc, có tầm vóc và bề dày sáng tác, tạo được dấu ấn và có những
đóng góp quan trọng vào đời sống thơ ca. Đặt trong góc nhìn đó, có thể thấy
thơ ca hiện đại Việt Nam đã ghi nhận những nhà thơ có vị trí và đóng góp
quan trọng, một trong số đó có nhà thơ Trần Nhuận Minh. Nghiên cứu thơ ca
Trần Nhuận Minh, vì thế, không chỉ là nghiên cứu về một cá nhân, mà còn là
một cách tiếp cận để nhận diện các vấn đề của nền thơ hiện đại Việt Nam nói
chung.
Nhà thơ Trần Nhuận Minh là một tác giả có bề dày sáng tác với hơn hai
mươi tập thơ – một khối lượng đồ sộ đáng nể mà không có nhiều tác giả có
được. Những tác phẩm của Trần Nhuận Minh đã tạo ra một gương mặt tác giả
thực sự đặc sắc, vừa thống nhất vừa đa dạng, vừa thách thức vừa mời gọi. Thơ
ca Trần Nhuận Minh hứa hẹn sẽ đặt ra cho những người nghiên cứu phê bình
nhiều vấn đề ý nghĩa, hữu ích, thậm chí phức tạp, và vì vậy cũng vô cùng hấp
dẫn và đầy gợi mở.
1.3. Hành trình sáng tạo thơ của Trần Nhuận Minh trải dài qua những
giai đoạn lịch sử khác nhau, khởi nguồn từ phong cách thơ truyền thống, ngày
càng hướng đến phong cách thơ hiện đại. Phân tích diễn trình đó, qua sự thay
đổi và vận động mạch thơ Trần Nhuận Minh cũng là một cách để chúng ta có
2
thêm góc nhìn về những thay đổi và vận động của thơ ca Việt Nam hiện đại
nói chung. Vì vậy, việc nghiên cứu thơ Trần Nhuận Minh là một đề tài mang
tính khoa học và có nhiều ý nghĩa.
2. Lịch sử vấn đề
Với một quá trình bề dạy trong hành trình sáng tác hàng nửa thế kỉ (từ
những năm 1960 cho đến nay), thơ của Trần Nhuận Minh đã thu hút sự quan
tâm nghiên cứu, đánh giá, nhận diện của khá đông đảo bạn đọc cũng như
đồng nghiệp và các nhà nghiên cứu - phê bình.
Trong cuốn tiểu luận phê bình Trần Nhuận Minh và một hƣớng tìm
diện mạo mới cho thơ (Nxb Hội Nhà văn, 2015), nhà phê bình văn học Đỗ
Ngọc Yên đã có những nhận diện khái quát về vị trí, đóng góp và chỉ ra một
số đặc điểm quan trọng trong thơ Trần Nhuận Minh: “Trần Nhuận Minh là
người mạnh mẽ đến quyết liệt không chỉ trong việc đổi mới thơ, mà quan
trọng hơn là làm lại chính mình với tư cách là một chủ thể thơ, một sự làm
lại nhọc nhằn, quằn quại và đau đớn. Ông không cần quan tâm đến lý
thuyết về các trào lưu, trường phái hay chủ nghĩa nào, mà có lẽ chỉ quan
tâm làm sao đem đến cho thơ Việt một diện mạo mới và một hơi thở, sức
sống mới [14.tr11].
Trong một công trình nghiên cứu rất công phu với nhan đề Trần
Nhuận Minh và ba lần định vị cho thơ, GS. Phong Lê đã chỉ ra con đường
thơ Trần Nhuận Minh với ba chặng lớn: Áp tải sự thật; Đi tìm hoa và cỏ, và
hoa cỏ; Hành trình về với bản thân. Nó tương ứng với ba cuộc định vị: từ
Nông dân đến Công nhân, từ Công nhân đến Nhân dân, và từ Nhân dân đến
Con người [30.tr5-31].
Khi giới thiệu cuốn sách Trần Nhuận Minh, thi ca tinh tuyển tập (Nxb
Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc, 2014), dịch giả người Trung
Quốc – GS.TS. văn học Phùng Trọng Bình đã có những đánh giá mang tính
3
khái quát chung về sự nghiệp thơ ca Trần Nhuận Minh: “Từ chỗ là một nhà
thơ viết về đề tài công nhân rồi đến nhân dân, rồi sau đó lại chuyển sang đề tài
về nhân loại, bước ngoặt lớn về cả tư tưởng nghệ thuật đến bút pháp này đã
phần nào thể hiện sự đồng nhất và hài hòa trong cuộc sống và sáng tác của
Trần Nhuận Minh… Thời gian sáng tác của những tác phẩm này cách nhau
rất xa, bao gồm rất nhiều nội dung phong phú về xã hội, cuộc sống, lối thể
hiện văn học vô cùng độc đáo và thú vị, thể hiện được sự trưởng thành về tư
tưởng và nghệ thuật của nhà thơ [14.tr206-207].
Trong luận văn thạc sĩ Ngữ Văn Thơ Trần Nhuận Minh (Nguyễn Văn
Hưng, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, 2011), tác giả đã đi vào phân tích,
đánh giá một cách khá tổng thể về thơ của Trần Nhuận Minh. Đồng thời, tác
giả cũng đã có những nhận định rất cụ thể về những đặc điểm riêng biệt và
nổi bật nhất trong thế giới thơ ca Trần Nhuận Minh. Tác giả cho rằng: “Đặc
điểm nổi bật trong thơ Trần Nhuận Minh là sự đan kết thực – hư trong việc
xây dựng thế giới hình tượng đã mở ra khả năng chiếm lĩnh, nắm bắt và giải
thích hiện thực, đồng thời diễn tả thế giới tâm linh vốn nhiều bí ẩn và những
dấu hiệu mong manh mơ hồ, khó nắm bắt. Người đọc vì thế khi tiếp cận thơ
ông phải tiếp cận trong tính chất đa chiều, khái quát và phong phú. Thơ ông,
quả là một thứ thơ có màu sắc riêng, có phong cách riêng và có một vị trí
riêng trong đời sống thơ ca hiện đại” [19.tr2]. Cùng với luận văn này, có thể
kể đến một số luận văn khác cũng đã góp phần đưa ra những cách tiếp cận và
đánh giá khá phong phú, đa diện về thơ Trần Nhuận Minh, như Cảm hứng thế
sự và đời tƣ trong thơ Trần Nhuận Minh (Chung Thị Thúy, Đại học Vinh,
2009), Chủ thể trữ tình trong thơ Trần Nhuận Minh (Lê Thị Hải Hà, Đại học
Sư phạm Hà Nội, 2008).v.v..
Bên cạnh đó, có khá nhiều bài viết nghiên cứu phê bình về cuộc đời
thơ, các tập thơ, các mảng đề tài thơ nổi bật của Trần Nhuận Minh, như: Trần
Nhuận Minh (PGS.TS. Vũ Văn Sỹ); “Nhà thơ và hoa cỏ” – tập thơ thế sự về