Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cảm hứng sáng tác của thu bồn trong tiểu thuyết dưới đám mây màu cánh vạc.
PREMIUM
Số trang
79
Kích thước
704.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1128

Cảm hứng sáng tác của thu bồn trong tiểu thuyết dưới đám mây màu cánh vạc.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------

CAO THỊ NHÀN

CẢM HỨNG SÁNG TÁC CỦA THU

BỒN TRONG TIỂU THUYẾT DƯỚI

ĐÁM MÂY MÀU CÁNH VẠC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Cảm hứng có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo ra tác phẩm

nghệ thuật. Cảm hứng được xem như là linh hồn của cấu trúc nghệ thuật, chi

phối và ảnh hưởng đến các yếu tố thuộc bình diện hình thức và nội dung của

tác phẩm. Vì thế, nghiên cứu về cảm hứng sáng tác sẽ định hướng cho chúng

tôi tiếp cận được tác phẩm đồng thời hiểu thêm phong cách của nhà văn.

Tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh vạc được Thu Bồn lấy cảm hứng

từ hiện thực chiến tranh khốc liệt, đau thương mà hào hùng của cuộc kháng

chiến chống Mỹ. Trong cuộc chiến gian khổ ấy, hình ảnh của những người

con chiến trận – chiến sĩ du kích kiên cường, quả cảm, với những chiến tích

lừng lẫy, vang dội cùng tập thể nhân dân với phẩm chất tốt đẹp ở họ. Bên

cạnh đó, còn là hình ảnh quê hương, đất nước, cảnh sắc thiên nhiên, với

những gam màu tươi đẹp. Tất cả đã tạo nên nguồn cảm xúc dồi dào, nguồn

cảm hứng bất tận giúp Thu Bồn viết nên những trang văn in đậm hiện thực

của cuộc sống. Đồng thời tác phẩm còn thể hiện tính nhân văn cũng như

khẳng định sức mạnh của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến với một

niềm tin vào những phẩm chất tốt đẹp, vững bền của con người Việt Nam

trước những thử thách của lịch sử.

Nghiên cứu “Cảm hứng sáng tác của Thu Bồn trong tiểu thuyết Dưới

đám mây màu cánh vạc” sẽ giúp chúng tôi đi sâu vào thế giới nghệ thật của

tác phẩm, đồng thời giúp ích trong việc học tập và nghiên cứu sau này.

2. Lịch sử vấn đề

Thu Bồn là một nhà văn nhưng đồng thời cũng là một nhà thơ cách

mạng. Các sáng tác của ông chủ yếu viết về những năm tháng chiến tranh

gian khổ mà hào hùng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tiêu

biểu là tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh vạc. Từ khi ra đời, tác phẩm đã

được giới phê bình, nghiên cứu chú ý quan tâm nhiều. Tuy nhiên các công

2

trình phần lớn chỉ tập trung nghiên cứu về một vài khía cạnh hoặc đánh giá

khái quát về tác phẩm, còn về phương diện cảm hứng sáng tác của Thu Bồn

trong tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh vạc thì còn rất ít. Có thể kể đến

đến một số công trình, bài viết như sau:

Trong bài viết “Dưới đám mây màu cánh vạc và nữ du kích anh hùng”,

tác giả Ngô Thảo đã khái quát gần như toàn bộ về nội dung và giá trị hiện

thực của tác phẩm. Ông viết “Thế giới hiện thực càng phong phú hơn bởi tác

giả huy động được sự tham gia rộng rãi của nhiều loài vật vốn quen thân với

xóm làng. Những đàn vạc ăn đêm, mà màu cánh - màu gio như biểu tượng

của một vòm trời u ám...còn lại là con trâu ve của thằng Thí, những con kì

nhông, ngọn gió và cơn bão” [30, tr. 214]. Cũng trong bài viết này, tác giả đi

sâu vào phân tích hình tượng nữ du kích anh hùng Trần Thị Tâm - nhân vật

trung tâm của tác phẩm. Ngô Thảo nhận xét “Giữa những người du kích ấy,

Trần Thị Tâm không nổi bật về trí thông minh, hành động dũng cảm hay

những chiến công đặc xuất. Nhưng con người Trần Thị Tâm luôn có sự tỏa

sáng của một tấm lòng đôn hậu, thủy chung, dịu dàng rất mực, đây là nguồn

gốc mọi quyết định sáng suốt, đúng đắn kịp thời của người nữ anh hùng” [30,

tr.216]. Nhân vật nữ du kích Trần Thị Tâm chính là đối tượng đã đem đến

nguồn cảm hứng thôi thúc Thu Bồn sáng tác tác phẩm này và tác giả viết

“Trong tình hình chung đó, tiểu thuyết viết về anh hùng Trần Thị Tâm của

Thu Bồn như một báo hiệu đáng mừng về nỗ lực không ngừng của người

viết” [30, tr.211].

Phan Cư Đệ - Hà Minh Đức trong cuốn Nhà văn Việt Nam (1945-

1975), Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp đã đề cập đến cảm hứng của

các nhà văn về chân dung các nhân vật nữ anh hùng trong cuộc kháng chiến

chống Mỹ. Các tác giả cho rằng: “Những dũng sĩ ở Củ Chi, những anh hùng

như Út Tịch ở Trà Vinh, Nguyễn Thị Hạnh ở Long An, Trần Thị Tâm ở

Quảng Trị(...)đã từ cuộc đời nghiễm nhiên đi vào trang sách” [9, tr.23].

3

Ngô Thảo với bài viết “Sự hình thành và phát triễn của đội ngũ nhà

văn kiểu mới”, đã nhận định: “Mấy chục năm sau, Thu Bồn lấy tài liệu về một

người nữ anh hùng cùng quê mãi không bắt tay vào viết được. Vậy mà, dưới

bầu trời Quảng Trị đầy bom đạn và pháo sáng năm 1972, lần đầu tiếp xúc với

những tài liệu về Trần Thị Tâm, anh viết được Dưới đám mây màu cánh vạc,

tiểu thuyết hai tập vào loại thành công nhất của loại truyện anh hùng người

thật, việc thật” [32, tr.299]. Nguồn cảm hứng của Thu Bồn trong tiểu thuyết

Dưới đám mây màu cánh vạc đó chính là hiện thực chiến tranh trên mảnh đất

Quảng Trị và nữ du kích anh hùng Trần Thị Tâm.

Đinh Xuân Dũng với bài viết “Một ánh cầu vòng trong tiểu thuyết (Thu

Bồn với Dưới đám mây màu cánh vạc)” cũng đã đề cập đến yếu tố tạo nên

nguồn mạch cảm hứng dồi dào của Thu Bồn trong tiểu thuyết Dưới đám mây

màu cánh vạc chính là nữ du kích anh hùng Trần Thị Tâm. Tác giả viết:

“Tháng 5 năm 1972, anh về Quảng Trị, mảnh đất mà đã lâu anh ước ao sống

với nó, hiểu nó và viết về nó. Hình ảnh của người con gái Quảng Trị - liệt sĩ

Trần Thị Tâm vừa được tuyên dương anh hùng đã tác động sâu sắc đến Thu

Bồn. Anh tìm thấy ở người con gái ấy những biểu hiện chân chất của chủ

nghĩa anh hùng, những đặc điểm độc đáo của con người và mảnh đất vùng

biển này: đau thương mà gan góc, gân guốc mà kiên cường vô hạn. Hình ảnh

người nữ anh hùng đã thôi thúc Thu Bồn đến với một ý đồ sáng tác mới. Tiểu

thuyết mới Dưới đám mây màu cánh vạc ra đời từ một nguồn xúc động nồng

nàn” [7, tr.74].

Đỗ Đức Hiểu trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới), đã khái quát được

cảm hứng chung trong các tiểu thuyết của Thu Bồn, đặc biệt là các tiểu thuyết

của ông trong giai đoạn sáng tác trước năm 1975, tiêu biểu là tiểu thuyết Dưới

đám mây màu cánh vạc. Đỗ Đức Hiểu nhận định “Các tiểu thuyết của Thu

Bồn đều tìm cảm hứng và chất liệu từ cuộc kháng chiến chống Mỹ ở nhiều

vùng khác nhau của miền Nam, đặc biệt là ở Quảng Nam - quê hương ông.

4

Ngay những tác phẩm viết trong lúc chiến tranh diễn ra ác liệt (Chớp trắng,

Hòn đảo chân ren, Dưới đám mây màu cánh vạc (...) đã thể hiện được niềm

tin vững chắc của Thu Bồn vào thắng lợi cuối cùng của cuộc đấu tranh dành

độc lập và thống nhất của nhân dân” [16, tr.1699].

Phạm Ngọc Hiền với bài viết “Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Dưới đám

mây màu cánh vạc của Thu Bồn”, đã đi sâu phân tích những biểu hiện của

yếu tố kỳ ảo thể hiện trong tác phẩm. Trên cơ sở đó, ông nhận định “Khi mô

tả cuộc kháng chiến thời hiện đại, nhiều nhà văn đã sử dụng bút pháp huyền

thoại với tinh thần “biến hiện thực thành hoang đường” mà không đánh mất

tính chân thực”. Có thể nói, Thu Bồn là người sử dụng nhiều nhất yếu tố kỳ

ảo trong văn xuôi. Tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh vạc của ông đã tạo

nên nét độc đáo riêng biệt và sẽ khẳng định sức hấp dẫn mạnh mẽ trong tương

lai giống như loại hình văn học huyễn tưởng trong văn học thế giới” [36,

tr.68]. Tác giả đưa ra đánh giá xác đáng “Thu Bồn đã tô điểm vào bức tranh

hiện đại đó bằng một màu sắc huyền thoại, thậm chí có chổ quái dị, có thể gây

“sốc” cho những bạn đọc chưa chuẩn bị sẵn tâm thế tiếp nhận. Có thể chia thế

giới kì dị trong tác thẩm ba loại: Các sự vật hiện tượng thiên nhiên, thế giới

loài vật và thế giới con người” [36, tr.68].

Trong bài viết “Những cái “nhất” trong tiểu thuyết Việt Nam 1945-

1975, Phạm Ngọc Hiền cho rằng: “Tác phẩm sử dụng đậm đặc nhất bút pháp

hiện thực kỳ ảo là Dưới đám mây màu cánh vạc (Thu Bồn). Mặc dù miêu tả

cuộc chiến thời chống Mỹ nhưng tác giả đã phủ lên một màu sắc huyền thoại,

hư hư, thực thực” [37, tr.29]. Ở công trình nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam

1945-1975, ông cũng đã đánh giá: “Thu Bồn đã sử dụng bút pháp kỳ ảo làm

cho các hiện tượng thiên nhiên và loài vật có đời sống như con người, âm

dương lẫn lộn, không gian - thời gian bị bẻ cong. Nhiều nhân vật có diện mạo

riêng sắc nét như mụ Cửu Xéo, lão Mãn, mụ Khờ Thứ…ngôn ngữ sống động,

giàu màu sắc tu từ. Tác phẩm xứng đáng là một trong những tiểu thuyết xuất

5

sắc của Việt Nam” [37, tr.312].

Trong cuốn Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (tập 2), Lê Dục Tú đã

tóm tắt một cách chi tiết toàn bộ tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh vạc.

Đồng thời tác giả đã ngợi ca về sức mạnh của cuộc chiến đấu gian lao mà anh

dũng của đội du kích ở vùng biển Hải Lăng - Quảng Trị: “Dưới đám mây màu

cánh vạc viết về cuộc đối đầu quyết liệt để giành sự sống và bảo toàn lực

lượng của đội du kích ở vùng biển Hải Lăng - Quảng Trị. Tác giả đã miêu tả

sinh động và làm nổi bật phẩm chất cách mạng kiên định và tinh thần chịu

đựng gian khổ của những chiến sĩ du kích nơi đây” [1, tr.166].

Nhìn chung, các công trình, bài viết trên mới quan tâm đến một số

phương diện: về nhân vật, khái quát về hiện thực chiến tranh cách mạng, yếu

tố kì ảo trong tác phẩm... Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể

Cảm hứng sáng tác của Thu Bồn trong tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh

vạc. Bởi vậy, chúng tôi xác định đây là công trình nghiên cứu đầu tiên theo

hướng toàn diện, hệ thống.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Cảm hứng sáng tác của Thu Bồn –

với những biểu hiện cảm hứng và phương thức thể hiện cảm hứng trong tác

phẩm Dưới đám mây màu cánh vạc.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh vạc của Thu

Bồn, Nxb Hội nhà văn, (2007).

4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình triển khai đề tài chúng tôi vận dụng một số phương

pháp sau:

- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Với phương pháp này, một mặt chúng tôi

khảo sát tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh vạc của Thu Bồn như một hệ

6

thống độc lập. Mặt khác, chúng tôi cũng đặt tác phẩm trong một số tiểu thuyết

của Thu Bồn để có được cái nhìn toàn diện nhất.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Trên cơ sở của phương pháp tiếp cận hệ

thống, chúng tôi đã sử dụng thao tác phân tích - tổng hợp để khai thác vấn đề,

phân tích những biểu hiện cảm hứng trong tiểu thuyết Dưới đám mây màu

cánh vạc ở nhiều khía cạnh khác nhau để đưa ra những kết luận chung nhất.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Khảo sát cảm hứng sáng tác của Thu Bồn

trong tiểu thuyết Dưới đám mây màu cánh vạc, chúng tôi tiến hành so sánh,

đối chiếu tác phẩm với các tiểu thuyết khác của Thu Bồn cũng như các tiểu

thuyết của các tác giả đương thời để làm rõ vấn đề nghiên cứu.

5. Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận nội dung chính của khóa luận gồm 3 chương.

Chương 1. Sáng tác của Thu bồn trong văn xuôi Việt Nam 1945-1975

Chương 2. Những biểu hiện cảm hứng trong

Dưới đám mây màu cánh vạc

Chương 3. Một số phương thức thể hiện cảm hứng trong

Dưới đám mây màu cánh vạc

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!