Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cảm hứng sáng tác của sương nguyệt minh qua tập truyện ngắn chợ tình.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
HÀ THỊ THƯƠNG TRÚC
CẢM HỨNG SÁNG TÁC CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH
QUA TẬP TRUYỆN NGẮN CHỢ TÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đà Nẵng, tháng 05/2014
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
CẢM HỨNG SÁNG TÁC CỦA SƯƠNG NGUYỆT MINH
QUA TẬP TRUYỆN NGẮN CHỢ TÌNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thanh Trường
Người thực hiện:
HÀ THỊ THƯƠNG TRÚC
(Khóa 2010 -2014)
Đà Nẵng, tháng 05/2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Trường. Kết quả nghiên cứu là trung thực
và chưa có tài liệu nào công bố.
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Hà Thị Thương Trúc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài..................................................................... 4
5. Bố cục khóa luận........................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................6
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG....................................................................6
1.1. Cảm hứng sáng tác trong tác phẩm nghệ thuật.................................... 6
1.1.1. Quan niệm về cảm hứng sáng tác ........................................................... 6
1.1.2. Biểu hiện của cảm hứng sáng tác trong tác phẩm nghệ thuật................. 8
1.2. Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn Việt Nam đương đại............. 10
1.2.1. Hướng đến phản ánh những vấn đề bình dị trong cuộc sống đời thường... 10
1.2.2. Hướng về sự vận động trong đời sống nội tâm của con người............. 12
1.3. Truyện ngắn Sương Nguyệt Minh trong dòng cảm hứng sáng tác
truyện ngắn đương đại.................................................................................. 15
Chương 2. NHỮNG BIỂU HIỆN CẢM HỨNG SÁNG TÁC QUA TẬP
TRUYỆN NGẮN CHỢ TÌNH.................................................................................18
2.1. Về thiên nhiên......................................................................................... 18
2.1.1. Thiên nhiên thơ mộng, đậm sắc màu .................................................... 18
2.1.2. Thiên nhiên giao hòa với con người ..................................................... 21
2.2. Về con người ........................................................................................... 25
2.2.1. Con người cô đơn trước quy luật hiện tồn ............................................ 25
2.2.2. Con người thức tỉnh trong bản thể tự nhiên.......................................... 31
2.2.3. Con người mang khát vọng nhân tính................................................... 34
Chương 3. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CẢM HỨNG SÁNG
TÁC QUA TẬP TRUYỆN NGẮN CHỢ TÌNH...................................................38
3.1. Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình và tâm lí ........................ 38
3.1.1. Ngoại hình nhân vật – Sự khắc họa chân dung..................................... 38
3.1.2. Diễn biến tâm lí – Sự thể hiện tính cách............................................... 41
3.2. Không – thời gian nghệ thuật................................................................ 45
3.2.1. Không – thời gian sinh hoạt đời thường ............................................... 45
3.2.2. Không – thời gian tâm lí ....................................................................... 49
3.3. Ngôn ngữ................................................................................................. 52
3.3.1. Ngôn ngữ nhân vật................................................................................ 53
3.3.2. Ngôn ngữ người kể chuyện................................................................... 55
3.4. Giọng điệu............................................................................................... 59
3.4.1. Giọng điệu trữ tình, đậm chất thơ ......................................................... 60
3.4.2. Giọng điệu triết lý, suy tư ..................................................................... 62
KẾT LUẬN.................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................69
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cảm hứng là một trong những yếu tố đầu tiên của quá trình sáng tạo
nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. Là một trong những thành phần
nội dung cấu thành nên tác phẩm văn học, cảm hứng sáng tác luôn là đối
tượng được các nhà lí luận, nghiên cứu, phê bình quan tâm.
Trong dòng chảy văn học dân tộc, truyện ngắn đương đại ngày càng đáp
ứng được những yêu cầu thẩm mĩ và thị hiếu của độc giả. Minh chứng rõ nhất
cho sự lên ngôi của truyện ngắn chính là sự xuất hiện hàng loạt những gương
mặt như: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Phan Thị Vàng Anh,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư… Nhà văn Sương Nguyệt Minh là
một trong số đó.
Chợ tình của Sương Nguyệt Minh là tập truyện ngắn lấy cảm hứng từ
cuộc sống thời hậu chiến. Chiến tranh đã lùi xa, con người đã không còn phải
vật lộn với mưa bom bão đạn mà được trở về với cuộc sống thường nhật, một
cuộc sống “vốn lắm nỗi buồn nhưng chẳng bao giờ thiếu niềm vui”. Con
người giờ đây ngoài đi tìm lại bản ngã đã đánh rơi còn hướng về cội nguồn
dân tộc với những nét đẹp của văn hóa truyền thống và hòa mình vào thiên
nhiên vạn vật... Tất cả là đều là nguồn cảm hứng bất tận để Sương Nguyệt
Minh tạo nên những thành phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo.
Thực hiện nghiên cứu đề tài “Cảm hứng sáng tác của Sương Nguyệt
Minh qua tập truyện ngắn Chợ Tình” sẽ giúp chúng tôi có thêm nhiều hiểu
biết về thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của nhà văn cũng như góp phần
khẳng định vị trí và những đóng góp của Sương Nguyệt Minh cho truyện
ngắn đương đại.
2
2. Lịch sử vấn đề
Với “sức đàn ông lực điền trên cánh đồng chữ nghĩa” [27], các sáng tác
của Sương Nguyệt Minh đã tạo ra một làn sóng dư luận sôi nổi trong giới
nghiên cứu phê bình và thu hút được sự quan tâm của nhiều độc giả. Trong
khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ giới thiệu những công trình, bài viết tiêu
biểu liên quan đến phạm vi nghiên cứu:
Trong bài Sự cố vạ chữ của nhà văn Sương Nguyệt Minh, nhà văn Hồ
Phương khi đọc truyện Nỗi đau dòng họ - một truyện ngắn nằm trong tập Chợ
tình đã bộc bạch: “Mình đọc truyện thấy có mùi, có vị. Truyện đầu tay, nhưng
cảm thấy đã rõ hình hài cốt cách một người viết chuyên nghiệp trong đó...”
[29].
Nhà văn Tạ Duy Anh trong bài Sương Nguyệt Minh giữa thế giới hư
thực khi nói về tác động của những trải nghiệm đời thực trong truyện ngắn
của Sương Nguyệt Minh, ông cho rằng “Sương Nguyệt Minh đi nhiều, thích
trải nghiệm, đam mê quan sát và những phẩm chất đó khiến văn của ông
khoáng đạt, giầu chất thơ, tiềm tàng nhiều nội lực. Tính cách mạnh mẽ, khí
khái, nghiêm túc với vốn ngôn ngữ phong phú cho ông có một giọng văn vừa
buông tuồng, nhấn nhá kiểu dân dã vừa nghiêm cẩn, cốt cách.”. Bàn thêm về
Những vùng trời của họ thì tác giả bài viết cho đây “là một truyện ngắn đầy
tính bi kịch của một hài kịch nhân thế…” [23].
Nguyễn Hữu Quý gọi những nhà văn như Sương Nguyệt Minh, Nguyễn
Bình Phương là “lớp đàn anh trong đội ngũ nhà văn quân đội xuất hiện sau
1975” và kết luận: “lớp nhà văn quân đội sau năm 1975 đã có những đóng
góp vào nền văn học đổi mới của nước nhà với những tên tuổi nổi bật như
Nguyễn Bình Phương, Trần Anh Thái, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Đình
Tú. Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa..” [28]. Có cùng ý kiến này, tác giả
Nguyễn Văn Hùng trong bài viết Truyện ngắn về đề tài lịch sử từ đầu thế kỉ