Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết của dương hướng qua "bến không chồng" và "dưới chín tầng trời"
PREMIUM
Số trang
159
Kích thước
1.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1179

Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết của dương hướng qua "bến không chồng" và "dưới chín tầng trời"

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN VĂN CHƯƠNG

CẢM HỨNG BI KỊCH TRONG TIỂU THUYẾT

CỦA DƯƠNG HƯỚNG QUA “BẾN KHÔNG CHỒNG”

VÀ “DƯỚI CHÍN TẦNG TRỜI”

Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM

Mã số: 60.22.34

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng, Năm 2012

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN NGỌC THU

Phản biện 1: TS. NGUYỄN THÀNH

Phản biện 2: TS. CAO THỊ XUÂN PHƯỢNG

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học

Đà Nẵng vào ngày 25 tháng 8 năm 2012

Có thể tìm luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1. Trong công cuộc đổi mới của văn học nước ta từ sau 1986, Dương

Hướng là một trong những gương mặt được sự chú ý của bạn đọc và

giới phê bình. Việc đi sâu tìm hiểu tiểu thuyết Dương Hướng không

chỉ để hiểu thêm về một nhà văn mà còn có ý nghĩa thấy được phần

nào sự vận hành của dòng chảy của văn xuôi đương đại nước ta khi

bước vào thời kỳ đổi mới.

1.2. Dương Hướng sáng tác chưa nhiều, nhưng trong tác phẩm của

ông, nhất là qua hai cuốn tiểu thuyết “Bến không chồng”(1990) và

“Dưới chín tầng trời” (2007) đã chứng tỏ bút lực của một nhà văn

thực tài, thực tâm, có bản lĩnh và một cảm quan hiện thực nhạy bén,

tinh tế. Cái mới mẻ, hấp dẫn từ hai tác phẩm này chính là ở nội dung

phản ánh hiện thực, một hiện thực đa dạng, phong phú với những

nguồn cảm hứng hướng tới giá trị nhân bản của thế giới phận người;

mà trong đó một trong những cảm hứng nổi bật là cảm hứng bi kịch –

như một cảm hứng chủ đạo trong tiểu thuyết của Dương Hướng. Đây

cũng là một yếu tố khiến cho tác phẩm của Dương Hướng tạo được

dấu ấn riêng, độc đáo so với những tác phẩm trước đó cũng như đương

thời.

1.3. Vì vậy, tìm hiểu cảm hứng bi kịch qua “Bến không chồng” và

“Dưới chín tầng trời”, tức là phát hiện một mạch ngầm giàu giá trị

cảm xúc và thẩm mỹ trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Dương

Hướng, đồng thời cũng thấy được đóng góp của một nhà văn trong

việc mạnh dạn mở ra nhiều hướng tiếp cận hiện thực đời sống với cái

nhìn đi sâu vào những vấn đề của thân phận con người, mà trước đó do

hoàn cảnh ra đời văn xuôi nước ta chưa có dịp hoặc còn ít đề cập đến.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Giới nghiên cứu phê bình văn học đã dành sự quan tâm nhiều

đến các tác phẩm của Dương Hướng nói chung và hai tiểu thuyết “Bến

không chồng” và “Dưới chín tầng trời” nói riêng . Dưới đây chỉ điểm

lại một số ý kiến trực tiếp liên quan đến đề tài.

Trước hết, phải nói đến ý kiến của tác giả Nguyễn Văn Long

khi nhận định về tác phẩm “Bến không chồng”:“ Sức hấp dẫn của

cuốn tiểu thuyết chính là ở sự chân thực, ở vốn hiểu biết đời sống nông

thôn và một cách nhìn cảm thông, nhân đạo với số phận con người…”

[36.407].

Với bài viết “Bi kịch lạc quan trong Dưới chín tầng trời ”

được in trên Tạp chí Nhà văn số 10-2008; nhà nghiên cứu Bùi Việt

Thắng đã đưa ra những nhận xét, đánh giá sâu sắc về khía cạnh làm

nên vẻ đẹp, giá trị của tác phẩm, đó là “Bi kịch lạc quan”. Ông khẳng

định tiểu thuyết “Dưới chín tầng trời” mang tính bi kịch nhưng cái bi

kịch đó không phải chỉ là nỗi đau, sự mất mát mà còn đem lại niềm tin

vào một ngày mai thông qua số phận bi kịch của các nhân vật trong

những biến thiên của lịch sử.

Bài viết “Từ Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời” của

Phong Lê được đăng trên Tạp chí Nhà văn số 9 – 2009 đã có sự nhìn

nhận, đánh giá về những bước tiến trong sáng tác của Dương Hướng.

Ông cho rằng tiểu thuyết “Dưới chín tầng trời” là một bước tiến so

với “Bến không chồng”. Theo tác giả thì nguyên nhân sâu xa đưa đến

những khổ đau, bi kịch, bất hạnh của những thân phận con người trong

tác phẩm là “do lịch sử để lại”. Ở tác phẩm “Dưới chín tầng trời”; sau

khi khái quát cơ bản về nội dung, tác giả Phong Lê đề cập đến một số

nét nổi trội về nghệ thuật của tác phẩm. Rõ ràng GS Phong Lê rất tâm

đắc và đặc biệt ghi nhận sự vận động của tư tưởng và bút pháp nghệ

thuật từ “Bến không chồng” đến “Dưới chín tầng trời” của Dương

Hướng.

Trong một bài viết có tựa đề “Cách nhìn của Dương Hướng

trong tiểu thuyết Dưới chín tầng trời ”, GS Hoàng Ngọc Hiến đã nêu

bật những giá trị thẩm mỹ cũng như chất hiện thực sinh động, mới mẻ

của cuốn tiểu thuyết .Thông qua việc phân tích một số nhân vật của tác

phẩm, nhà phê bình đã làm rõ những đặc sắc của nghệ thuật xây dựng

nhân vật, khẳng định sự thành công của nghệ thuật tiểu thuyết Dương

Hướng. Từ đó, tác giả làm toát lên muôn mặt của hiện thực đời sống

đa dạng, đa chiều, phức tạp được phản ánh trong tác phẩm.

Trong bài viết “Tản mạn về Dương Hướng với Bến không

chồng và Dưới chín tầng trời ”, tác giả Nguyễn Duy Liễm đã đánh giá

và khẳng định những thành công của hai cuốn tiểu thuyết cả về

phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tác giả cho

rằng Dương Hướng có một cái nhìn thật tinh tường, sắc sảo khi quan

sát và tái hiện mảnh đất và con người quê hương trong “Bến không

chồng”. Với tác phẩm “Dưới chín tầng trời”, Nguyễn Duy Liễm đã

điểm qua một số nhân vật và số phận nhân vật trong vòng xoáy thời

cuộc với những biến thiên của lịch sử. Theo tác giả, Dương Hướng

không phán xét mà chỉ phác thảo lại thời đại để con người tự phán xét

lấy chính mình. Và đây thể hiện cách nhìn rất thực tế, rất nhân bản, rất

nhân sinh quan của Dương Hướng.

Tác giả Trần Thị Phương Thảo với bài viết “Dương Hướng

sau Bến không chồng” đăng trên tạp chí Văn Nghệ Quân đội số 7 -

2008 đã khẳng định sự thành công của hai tiểu thuyết “Bến không

chồng” và “Dưới chín tầng trời”. Tác giả đánh giá điểm nổi bật của

“Bến không chồng” là cái nhìn mới trong một đề tài vốn quen thuộc

xưa nay. Đến tác phẩm “Dưới chín tầng trời”, tác giả cho rằng đây là

bước tiến dài, một sự vượt trội của Dương Hướng trong hành trình

sáng tác cũng như quan niệm nghệ thuật.

Khóa luận của Phạm Nguyên Giang với đề tài “Nhân vật và

cốt truyện trong tiểu thuyết “Dưới chín tầng trời” của nhà văn Dương

Hướng ” đã đi vào nghiên cứu tương đối kỹ về vấn đề xây dựng nhân

vật và cốt truyện trong cuốn tiểu thuyết này, khẳng định giá trị của

“Dưới chín tầng trời” cũng như những đóng góp của nhà văn Dương

Hướng trong nền tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ

của Đặng Thị Tuyết với đề tài “Đặc điểm tiểu thuyết Dương Hướng”

đã đặt tiểu thuyết Dương Hướng trong bối cảnh chung của tiểu thuyết

Việt Nam từ đổi mới đến nay để xác lập vị trí quan trọng của nó. Luận

văn đã đề cập đến quan niệm văn chương mới mẻ của Dương Hướng,

nêu bật được những nội dung về nông dân, nông thôn và những bi kịch

cá nhân trong những tác phẩm của Dương Hướng. Tác giả cũng đề cập

đến những điểm nổi trội về nghệ thuật của 3 cuốn tiểu thuyết như: cốt

truyện, nhân vật, điểm nhìn trần thuật và giọng điệu. Cũng nghiên cứu

về tiểu thuyết Dương Hướng nhưng Minh Huyền lại tập trung vào mặt

nghệ thuật với đề tài luận văn Thạc sĩ “Nghệ thuật tiểu thuyết Dương

Hướng”. Tác giả đã nghiên cứu khá kỹ và rất công phu trong việc

thống kê số lượng nhân vật, phân loại các tuyến nhân vật và nhân vật

trong mối quan hệ vừa độc lập vừa đan xen vào nhau. Từ đó tác giả

làm nổi bật giá trị của tiểu thuyết Dương Hướng.

Tiếp nhận ý kiến của người đi trước; luận văn đi sâu tìm hiểu

và phát hiện cảm hứng bi kịch như một đặc điểm nổi bật giàu bản sắc

thẩm mỹ trong thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Dương Hướng, để

qua đó thấy được đóng góp của nhà văn trong sự nghiệp đổi mới nền

văn học nước nhà.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn chủ yếu tập trung phân tích, lý giải và làm nổi bật

“Cảm hứng bi kịch” trong tiểu thuyết của Dương Hướng qua hai bình

diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện. Từ đó thấy được sự

vận động và phát triển của văn xuôi đương đại qua một tác giả nói

riêng và cả nền văn học nói chung.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn giới hạn ở hai cuốn tiểu thuyết “Bến không chồng”

( NXB Văn hóa Thông tin, 2011) và “Dưới chín tầng trời” (NXB Hội

Nhà văn, 2007 ). Ngoài ra, luận văn còn có đề cập ít nhiều đến các tác

phẩm khác của Dương Hướng và của các nhà văn cùng thời để có cơ

sở so sánh khi cần thiết.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng và phối hợp các

phương pháp sau đây:

- Phương pháp lịch sử

- Phương pháp tiếp cận hệ thống

- Ngoài ra còn sử dụng phối hợp các phương pháp khác như:

phương pháp cấu trúc; phương pháp so sánh, phương pháp thống kê,

phân tích, tổng hợp.v..v.

5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo,

phần nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Nhìn lại hành trình sáng tác của Dương Hướng

Chương 2: Những biểu hiện của cảm hứng bi kịch trong tiểu

thuyết của Dương Hướng qua “Bến không chồng” và “Dưới chín tầng

trời”

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện cảm hứng bi kịch trong tiểu

thuyết “Bến không chồng” và “Dưới chín tầng trời” của Dương

Hướng.

* * *

Chương 1

NHÌN LẠI HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA DƯƠNG HƯỚNG

1.1. Về nhà văn Dương Hướng

1.1.1. Từ cuộc đời và những trang viết ban đầu…

Dương Hướng sinh ngày 08 tháng 7 năm 1949 tại làng An

Lệnh, xã Thụy Liên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Tuổi thơ của

Dương Hướng gắn với vùng quê lúa thật nhiều kỷ niệm. Tất cả in sâu

vào tâm hồn, ký ức của nhà văn trong suốt hành trình và những thăng

trầm của cuộc đời. Ông từng làm công nhân quốc phòng, học tại

trường Kỹ thuật tàu thủy, công tác tại Công ty vận tải đường sông 204-

208, đi bộ đội chiến đấu ở đơn vị E573 thuộc Quân khu V. Sau ngày

miền Nam hoàn toàn giải phóng ( 30-4-1975), Dương Hướng rời quân

ngũ, được điều về công tác tại Cục hải quan Quảng Ninh cho đến lúc

nghỉ hưu. Xem ra, những chặng đường đời và những công việc, vị trí

công tác mà Dương Hướng đã trải qua có vẻ như ít liên quan đến văn

chương nghệ thuật. Thế nhưng, với niềm say mê viết văn cộng với sự

trải nghiệm, trăn trở, quan niệm về sự sống và cái chết, Dương Hướng

đến với văn chương và đã thành công. Điều này giúp ta hiểu hơn về

sáng tác và cảm hứng bi kịch trong sáng tác của nhà văn. Ở chặng

đường thử bút ban đầu với thể loại truyện ngắn, ông được giải thưởng

văn nghệ Hạ Long (1981-1985) với tác phẩm “Ô của mặt trời mọc”;

giải thưởng đất Quảng năm 1987 với “Quảng đời còn lại”. Và cho

xuất bản tập truyện ngắn “Gót son”, xuất bản năm 1989.

1.1.2…Đến khẳng định vị trí trên văn đàn

Chỉ ngay sau“Gót son” một năm, Dương Hướng đã cho ra đời

tiểu thuyết “Bến không chồng” (1990). Tác phẩm nhanh chóng được bạn

đọc và được giới nghiên cứu, phê bình hào hứng đón nhận. Tác phẩm “Bến

không chồng” được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, năm 1991;

được xem như là một hiện tượng nổi bật của văn xuôi đương đại khi bước

vào thời kỳ đổi mới. Tác phẩm đã khẳng định vị trí của Dương Hướng trên

văn đàn. Sự thành công của cuốn tiểu thuyết đầu tay đã tạo nên một nguồn

động lực mạnh mẽ, thôi thúc Dương Hướng cho ra đời cuốn tiểu thuyết thứ

hai “Trần gian người đời” (1991). Tuy nhiên tác phẩm không thành công

như mong đợi, ít tạo được ấn tượng đối với bạn đọc; bởi lẽ tác phẩm chưa

vượt ra được cái bóng quá lớn của “Bến không chồng”. Sau tác phẩm

“Trần gian người đời”, Dương Hướng cho xuất bản tập truyện ngắn

“Người đàn bà trên bãi tắm” (1995), nhận giải thưởng văn nghệ Hạ Long

năm 1996. Ba năm sau, Dương Hướng lại trình làng tiểu thuyết “Bóng đêm

và mặt trời” ( 1998). Cuốn tiểu thuyết này cũng không thể nào vượt qua

được tầm vóc của “Bến không chồng” nên phải chịu nhún nhường, khuất

lấp. Mười lăm năm sau, Dương Hướng “tái xuất” với tiểu thuyết “Dưới

chín tầng trời” đã khiến cho người đọc và giới nghiên cứu, phê bình ngỡ

ngàng. Cuốn tiểu thuyết mang nhiều kỳ vọng, tâm huyết của nhà văn đã gây

được tiếng vang mới không kém gì “Bến không chồng” trước đây. Tác

phẩm còn cho thấy năng lực sáng tác dồi dào, sự trưởng thành và độ chín

của cây bút Đất Mỏ trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

1.2. Hành trình sáng tác tiểu thuyết của Dương Hướng

1.2.1. Sự xuất hiện tiểu thuyết Dương Hướng với “Bến không chồng”

(1991)

Ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay “Bến không chồng” xuất

hiện người ta đã thấy một Dương Hướng với tài năng nổi bật và sự

chững chạc, chín chắn của một ngòi bút tiểu thuyết đúng nghĩa. Tác

phẩm được bạn đọc hào hứng đón nhận, được tái bản 12 lần, được

dựng thành phim và dịch ra tiếng Pháp, tiếng Ý. Tác phẩm “Bến

không chồng” của Dương Hướng đã góp mặt làm nên hiện tượng nổi

bật của văn học thời kỳ đổi mới. “Bến không chồng” là một cuốn tiểu

thuyết cỡ vừa với độ dài khoảng hơn 330 trang. Tác phẩm viết về đề

tài mang tính truyền thống khá quen thuộc đó là chiến tranh, nông thôn

và nông dân. Tuy đề tài có vẻ “cũ” nhưng tác phẩm vừa xuất hiện gần

như đã tạo nên một cơn chấn động trong đời sống văn học đầu những

năm 90 sau đổi mới. Tác giả lấy bối cảnh không gian chủ yếu là một

vùng nông thôn với tên gọi là làng Đông, một vùng quê thân thương

của đồng bằng Bắc bộ. Nhà văn đã soi chiếu vào đời sống hậu phương

thời chiến, thời hậu chiến qua số phận của những người phụ nữ nói

chung và người phụ nữ nông thôn nói riêng. Tập trung khắc họa nhân

vật trung tâm là người phụ nữ và người lính với những cuộc đời,

những số phận bất hạnh gói gọn trong “Bến không chồng”, Dương

Hướng đã “...đem đến cho bạn đọc những thức nhận mới và cảm xúc

mới trước một lịch sử quá nghiệt ngã đối với dân tộc...”[35]. Phải nói

rằng, “Bến không chồng” đã mở ra một tài năng, một khuynh hướng

nhận thức hiện thực trong văn học thời kỳ đổi mới.

1.2.2. ...Đến “Dưới chín tầng trời”

Dương Hướng cho ra đời tác phẩm “Trần gian người đời”

như một sự tiếp nối tất yếu của dòng mạch tiểu thuyết đang tuôn chảy

bên trong ngòi bút với bút lực dồi dào. Tác phẩm vẫn được Dương

Hướng khá tâm đắc và được đồng nghiệp đánh giá cao, chỉ có điều nó

không thể vượt qua được cái bóng rộng lớn của “Bến không chồng”.

Tác phẩm được coi như một sự chuẩn bị, một bước tạo đà cho cuộc

bứt phá nghệ thuật của nhà văn trên con đường sáng tác tiếp theo. Hơn

mười lăm năm sau, Dương Hướng lại bất ngờ “tái xuất” với tác phẩm

“Dưới chín tầng trời”. Cuốn tiểu thuyết ra đời đã cho thấy sự trở lại

thật sự ấn tượng của nhà văn Đất Mỏ với phong cách quen thuộc

nhưng tầm vóc đã lớn hơn nhiều. Với cuốn tiểu thuyết này, Dương

Hướng đang đến một cái đích mới của khát vọng sáng tạo nghệ thuật,

phản ánh hiện thực. Tiểu thuyết “Dưới chín tầng trời” là kết quả của

bao tâm huyết, tấm lòng, sự trải nghiệm và một quá trình lao động

nghệ thuật cực kỳ nghiêm túc của nhà văn Dương Hướng. Với hơn

500 trang cỡ lớn được chia thành 33 chương, gồm cả trăm nhân vật

chính, phụ; tác phẩm đã gói trọn hiện thực xã hội Việt Nam trong suốt

chặng đường nửa thế kỷ đánh Pháp, đánh Mỹ và thời kỳ đất nước mở

cửa hội nhập với thế giới. Tiểu thuyết “Dưới chín tầng trời” đã tái

hiện từng số phận, từng con người của làng Đoài gắn với bao sự kiện,

biến cố của lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua nhiều biến động. Với

những gì đã thể hiện, tác phẩm “Dưới chín tầng trời” xứng đáng được

đặt ở một vị trí trang trọng trên văn đàn nước ta những năm cuối của

thập niên đầu tiên thế kỷ XXI. Cùng với “Bến không chồng”, cuốn

tiểu thuyết “Dưới chín tầng trời” đã làm nên bộ đôi danh giá, khẳng

định giá trị của tiểu thuyết Dương Hướng trong dòng chảy của tiểu

thuyết đương đại Việt Nam.

Chương 2

CẢM HỨNG BI KỊCH TRONG TIỂU THUYẾT DƯƠNG HƯỚNG

- NHỮNG BIỂU HIỆN VÀ Ý NGHĨA NHÂN VĂN

2.1. Những biểu hiện cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết của

Dương Hướng

Cảm hứng bi kịch là một đặc điểm nổi bật xuyên suốt tiểu

thuyết của Dương Hướng. Cảm hứng ấy được biểu hiện qua nhiều góc

nhìn và tâm trạng của nhà văn khi tiếp cận với cuộc sống hiện thực

thời hậu chiến.

2.1.1. Nỗi đau khi nhìn lại những mất mát trong cuộc chiến đã qua.

Cùng với xu hướng chung của tiểu thuyết Việt Nam đương

đại; tiểu thuyết Dương Hướng đã đề cập đến nỗi đau, bi kịch của con

người do hoàn cảnh chiến tranh gây ra với cách thể hiện thật sinh

động, cụ thể, chân thực đến mức bỏng rát, lay động tâm hồn và trái tim

người đọc. Trong tác phẩm “Bến không chồng”; chiến tranh không

hiện lên ồn ào, tàn khốc với bom rơi đạn lạc, khói lửa mịt mù mà âm

thầm lặng lẽ đem đến những nỗi đau dai dẳng, buốt nhói không gì sánh

nổi. Chiến tranh như cái bóng hắc ám gieo rắc thương đau lên bao số

nhận đầy đủ nhất. Một trong những biến cố lịch sử to lớn chi phối đến

nhiều số phận con người, gây nên bao bi kịch trong tiểu thuyết “Dưới

chín tầng trời” đó là chiến tranh. Tái hiện một giai đoạn lịch sử trọn

nửa thế kỷ của dân tộc đi qua, Dương Hướng đã thể hiện khá đầy đủ,

toàn diện, muôn mặt của chiến tranh với tất cả những gì khốc liệt, đau

đớn và bi thương nhất. Chiến tranh đã làm tan nát bao gia tộc, bao gia

đình và gây bi kịch cho những số phận con người nhỏ bé trong cơn lốc

dữ dội của nó.

2.1.2. Bi kịch bởi những sai lầm trong Cải cách ruộng đất

Trong bộ ba tiểu thuyết “Bến không chồng”, “Trần gian

người đời” và “Dưới chín tầng trời” của Dương Hướng, vấn đề cải

cách ruộng đất được nhìn nhận, phản ánh một cách trung thực. Nhà

văn đã dựa vào kinh nghiệm cá nhân, đứng trên lập trường nhân bản

và sự trải nghiệm những biến thiên của lịch sử để lột tả vấn đề một

cách đầy đủ và bản chất nhất. Ngoài ý nghĩa tích cực của cải cách

ruộng đất, nhà văn đề cập đến mặt trái của nó đã gây ra bao oan khiên,

bi kịch cho những người dân vô tội. Chính những kẻ thừa hành giáo

điều, duy ý chí, nhận thức ấu trĩ trong cải cách ruộng đất đã bôi xấu,

làm biến chất và mất đi ý nghĩa tốt đẹp của chủ trương này. Họ đã gây

ra biết bao đau thương tang tóc, bi kịch, chà đạp và phá hủy nhiều giá

trị văn hóa làng xã vốn được hình thành từ lâu đời. Đọc những trang

tiểu thuyết của Dương Hướng, người đọc không khỏi bàng hoàng, đau

xót trước hiện thực bi thương của một giai đoạn. Rất tỉnh táo và khéo

léo, Dương Hướng đưa người đọc ngược dòng thời gian để trở về, đối

diện, chứng thực và suy ngẫm trong đau đớn những gì khốc liệt nhất

của thời cải cách ruộng đất. Ông đã thẳng thắn và mạnh dạn chỉ ra

những góc khuất, mặt trái của lịch sử, giúp ta nhìn thấy những bi kịch

và sai lầm đó để có một cái nhìn đầy đủ hơn về con người và thời đại.

2.1.3. Bi kịch bởi những sai lầm trong phong trào hợp tác hóa nông

nghiệp ở nông thôn một thời.

Trong tiểu thuyết “Dưới chín tầng trời”, Dương Hướng đã

thẳng thắn chỉ ra những sai lầm, phiến diện trong vấn đề Hợp tác hóa

nông nghiệp lúc bấy giờ. Chính những sai lầm đó đã gây ra những hậu

quả không nhỏ về nhiều mặt trong đời sống nông thôn. Đây cũng là

một bi kịch của thời đại bởi nhận thức ấu trĩ của một giai đoạn. Dương

Hướng đã gói gọn số phận dân tộc trong suốt nửa thế kỷ với bao biến

thiên, thăng trầm của lịch sử. Và phong trào hợp tác hóa nông thôn

trong tác phẩm của Dương Hướng được xem như một lát cắt sinh động

của lịch sử và thời đại. Theo nhà phê bình văn học - giáo sư Hoàng

Ngọc Hiến thì Dương Hướng đã “phác thảo” lại chân dung thời đại để

mọi người nhìn nhận, suy ngẫm, phán xét. Nhà văn không hề có ý bôi

đen hiện thực mà điều quan trọng là giúp người đọc có một cái nhìn

đầy đủ, toàn diện và đúng đắn hơn về một giai đoạn của lịch sử. Đó là

điều hết sức cần thiết mà Dương Hướng luôn trăn trở và muốn gửi

gắm đến độc giả.

2.1.4. Bi kịch bởi những định kiến hẹp hòi và sự ràng buộc nghiệt ngã

của ý thức dòng họ.

Trong bộ ba tiểu thuyết của Dương Hướng, bức tranh làng quê

được nhà văn tái hiện và khắc họa thật đậm nét và sinh động. Những

trang viết mộc mạc, giản dị chứa đựng cái tình sâu nặng của nhà văn

dành cho con người và quê hương khiến cho người đọc luôn dậy lên

những cảm xúc mãnh liệt. Càng yêu và gắn bó với quê hương; Dương

Hướng càng thấm thía và hiểu được cuộc sống đói nghèo, trì trệ, tù

đọng và những căn nguyên dẫn đến đau thương, bi kịch cho người

nông dân suốt đời gắn bó với lũy tre, dòng sông, bến nước, ruộng

đồng...Nhà văn đã nắm bắt và lột tả đầy đủ, sâu sắc mọi biểu hiện của

sự ràng buộc nghiệt ngã bởi ý thức dòng họ và những định kiến hẹp

hòi đang diễn ra, đè nặng lên đời sống người nông dân. Ông soi chiếu

vào từng số phận con người bị vây bọc, chi phối trong vòng xoay của

những hủ tục, định kiến hẹp hòi. Vì lẽ đó, làng quê trong tiểu thuyết

Dương Hướng luôn chứa đựng những con sóng dữ dội sẵn sàng cuộn

lên, bung phá tất cả. Đọc tiểu thuyết của Dương Hướng, chúng ta mới

cảm nhận đầy đủ nỗi đau, bi kịch dai dẳng gây ra cho bao phận người.

Chỉ ra những hạn chế, sai lầm của người nông dân; Dương Hướng

không hề bôi xấu, miệt thị mà nhằm đem đến cho người đọc một cái

nhìn đầy đủ, cảm thông hơn về họ. Điều quan trọng nhất là giúp cho

người nông dân thấy được những thói tật để rồi dần dần họ thay đổi

nếp sống, nếp nghĩ, nuôi dưỡng một đời sống tâm hồn phong phú, giàu

tính nhân văn hơn.

2.1.5. Bi kịch trước những mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường.

Trong tiểu thuyết “Dưới chín tầng trời”, Dương Hướng đã

phản ánh và biểu hiện cuộc sống và thân phận của những con người ở

làng Đông, làng Đoài đã đi qua hai cuộc chiến chống Pháp và chống

Mỹ, trải qua thời hậu chiến, cải cách ruộng đất và phong trào xây dựng

hợp tác xã nông nghiệp ở nông thôn. Giờ đây, những con người đó lại

bị cuốn vào vòng xoáy và nhịp sống gấp gáp của thời kinh tế thị

trường. Dương Hướng đưa người đọc đến không khí của thời mở cửa,

hội nhập với bao đổi thay nhiệm màu. Điều đáng nói là trong cái xã

hội năng động và hiện đại này, con người lại đứng trước những thách

thức vô cùng nghiệt ngã, sự giàu có bất chính đi liền với sự trả giá mà

quy luật của đời không thể khác được. Bi kịch của đời sống hiện đại

thời đổi mới, mở cửa đã được Dương Hướng tái hiện trên nhiều bình

diện của số phận con người. Dương Hướng đã cho người đọc phần nào

thấy được bản chất cũng như mặt trái của cơ chế thị trường thời mở

cửa đã tác động, chi phối đời sống con người và làm thay đổi, băng

hoại nhiều giá trị truyền thống. Nhà văn không đơn thuần phê phán mà

muốn người đọc cùng suy ngẫm, nhận diện về những vấn đề của hiện

thực đời sống vô cùng phong phú và phức tạp hôm nay để có những

ứng xử phù hợp.

2.2. Ý nghĩa nhân văn của cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết

Dương Hướng.

2.2.1. Niềm thông cảm sâu xa và khả năng phát hiện, và lý giải nguyên

nhân của bi kịch.

Dương Hướng đã vượt lên những hạn chế của văn học một

thời để rồi đạt đến những thành công nhất định, khẳng định giá trị đích

thực của văn học sau đổi mới với quan niệm nghệ thuật về con người

khá mới mẻ. Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết Dương Hướng đã làm

nên vẻ đẹp riêng, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Khảo sát tiểu thuyết

“Bến không chồng” và “Dưới chín tầng trời” của Dương Hướng, ta

thấy có bao số phận con người đã phải chịu sự chi phối, tác động dữ

dội của hoàn cảnh lịch sử và bối cảnh xã hội. Đời sống cá nhân của

bao con người đã bị đảo lộn, bao bi kịch gia đình, bi kịch dòng họ đã

xảy ra. Con người lâm vào bi kịch do hoàn cảnh lịch sử, hạn chế của

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!