Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cải thiện điều kiện lao động trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương.DOC
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
1.Sự cần thiết của đề tài
Vốn, nguyên vật liệu, trang thiết bị và sức lao động luôn được coi là điều kiện
kiên quyết của hoạt động sản xuất. Vì vậy mà người sử dụng lao động, nhà quản lý
các Doanh nghiệp luôn quan tâm và coi trọng việc đầu tư duy trì và phát triển sản
xuất.
Trong quá trình sản xuất, các chủ Doanh nghiệp luôn coi nguyên vật liệu trong
đó có năng lượng, lúc nào cũng được tìm cách để đưa ra giá thấp nhất trên thị trường
mà ít khi tính đến việc khai thác yếu tố về môi trường và con người. Việc sử dụng
sức lao động được thuê với giá rẻ của các chủ Doanh nghiệp không hề tính đến các
nguy hiểm có hại có thể xảy ra khi điều kiện lao động căng thẳng đã ảnh hưởng xấu
tới sức khoẻ và năng suất lao động của người lao động. Thực trạng này đang diễn ra
đối với tất cả các nước có nền công nghiệp phát triển và các nước có nền công nghiệp
chưa phát triển. Và như vậy tầm quan trọng của cải thiện điều kiện lao động và hạnh
phúc của người lao động đã bị bỏ qua và các vấn đề về môi trường cũng bị lãng quên.
Điều này đòi hỏi tổ chức Công đoàn, các nhà chính trị - xã hội, các phong trào phi
chính phủ phải đặc biệt quan tâm và làm tốt hơn nữa việc cân bằng giữa việc làm,
tiền lương, chất lượng, khối lượng công việc, sức khoẻ người lao động.
Hiện nay môi trường và điều kiện lao động đã được quan tâm, cải thiện, được
nhận thức và chấp nhận là một giá trị xã hội cũng như là một yêu cầu vô điều kiện
cho sự phát triển bền vững. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Cải thiện điều kiện lao động
trong Công ty Cổ phần Chế tạo Bơm Hải Dương” để từ đó có lời khuyên, góp ý
tới công ty nhằm cải thiện điều kiện lao động giúp người lao động và người sử dụng
lao động hài lòng.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tổ chức lao động tại Công ty
- Điều kiện lao động tại các phân xưởng sản xuất bao gồm các yếu tố : ánh
sáng, tiếng ồn, vi khí hậu, bụi, hơi khí độc
- Tình hình sức khỏe của cán bộ công nhân viên trong Công ty, đặc biệt là
người lao động trực tiếp
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026 Lớp: QTNL 48
1
Chuyên đề được nghiên cứu theo các phương pháp sau :
- Phương pháp hồi cứu số liệu về điều kiện lao động tại các phân xưởng sản
xuất, thống kê báo cáo về tình hình sức khỏe, bệnh tật của người lao động.
- Phương pháp nghiên cứu mô tả, điều tra cắt ngang phỏng vấn 82 người lao
động trực tiếp tại phân xưởng Đúc.
Các biến số và chỉ số nghiên cứu :
- Quá trình hình thành và phát triển, tình hình sản xuất, đặc điểm bộ máy tổ
chức quản lý của Công ty, quy trình sản xuất các sản phẩm chủ yếu.
- Đánh giá thực trạng các yếu tố điều kiện lao động được tiến hành theo
phương pháp hồi cứu thu thập số liệu của phòng Quản lý chất lượng năm 2009
Các yếu tố ánh sáng, tiếng ồn
Các yếu tố vi khí hậu : nhiêt độ, độ ẩm, tốc độ gió
Các chỉ số về bụi
Các chỉ số về hơi khí độc
- Đánh giá thực trạng sức khỏe người lao động.
3. Kết cấu đề tài
Đề tài bao gồm lời mở đầu, nội dung chính và kết luận. Trong đó nội dung
chính được chia làm 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận về cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp
Chương II : Thực trạng cải thiện điều kiện lao động trong Công ty cổ phần
chế tạo Bơm Hải Dương
Chương III : Một số kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công
ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương
Cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới sự giúp đỡ của giáo viên
hướng dẫn PGS.TS Vũ Thị Mai; các cán bộ phòng Quản lý chất lượng, phòng Kế
toán – tài vụ và đặc biệt là phòng Tổ chức Lao động đã tạo điều kiện thuận lợi để
chuyên đề này được hoàn thành.
Vì khoảng thời gian thực tập tại Công ty cổ phần chế tạo Bơm Hải Dương chỉ
kéo dài 15 tuần, nên những nhận định về điều kiện lao động và các biện pháp cải
thiện điều kiện lao động có thể còn nhiều thiếu sót. Do vậy, tác giả rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026 Lớp: QTNL 48
2
Chương I
Cơ sở lý luận của cải thiện điều kiện lao động trong
doanh nghiệp
1. Vai trò của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp
1.1. Khái niệm về điều kiện lao động
Lao động tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống của con
người. Không những thế lao động còn là điều kiện cần thiết để con người khỏe mạnh.
Tuy nhiên, lao động phải dựa trên cơ sở có khoa học có nghĩa là trong quá trình lao
động, cơ thể phải thích ứng với tốt nhất với môi trường xung quanh cũng như điều
kiện lao động.
Khái niệm điều kiện lao động đã được nói đến nhiều trong các công trình khoa
học trong và ngoài nước với nhiều cách diễn giải khác nhau nhưng đều thống nhất ở
khái niệm : “Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tồn tại trong môi trường làm
việc bao gồm các yếu tố vệ sinh, tâm lý xã hội và thẩm mỹ có tác động lên trạng thái
chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá
trình tái sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũng như về
lâu dài.”
1.2. Các nhân tố của điều kiện lao động
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội nói chung và bộ môn Tổ chức lao
động khoa học nói riêng, điều kiện lao động trong thực tế hiện nay rất phong phú và
đa dạng. Người ta phân các nhân tố của điều kiện lao động thành 5 nhóm là : nhóm
điều kiện tâm sinh lý lao động, nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường,
nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động, nhóm điều kiện tâm lý xã hội, nhóm điều kiện
chế độ làm việc và nghỉ ngơi.
1.2.1. Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động
Nhóm điều kiện tâm sinh lý lao động gồm các yếu tố :
Sự căng thẳng về thể lực
Sự căng thẳng về thần kinh
Nhịp độ lao động
Tư thế lao động
Tính đơn điệu của lao động
Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026 Lớp: QTNL 48
3
1.2.2. Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường
Điều kiện để đảm bảo thường xuyên sức khỏe và khả năng làm việc của con
người ở mức độ cao là sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất với các quy luật về vệ sinh
phòng bệnh của môi trường gồm :
Vi khí hậu
Tiếng ồn, rung động, siêu âm
Môi trường không khí
Tia bức xạ, tia hồng ngoại, ion hóa và chiếu sáng
Sự tiếp xúc với dầu mỡ, hóa chất độc
Phục vụ vệ sinh và sinh hoạt
Nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường là nhân tố quan trọng để
nâng cao nâng suất lao động và bảo vệ sức khỏe người lao động.
1.2.3. Nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động
Nhóm điều kiện thẩm mỹ của lao động có tác dụng lớn đối với tâm lý người
lao động. Thẩm mỹ của lao động tạo nên sự yên tâm và phấn khởi cho người lao
động. Trang thiết bị thuận tiện sử dụng và có hình dáng, bố trí đẹp, nhà xưởng, cảnh
quan xung quanh phù hợp với quá trình sản xuất sẽ có tác dụng làm tăng chất lượng
của sản phẩm làm ra, giảm bớt phế phẩm, tăng năng suất lao động. Nhóm điều kiện
thẩm mỹ của lao động bao gồm các yếu tố :
Bố trí không gian sản xuất và sự phù hợp với thẩm mỹ
Sự phù hợp của trang thiết bị với yêu cầu của thẩm mỹ
Một số nhân tố khác của thẩm mỹ : âm nhạc, trang trí, cảnh quan môi trường
1.2.4. Nhóm điều kiện tâm lý xã hội
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thì con người luôn muốn
nhận được nhiều thứ từ công việc chứ không phải chỉ có tiền và các thành tựu nhìn
thấy, họ muốn thỏa mãn các nhu cầu được quan hệ với những người khác để có thể
thể hiện và chấp nhận tình cảm, sự chăm sóc và sự hiệp tác, họ muốn được tôn trọng,
được trưởng thành và phát triển, được biến các năng lực của mình thành hiện thực
hoặc đạt được các thành tích mới. Vì vậy, các nhà quản lý cần cải thiện nhóm điều
kiện tâm lý xã hội gồm :
Bầu không khí tâm lý trong tập thể, tác phong của người lãnh đạo, khen
thưởng và kỷ luật
Điều kiện để thể hiện thái độ đối với người lao động, thi đua, phát huy sáng
kiến
Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026 Lớp: QTNL 48
4
1.2.5. Nhóm điều kiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi
Nhóm điều kiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi gồm các yếu tố :
Sự luân phiên giữa làm việc và nghỉ giải lao
Độ dài thời gian nghỉ, hình thức nghỉ
1.3. Tầm quan trọng của cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp
Mục đích của cải thiện điều kiện lao động là đạt kết quả lao động đồng thời
đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động, phát triển toàn diện người lao động
và góp phần củng cố mối quan hệ xã hội của người lao động, giúp doanh nghiệp phát
triển.
Với mục đích đó, có nhiều lý do để nói rằng cải thiện điều kiện lao động là
quan trọng và cần được quan tâm trong doanh nghiệp. Trong đó có ba lý do chủ yếu
là :
Thứ nhất, cải thiện điều kiện lao động đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Con người đóng vai trò trung tâm và quyết định trong việc xây
dựng doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp có
đứng vững trong sự phát triển của kinh tế hay không một phần quan trọng là có con
người khỏe mạnh hay không. Nhiệm vụ của cải thiện điều kiện lao động là nhằm bảo
vệ sức khỏe,an toàn cho người lao động. Khi điều kiện lao động tốt có nghĩa là con
người được đảm bảo về mọi mặt thì họ sẽ sẵn sàng và luôn đáp ứng yêu cầu của công
việc, nói cách khác là đáp ứng nhu cầu tồn tại của doanh nghiệp.
Thứ hai, cải thiện điều kiện lao động tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp bởi vì một trong những phương pháp
cải thiện điều kiện lao động là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tạo một môi
trường làm việc an toàn cho người lao động. Mặt khác, cải thiện điều kiện lao động
còn là tạo môi trường làm việc lành mạnh giúp người lao động có thể tác động đến
chính công việc của họ, đến các kỹ năng quản lý, các khả năng phát triển và học hỏi
trong công việc của từng người nên đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng
phương thức quản lý mới.
Thứ ba, cải thiện điều kiện lao động là giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiêp. Cải thiện điều kiện lao động nhằm tạo ra một nơi
làm việc lành mạnh và an toàn cho người lao động giúp người lao động có được trạng
thái tối ưu để làm việc, từ đó làm tăng năng suất lao động nên tiết kiệm được lao
động sống trên một đơn vị sản phẩm giúp giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng
cạnh tranh và tạo cơ hội cho doanh nghiệp. Hơn nữa, cải thiện điều kiện lao động
Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026 Lớp: QTNL 48
5
cũng là tạo thương hiệu cho doanh nghiệp giúp thu hút được nhiều lao động giỏi đến
với doanh nghiệp.
Từ những lý do trên có thể thấy được vai trò quan trọng của cải thiện điều
kiện lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà quản lý cần phải thường xuyên
quan tâm và đưa ra thảo luận tại các cuộc trao đổi khi xây dựng chương trình, chiến
lược phát triển của doanh nghiệp.
2. Các phương pháp đánh giá về điều kiện lao động
2.1. Phương pháp khảo sát
Phương pháp khảo sát là phương pháp dùng phương tiện kỹ thuật đo lường để
ghi chép, theo dõi về hiện trạng các yếu tố điều kiện lao động, tương ứng với nó là
ghi chép các mức đọ tác động lên trạng thái cơ thể con người trong quá trình làm
việc.
Phương pháp này có ưu điểm là cho phép đánh giá chính xác về điều kiện lao
động, biết được ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện lao động lên trạng thái sức khỏe
của người lao động, biết được nguyên nhân gây ra các điều kiện không tốt đối với
người lao động, biết được mức độ ảnh hưởng của điều kiện lao động – mức độ nặng
nhọc của lao động. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là tốn thời gian và chi
phí.
Mức độ nặng nhọc của điều kiện lao động là mức độ ảnh hưởng của tổng thể
các yếu tố thuộc môi trường làm việc lên trạng thái, chức năng cơ thể của con người
và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất và tái sản xuất của người lao động.
Tùy thuộc vào tình hình phát triển của mỗi quốc gia, mức độ nặng nhọc của
điều kiện lao động ở mỗi quốc gia gồm nhiều loại khác nhau. Ở Việt Nam, Viện
Khoa học lao động và các vấn đề xã hội của Bộ Lao động đã chia mức độ nặng nhọc
của điều kiện lao động thành 6 loại sau :
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 1 : Điều kiện lao động ở mức
độ nặng nhọc loại 1 khi nó được thực hiện trong điều kiện lao động nhẹ nhàng thoải
mái, những công việc loại này thường có tác dụng tập luyện, nâng cao khả năng làm
việc và góp phần nâng cao sức khỏe người lao động.
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 2 : Điều kiện lao động ở mức
độ nặng nhọc loại 2 là điều kiện làm việc phù hợp với điều kiện vệ sinh an toàn lao
động và mức tiêu chuẩn sinh lý ở mức độ cho phép của điều kiện cơ thể của người
lao động.
Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026 Lớp: QTNL 48
6
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 3 : Điều kiện lao động ở mức
độ nặng nhọc loại 3 khi nó được thực hiện trong điều kiện lao động tương đối không
thuận lợi hoặc có một số yếu tố tiêu chuẩn vượt mức cho phép ở mức không đáng kể,
khả năng làm việc của người lao động chưa ảnh hưởng nhiều các biến đổi tâm sinh lý
trong quá trình lao động được phục hồi nhanh, sức khỏe lâu dài của người lao động
cũng như trước mắt không bị ảnh hưởng đáng kể.
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 4 : Điều kiện lao động ở mức
độ nặng nhọc loại 4 là công việc mà dưới tác động của những yếu tố điều kiện không
thuận lợi (độc hại và nguy hiểm) có thể dẫn đến phản ứng đặc trưng của trạng thái
tiền bệnh lý và tới hạn của những người thực sự khỏe mạnh, khả năng làm việc của
người lao động bị ảnh hưởng xấu ở mức độ nhất định và sức khỏe giảm sút. Những
công việc này không thích hợp với những người kém sức khỏe hoặc mắc bệnh.
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 5 : Điều kiện lao động ở mức
độ nặng nhọc loại 5 là những trường hợp khi người lao động làm việc trong những
điều kiện rất không thuận lợi, xuất hiện các yếu tố vệ sinh môi trường vượt tiêu
chuẩn cho phép nhiều lần, cường độ lao động lớn, hoạt động thần kinh tâm lý căng
thẳng,… Phản ứng đặc trưng của cơ thể ít nhiều chuyển sang trạng thái bệnh lý sau
lao động, cần có thời gian dài để phục hồi các chức năng bị rối loạn do lao động sinh
ra. Ở những công việc này tỷ lệ người mắc bệnh nghề nghiệp cao.
- Điều kiện lao động ở mức độ nặng nhọc loại 6 : Điều kiện lao động ở mức
độ nặng nhọc loại 6 khi lao động được tiến hành trong những điều kiện lao động rất
nặng nhọc, độc hại, các yếu tố vệ sinh môi trường vượt tiêu chuẩn cho phép quá cao
ở xấp xỉ ngưỡng chịu đựng tối đa cho phép của cơ thể, thời gian làm việc quá dài. Ở
những công việc loại này sẽ làm phản ứng đặc trưng của trạng thái chức năng cơ thể
chuyển sang trạng thái bệnh lý, mất đi khả năng bảo vệ và đền bù.
2.2. Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp đánh giá điều kiện lao động dựa theo báo cáo định kỳ về
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe của người lao động.
- Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình trực tiếp hoặc liên quan
đến lao động, công tác do tác động đột ngột của các yếu tố nguy hiểm từ bên ngoài
làm chết người hoặc làm tổn thương hoặc hủy hoại chức năng hoạt động bình thường
của một bộ phận nào đó của cơ thể.
Theo tình trạng chấn thương, tai nạn lao động được chia thành 3 loại : tai nạn
lao động chết người, tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động nhẹ.
Nguyễn Thị Bích Ngọc_CQ482026 Lớp: QTNL 48
7