Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cái đẹp trong truyện ngắn thạch lam
PREMIUM
Số trang
63
Kích thước
937.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
775

Cái đẹp trong truyện ngắn thạch lam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN

----------------

KHÓA LUÂN T ̣ ỐT NGHIÊP Đ̣ ẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đề tài:

CÁI ĐẸP TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM

Người hướng dẫn:

TS. Nguyễn Thanh Trường

Người thực hiện:

Phan Thị Út Hà

Đà Nẵng, tháng 5/2013

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Trường. Tôi xin chịu trách nhiệm về nội

dung khoa học của công trình này.

Đà Nẵng, tháng 05 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Phan Thị Út Hà

3

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Sáng tác của Thạch Lam luôn gắn liền với cái đẹp trong hàm nghĩa

phong phú của nó, từ nội dung cho tới hình thức biểu hiện. Với nhà văn cái

đẹp là nơi khởi phát cảm xúc và chỗ ngưng đọng tư tưởng. Bởi vậy, đi tìm cái

đẹp trong văn Thạch Lam là một hướng đi hợp lí, nó cắt nghĩa được giá trị

của tác phẩm và cá tính sáng tạo của nhà văn.

Thạch Lam có biệt tài về truyện ngắn. Truyện ngắn của ông thể hiện sự

nhất quán đến độ kết tinh những quan điểm sáng tác, nguyên tắc phản ánh

cũng như quan niệm nghệ thuật về con người. Đọc những trang văn của ông

ta thấy trong đó một tâm hồn thanh tú, tỷ mỷ, những nhận xét và khám phá

tinh vi, sâu sắc, những tìm tòi, phát hiện cái đẹp tiềm tàng, kín đáo của sự vật.

Nghiên cứu đề tài “Cái đẹp trong truyện ngắn Thạch Lam”, chúng tôi

mong muốn góp phần đem lại cái nhìn toàn diện và sâu sắc về giá trị văn

chương, giúp ta hiểu rõ hơn giá trị truyện ngắn của nhà văn, từ đó có thể lí

giải vì sao truyện ngắn của Thạch Lam lại được đánh giá cao và có sức sống

lâu bền như vậy. Đồng thời, tác giả khóa luận hy vọng việc tìm hiểu này sẽ bổ

sung những kiến thức, hiểu biết vô cùng hữu ích, thiết thực giúp cho việc học

tập và nghiên cứu sau này.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Thạch Lam là một cây bút viết truyện ngắn nổi tiếng. Tác phẩm của ông

được nhìn nhận, đánh giá trên nhiều phương diện. Khi bàn về cái đẹp trong

truyện ngắn của Thạch Lam, đã có một số công trình, bài viết nghiên cứu, phê

bình, bình luận của giới chuyên môn như:

Trong bài Thạch Lam, sau nửa thế kỉ…của Vũ Tuấn Anh, đã nhấn mạnh,

sáng tác của Thạch Lam luôn gắn liền với cái đẹp. Ngoài ra, cái đẹp trong

4

sáng tác của Thạch Lam là cái đẹp của giá trị truyền thống kết tinh trong nền

tảng văn hóa dân tộc.

Tác giả Phạm Thị Thu Hương với Sự kiếm tìm cái đẹp bị đánh mất đã đề

cập tới sự mong manh, dễ vỡ của cái đẹp trong truyện của Thạch Lam, đến cái

đẹp của quá khứ - cái đẹp có một không hai phải được giữ lại trong tâm hồn

và trái tim con người. Qua đó, khẳng định “truyện ngắn Thạch Lam mãi mãi

mang một vẻ đẹp quá khứ mà chúng ta sẽ còn phải kiếm tìm”.

Tác giả Vương Trí Nhàn với Cái đẹp trong văn Thạch Lam đã cho thấy,

đặc tính của cái đẹp trong văn Thạch Lam thường được miêu tả với nỗi buồn

sâu xa, cái đẹp buồn và cổ điển. Từ quan niệm về cái đẹp của Thạch Lam,

Vương Trí Nhàn đi tới quan niệm cổ điển và một thoáng gặp gỡ Đông Tây đã

làm rõ đặc trưng cái đẹp và sức sống của văn chương Thạch Lam.

Lê Dục Tú với bài Thạch Lam – người đi tìm cái đẹp trong cuộc đời và

trong văn chương đã khẳng định cái đẹp trong văn chương Thạch Lam mang

một vẻ đẹp riêng biệt, vẻ đẹp đó vừa nhẹ nhàng, vừa man mác mà vẫn lan tỏa

thấm sâu.

Bùi Việt Thắng trong Người chắt chiu cái đẹp đã cho ta thấy cái đẹp mà

Thạch Lam chăm chú tìm tòi và phát hiện chính là cái đời sống bên trong, đời

sống tâm hồn – đó là tình thương, lòng trắc ẩn, sự vị tha giữa con người với

con người và giữa con người với loài vật. Đồng thời khẳng định, Thạch Lam

là người có ý thức chắt chiu và bảo tồn cái đẹp có giá trị văn hóa của cộng

đồng dân tộc.

Nguyễn Thành Thi trong Thạch Lam, Từ quan niệm về cái đẹp đến

những trang văn Hà Nội băm sáu phố phường lại chỉ ra quan niệm về cái đẹp

- cái đẹp vốn tiềm tàng khuất lấp trong đời sống và cái đẹp là sự sống được

cảm thấy trong văn chương đã soi sáng cho Thạch Lam tìm kiếm và phát hiện

cái đẹp ở những nơi ít ai ngờ tới.

5

Ngô Ngọc Tiên với bài Thạch Lam in trong cuốn Truyện kể về các nhà

văn Việt Nam cũng khẳng định cái đẹp khuất lấp và vai trò của Thạch Lam

trong bảo tồn và chắt chiu cái đẹp của văn hóa cộng đồng.

Vũ Ngọc Phan viết Thạch Lam in trong cuốn Phê bình bình luận văn học

Khái Hưng - Nhất Linh - Hồ Biểu Chánh đã chỉ ra cái đẹp nhưng buồn, những

cảm nhận tinh tế, sâu sắc của Thạch Lam về cái đẹp ẩn lấp tiềm tàng.

Nguyễn Tuân với Thạch Lam lại đi vào khám phá vẻ đẹp mang hương vị

man mác, cái đẹp của lương tri, của sự thức tỉnh nhân tính.

Ngoài ra, còn có những bài nghiên cứu, phê bình bàn về cái đẹp trong

truyện ngắn của Thạch Lam nằm rải rác trong nhiều tài liệu khác như: Đến

với Thạch Lam; Thạch Lam, văn chương và cái đẹp,…Nhưng nhìn chung, các

bài nghiên cứu phê bình đánh giá này mới hướng tới nhận định cái đẹp trong

sáng tác của nhà văn chứ chưa đi sâu khám phá cái đẹp trong truyện ngắn của

Thạch Lam một cách toàn diện và hệ thống.

3. Pham vi, đ ̣ ối tương nghiên c ̣ ứu

Pham vi nghiên c ̣ ứu của đề tài này là những truyên ng ̣ ắn in trong Thạch

Lam Tuyển tập, nhà xuất bản Văn học, 2007.

Đối tương nghiên c ̣ ứu của đề tài này là cá

i đep trong truy ̣ ên ng ̣ ắn Thach ̣

Lam.

4. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chủ yếu mà chúng tôi sử dụng trong đề tài:

- Phương pháp thống kê: Dùng phương pháp này để thống kê những biểu hiện

của cái đẹp trong truyện ngắn Thạch Lam.

- Phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy được phong cách riêng của Thạch

Lam với các cây bút khác, đồng thời trong quá trình nghiên cứu có tiến hành

so sánh, đối chiếu một số truyện ngắn của ông với các tác phẩm khác ở từng

vấn đề có liên quan để thấy được những nét tương đồng và dị biệt.

6

- Phương pháp phân tích, tổng hợp được vận dụng nhằm lý giải, chứng minh

sự đa dạng của cái đẹp trong truyện ngắn Thạch Lam. Qua đó, có cái nhìn

tổng hợp về cái đẹp trong truyện ngắn Thạch Lam .

5. Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, nội dung chính

của luận văn gồm có ba chương:

Chương 1. Thạch Lam – Nhà văn của hành trình đi tìm cái đẹp

Chương 2.Truyện ngắn Thạch Lam - Những biểu hiện của cái đẹp

Chương 3. Truyện ngắn Thạch Lam - Một số phương thức tạo dựng cái đẹp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!