Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cái đẹp trong truyện ngắn nguyễn tuân.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
∞∞∞
NGUYỄN HOÀNG PHƢƠNG TRINH
CÁI ĐẸP TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN TUÂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Đà Nẵng, tháng 5/2015.
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thanh Trƣờng. Các thông tin và kết quả trong
khóa luận là do tôi tự tìm hiểu, và phân tích một cách nghiêm túc, trung thực
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Ngày 4 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hoàng Phƣơng Trinh
3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn
tận tình, chu đáo của TS. Nguyễn Thanh Trƣờng. Tôi xin gửi lòng tri ân sâu sắc
đến thầy. Đồng cảm ơn sự quan tâm của các thầy cô, giảng viên khoa Ngữ Văn
trƣờng Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng, bạn bè, ngƣời thân đã giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tôi thực hiện khóa luận này. Tôi xin chân thành tri ân!
Trân trọng biết ơn!
4
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................. 3
MỤC LỤC........................................................................................................ 4
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................... 6
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.......................................................................... 6
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 9
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 9
3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 9
5. Bố cục của khóa luận ................................................................................ 10
NỘI DUNG..................................................................................................... 11
CHƢƠNG 1. NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG ............................... 11
1.1. Cái đẹp và tiêu chí xác lập cái đẹp........................................................ 11
1.1.1. Quan niệm về cái đẹp........................................................................... 11
1.1.2. Những tiêu chí xác lập cái đẹp ............................................................ 12
1.2. Cái đẹp trong truyện ngắn Việt Nam 1930-1945. ............................... 17
1.2.1. Cái đẹp từ hiện thực cuộc sống .......................................................... 17
1.2.2…được soi chiếu trong thế giới tâm hồn con người ............................ 19
1.2.3. Cái đẹp lí tưởng - gắn với những ước mơ, khát vọng cá nhân.......... 20
1.3. Quan niệm về cái đẹp trong cảm thức nghệ thuật của Nguyễn Tuân...
............................................................................................................... 21
1.3.1. Cái đẹp phải là cái độc đáo, khác biệt................................................. 21
5
1.3.2. Cái đẹp phải là cái gợi nên nỗi buồn về sự bất lực của con người khi
muốn vươn đến cái hoàn thiện...................................................................... 23
1.3.3. Cái đẹp là một mục đích tự thân ......................................................... 24
CHƢƠNG 2. TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN - NHỮNG BIỂU HIỆN
CỦA CÁI ĐẸP............................................................................................... 27
2.1. Thiên nhiên - cái đẹp say đắm lòng ngƣời ........................................... 27
2.1.1. Từ những vẻ đẹp thực thể thấm đẫm nỗi buồn thiên cổ .................... 27
2.1.2. …đến thế giới siêu hình - một vẻ đẹp ma mị, huyền bí...................... 30
2.2. Cái đẹp hiện hữu trong chiều sâu bản thể ngƣời ................................ 33
2.2.1. Từ cái “tài hoa”, “uyên bác” chạm ngưỡng tuyệt đối ...................... 33
2.2.2…đến khí phách anh hùng...tỏa sáng cái thiên lương......................... 40
CHƢƠNG 3. TRUYỆN NGẮN NGUYỄN TUÂN -................................... 45
MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC TẠO DỰNG CÁI ĐẸP................................. 45
3.1. Kết cấu..................................................................................................... 45
3.1.1. Kết cấu theo mạch thời gian song hành cùng kết thúc mở................ 45
3.1.3. Kết cấu đan xen giữa hiện thực và hư ảo ........................................... 48
3.2. Không - thời gian nghệ thuật ................................................................ 49
3.2.1. Không - thời gian hữu hình của thế giới hiện thực ........................... 49
3.2.2. Không - thời gian ảo của thế giới huyền bí ...................................... 52
3. 3. Ngôn ngữ và giọng điệu ........................................................................ 53
3.3.1. Ngôn ngữ “lạ hóa” - “những lớp sóng ngôn từ” ............................... 53
3.3.2. Giọng điệu “đa sắc màu” - phối trong trường thẩm mĩ..................... 56
KẾT LUẬN.................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60
6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Cái đẹp luôn là nhu cầu vô tận, là khát khao vƣơn tới của con
ngƣời. Chẳng thế mà con ngƣời luôn đi tìm kiếm, khám phá cái đẹp; đỉnh cao
của sự sáng tạo ấy đã hình thành nên những tác phẩm nghệ thuật với sự thăng
hoa trong ngòi bút ngƣời nghệ sĩ. Và khi sáng tạo thì nghệ sĩ nào cũng nỗ lực
trong việc thành tạo nên những trang viết với những “nghĩa đẹp” riêng, đa
màu sắc, lung linh diện mạo.
1.2. Nguyên Tuân - một nghệ sĩ lạ lùng với sứ mệnh suốt đời đi tìm cái
Đẹp. Văn chƣơng ông cuồn cuộn ngôn từ, thi văn hào nhoáng, dạt dào ảnh
hình trinh nguyên sự sống. Đƣa cái đẹp lên bệ phóng ngôn từ một cách rạng
rỡ nhất, Nguyễn Tuân đã đem đến cho truyện ngắn của mình một thế giới
nghệ thuật đặc sắc, in đậm cá tính sáng tạo của một cây bút đầy tài năng.
1.3. Chọn đề tài Cái đẹp trong truyện ngắn Nguyễn Tuân, chúng tôi
mong góp phần đem lại cái nhìn toàn diện và sâu sắc về văn chƣơng Nguyễn
Tuân. Đồng thời, tác giả khóa luận cũng hy vọng việc tìm hiểu này sẽ bổ sung
thêm kiến thức, hiểu biết để thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu sau này.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Khi bàn về cái đẹp trong truyện ngắn Nguyễn Tuân, đã có nhiều công
trình, bài nghiên cứu, tiểu luận phê bình của giới chuyên môn.
Trong bài viết Đọc lại Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân, nhà
nghiên cứu Phan Cự Đệ đã cho rằng “Nguyễn Tuân làm cái việc của một
ngƣời đi khơi lại đống tro tàn của dĩ vãng, tìm lại cái đẹp ngày qua đã một
thời vang bóng. Cảm tƣởng của ngƣời đọc khi gấp trang sách lại là ngậm
ngùi, tiếc nuối một cái gì đã mất hút vào xa xƣa” [25, tr.233]. Tác giả đã phân
tích hai loại nhân vật hiện hữu trong một thời vang bóng đó là ngƣời tài tử với