Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Cách tân nghệ thuật trong thơ lê đạt.
PREMIUM
Số trang
134
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1057

Cách tân nghệ thuật trong thơ lê đạt.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BÙI PHƢƠNG UYÊN

CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT

TRONG THƠ LÊ ĐẠT

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.34

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng, năm 2014

Công trình được hoàn thành tại

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ MINH HIỀN

Phản biện 1: TS. PHAN NGỌC THU

Phản biện 2: PGS.TS. HỒ THẾ HÀ

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt

nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học

Đà Nẵng vào ngày 08 tháng 06 năm 2014

Có thể tìm luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại hoc Đà Nẵng

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Thơ ca có nhiệm vụ đẩy xa hơn những giới hạn ràng buộc nó

để mở ra một lộ trình mới cho những trải nghiệm riêng tây. Chính vì

thế, đổi mới, cách tân trở thành thuộc tính của thơ và là nhu cầu tự

thân trong quá trình vận động của một nền thơ. Cùng với nhu cầu

hằng cửu ấy, sự mở rộng giao lưu văn hóa đa chiều đem đến nhiều

kinh nghiệm nghệ thuật mới và tạo nên những bước đột phá táo bạo

trong lối viết của các nhà văn, nhà thơ. Là loại hình nghệ thuật năng

động, tiên phong trong cách tân, thơ Việt Nam hiện đại nỗ lực rất lớn

khi vượt qua những hệ quy chiếu cổ xưa để thay đổi diện mạo. Trong

quá trình tìm tòi, thơ dần hình thành nhiều chi lưu mới với những

gương mặt nghệ sĩ đầy cá tính. Cùng với Trần Dần, Hoàng Cầm,

Đặng Đình Hưng, Dương Tường, Lê Đạt đã mở ra một “miền khí

hậu riêng biệt” [12, tr. 245] cho vương quốc thi ca. Bốn tập thơ Bóng

chữ, Ngó lời, U75 Từ tình và Đường chữ mang lại sự vượt ngưỡng

đáng kể cho Lê Đạt trong việc “xây dựng nền dân chủ chữ chống lại

đặc quyền của ý” [11, tr. 297].

Với Lê Đạt, việc khám phá và giải mã lớp “địa chất hiện sinh”

[4, tr. 62] dưới mỗi con chữ là niềm đam mê khôn cùng trên con

đường làm mới mình và làm mới thể loại. Từ niềm đam mê, ấp ủ và

ý thức cách tân sẵn có ấy, nhà thơ đã tạo ra ngôn ngữ sống cho thơ –

những con chữ tinh khôi, trinh nguyên, những con chữ “nảy mầm”

(Andre Breton). Có thể khẳng định, thơ Lê Đạt chính là một hiện

tượng ngôn ngữ sống động với những tương quan mới, trường ngữ

nghĩa mới để người đọc tham dự phát nghĩa với thơ.

Mọi cuộc cách tân văn học chỉ đạt được thành tựu mong muốn

khi hội đủ hai điều kiện: tiếp nhận chu đáo các trường phái văn học

hiện đại trên thế giới và nắm vững phát huy truyền thống văn nghệ

2

của dân tộc. Điều đó có nghĩa, thơ Lê Đạt thực sự là một kì công bởi

trong quá trình nỗ lực tìm lối đi mới với ý thức cách tân quyết liệt,

nhà thơ vẫn giữ được “trí nhớ” [33, tr. 17], kí ức nghệ thuật của dân

tộc. Vì vậy, khám phá cách tân trong thơ Lê Đạt không chỉ giúp cho

người đọc các thế hệ hiểu thêm về một điển hình tiêu biểu của thơ

Việt Nam hiện đại mà còn thấy được sự uyên thâm, ảo diệu và tài

năng ngôn ngữ bậc thầy của Lê Đạt.

Thơ Lê Đạt chính là “tự truyện của một khát vọng” [33, tr. 77]

– khát vọng thu hẹp, rút ngắn và san bằng khoảng cách giữa chủ thể

sáng tạo và chủ thể tiếp nhận. Mỗi bài thơ của Lê Đạt là một ngã tư

chữ với biên độ mở vô hạn chờ đợi người đọc dám chiếm lĩnh. Vì

vậy, việc nghiên cứu Cách tân nghệ thuật trong thơ Lê Đạt là cách

để chúng tôi nhận diện vị trí, tầm ảnh hưởng của gương mặt thơ tiêu

biểu này trong khuynh hướng cách tân thơ Việt hiện đại đồng thời

khẳng định những nỗ lực bứt phá đầy sức lôi cuốn của người “phu

chữ” [12, tr. 246].

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1. Những công trình nghiên cứu về thơ Lê Đạt

Cuộc đời và thơ Lê Đạt được tái hiện khá rõ nét trong bài viết

Đọc lại Bóng chữ của Lê Đạt (Đỗ Ngọc Thạch). Với bài viết Thơ

Hai câu Lê Đạt [23, tr. 219], Vân Long giới thiệu đến người đọc mỹ

vật thơ Hai câu – một sự tìm tòi kỳ khu từng chữ của nhà thơ trong

tập Ngó lời. Gần đây, Nguyễn Hữu Vĩnh cũng đã nghiên cứu Tư duy

nghệ thuật thơ Lê Đạt qua tập Bóng chữ trên ba phương diện: tư duy

nghệ thuật thơ Lê Đạt, các kiểu tư duy nghệ thuật thơ Lê Đạt và hình

thức thể hiện tư duy nghệ thuật thơ Lê Đạt qua tập Bóng chữ [36].

Ngoài ra, chúng tôi còn được tiếp cận với khá nhiều bài viết về

Lê Đạt và tác phẩm của ông trong Hội luận Thơ Lê Đạt và thơ Việt

Nam hôm nay như: Lê Đạt, dăm điều muốn nói (Nguyễn Văn Thọ),

3

Về dịch ngược, về thơ Lê Đạt (Thái Kim Lan), Trạng thái thơ Lê Đạt

và Lê Đạt tư duy về thơ (Trần Thiện Khanh)… Những bài viết kể

trên đã bước đầu soi chiếu thơ ca Lê Đạt từ nhiều góc độ để nhận

diện và ghi nhận bản lĩnh sáng tạo và phong cách đa ngã của nhà thơ

trong quá trình cách tân văn học nước nhà.

2.2. Những công trình nghiên cứu về vấn đề cách tân nghệ

thuật trong thơ Lê Đạt

Những nỗ lực cách tân của Lê Đạt trong việc làm mới thơ và

làm mới chữ đã được khá nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến. Bài viết Lê

Đạt với giấc mộng cách tân thơ Việt của Nguyễn Việt Chiến đã

khẳng định cách tân trong thơ Lê Đạt thực chất là cách tân về chữ.

Nhà phê bình Đặng Tiến trong Thơ, thi pháp và chân dung đã phát

hiện thơ Lê Đạt là những chữ “lạ hơi nhà” [35, tr. 314].

Trong Mã thơ Lê Đạt, nhà phê bình Đỗ Lai Thúy chỉ ra ở Lê

Đạt một sự khai nguyên ngôn ngữ mới, tìm ra cách phát nghĩa mới

cho chữ. Đỗ Lai Thúy còn dành tâm huyết của mình cho Lê Đạt với

bài viết Lê - Đạt - chữ. Với Cấu trúc cách ly trong Ngó lời của Lê

Đạt, Thụy Khuê nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những biến tấu

sóng ngang, sóng chéo, xiên, trên, dưới, ngang, dọc giao nhau trong

thơ Lê Đạt. Ngoài ra, trong Cấu trúc thơ, ở chương XV, Thụy Khuê

cũng đi sâu nghiên cứu Bóng chữ, tuyên xưng đây là thơ tạo sinh.

Khám phá Quan niệm nghệ thuật của Trần Dần, Lê Đạt nhìn từ

phương diện tiếp nhận, Hoàng Thị Huế cũng nhấn mạnh nét mới

trong thơ Lê Đạt chủ yếu đến từ “trò chơi chữ thú vị nhưng đầy cạm

bẫy” [17].

Tất cả ý kiến trên đều khẳng định thơ Lê Đạt chủ yếu cách tân

chữ. Tuy vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống những cách tân

nghệ thuật trong thơ Lê Đạt để khẳng định vị trí của nhà thơ trong

lịch sử văn học Việt Nam hiện đại vẫn còn là thử thách phía trước.

4

Từ những gợi dẫn quý báu trên, chúng tôi sẽ nỗ lực tìm hiểu tương

đối đầy đủ biểu hiện cũng như sự chi phối của những động lực dẫn

đến cách tân trong thơ Lê Đạt, đem lại cho người đọc cái nhìn toàn

diện về thơ ông.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Những cách tân nghệ thuật trong thơ Lê Đạt, được biểu hiện

cụ thể ở các bình diện như: quan niệm nghệ thuật, cái tôi trữ tình, thế

giới biểu tượng, ngôn ngữ, thể loại.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Bốn tập thơ Bóng chữ (NXB Hội nhà văn Hà Nội, 1994), Ngó

lời (NXB Văn học Hà Nội, 1997), U75 từ tình (NXB Phụ nữ Hà Nội,

2007) và Đường chữ (NXB Hội nhà văn Hà Nội, 2009).

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp cấu trúc – hệ thống

4.2. Phương pháp phân tích – tổng hợp

4.3. Phương pháp so sánh – đối chiếu

5. Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung

luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Lê Đạt – hành trình sáng tạo và những đổi mới

trong quan niệm nghệ thuật.

Chương 2: Cách tân nghệ thuật trong thơ Lê Đạt nhìn từ cái tôi

trữ tình và biểu tượng nghệ thuật.

Chương 3: Thơ Lê Đạt – cuộc trình diễn lạ mắt của ngôn ngữ

và thể loại.

5

CHƢƠNG 1

LÊ ĐẠT – HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VÀ NHỮNG

ĐỔI MỚI TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT

1.1. LÊ ĐẠT – NGƢỜI THƠ “KHÔNG BIẾT LỐI VỀ GIÀ”

1.1.1. Cuộc đời

Lê Đạt tên thật là Đào Công Đạt, sinh ngày 10/09/1929, mất

ngày 21/4/2008 tại Hà Nội. Từ nhỏ, Lê Đạt đã lấy sách làm quê trong

tình thương của chữ. Mối tình chữ vì thế đã theo đuổi nhà thơ đến

suốt đời. Năm 12 tuổi, Lê Đạt về Hà Nội học nội trú trường Bưởi.

Năm 1945, Lê Đạt tham gia cách mạng. Năm 1948, ông là Bí thư

văn nghệ của Trường Chinh. Đến năm 1949, Lê Đạt về công tác tại

ban tuyên huấn của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Gần như

trong suốt quá trình hoạt động ông đều công tác ở ngành Tuyên

huấn, trực tiếp theo dõi phong trào văn nghệ, văn hóa và giáo dục. Vì

vậy, ông có dịp tiếp xúc với hầu hết giới văn nghệ Cách mạng Việt

Nam. Hòa bình lập lại năm 1954, ông về Hà Nội làm biên tập viên,

bí thư chi bộ của báo Văn Nghệ.

Hành trình 30 năm ngồi dịch triền miên trong thư viện đã góp

phần kiến tạo nên một Lê Đạt uyên thâm và hiện đại đồng thời cũng

là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thi pháp thơ của Lê Đạt sau này.

Sau hơn 30 năm bị cấm in, Lê Đạt được phục hồi tư cách hội viên

Hội Nhà văn và quyền xuất bản. Năm 2007, Lê Đạt nhận Giải

thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Ngày 21.04.2008, sau

chuyến đi thực tế ở Tây Nguyên, vừa về tới Hà Nội, Lê Đạt đột ngột

qua đời.

1.1.2. Những chặng đƣờng thơ

Đời thơ của ông có thể chia làm ba chặng. Từ năm 1955 đến

1958, thơ Lê Đạt thể hiện rõ thái độ dũng cảm đấu tranh cho cái mới

6

và sự thức nhận ngôn ngữ. Tác phẩm tiêu biểu: Thế giới này là của

chúng ta (1955), Bài thơ trên ghế đá (1957), Cửa biển (1958). Sau

năm 1958, tức là sau Nhân Văn - Giai Phẩm đến lúc được phục hồi

tư cách hội viên Hội nhà văn năm 1988, Lê Đạt chủ yếu thiền ngẫm,

nghiệm chữ và tích lũy được rất nhiều những tri thức từ các lĩnh vực

khoa học, triết học, văn học. Nhà thơ tập chơi chữ, ghép chữ và nỗ

lực tìm đến điểm tự do xa nhất mà chữ có thể đạt tới. Thể nghiệm

thành công đầu tiên của ông trong phương thức sáng tác là tác phẩm

Ông phó cả ngựa, Cửa hàng Lê Đạt sau này in trong tập thơ Đường

chữ. Từ 1988 đến 2008, tác phẩm của Lê Đạt bắt đầu được phát hành

rộng rãi. Các tập thơ cho thấy Lê Đạt đã sử dụng tiếng Việt một cách

thông minh, khoái hoạt, hiệu quả, tạo ra một không gian thẩm mĩ

mới cho thơ. Có thể kể đến: Bóng chữ (1994), Ngó lời (1997),

Truyện cổ viết lại (2006), U75 từ tình (2008), Đường chữ (2009).

1.2. NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT

1.2.1. Làm thơ là làm chữ

Lê Đạt cho rằng “làm thơ tức là làm chữ”. Ông xem chữ là

chuẩn giá trị để khẳng định những cách tân của một nhà thơ. Đối với

nhà thơ, việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ cũng là bảo tồn và mở

rộng sự đa dạng về cách tri nhận thế giới. Lê Đạt thường xuyên cung

cấp cho ngôn ngữ những nghĩa mới, tạo ra sự kết hợp “siêu hình”

(Đào Duy Hiệp) giữa các từ ngữ và giải thoát ngôn ngữ khỏi tính võ

đoán thông thường. Mỗi chữ trong thơ ông luôn có một diện mạo

riêng, lưu giữ kí ức lịch sử và luôn cựa quậy, không ngừng vận động.

Lê Đạt đã “đè một ngôn từ khác lên tiếng nói sẵn có của cộng đồng”

[16, tr. 299] và lao động cật lực để tạo ra một thứ “phương ngữ mang

dấu ấn, thương hiệu riêng” [16, tr. 298].

Lê Đạt đặt chữ trước nghĩa và xem ngôn ngữ là mục đích, có

giá trị tự thân. Ngôn ngữ có trước, tư tưởng đến sau. Chữ là tính thứ

7

nhất so với nghĩa. Nhà thơ cần chủ động tạo nghĩa mới cho chữ đồng

thời giải phóng chữ khỏi thân phận cũ. Chữ là hệ quy chiếu để định

vị sự hiện tồn của nhà thơ và những cách tân trong thơ.

Lê Đạt lấy chữ làm trung tâm phát nghĩa, không lệ thuộc vào

nghĩa từ điển hay nghĩa tiêu dùng. Nghĩa này do thi nhân khai

nguyên, trở thành nghĩa nguyên sinh, trở thành sáng tạo ngôn ngữ

của thi sĩ. Mỗi bài thơ của ông đều trú ẩn những con chữ vận động.

Nó xê dịch, biến đổi và tự nhân lên, chữ này trở thành bóng của

những chữ khác.

Với Lê Đạt, “Chữ bầu lên nhà thơ” [11, tr.508]. Mỗi lần làm

một bài thơ, nhà thơ phải chờ đợi cuộc bầu chọn khắt khe của chữ.

Vẫn là những chữ cũ trong kho tàng tiếng Việt, nhưng đến Lê Đạt,

nó đã được sống trong một thân phận khác, kì lạ và quyến rũ hơn. Lê

Đạt còn khẳng định chữ có liên quan mật thiết đến cá tính, phong

cách tác giả “Mỗi công dân có một dạng vân tay. Mỗi nhà thơ thứ

thiệt cũng có một dạng vân chữ. Trộn không lẫn” [11, tr. 510].

1.2.2. Thơ phải là tác phẩm mở (The open work)

Thơ của Lê Đạt luôn mời gọi người đọc cũng tham gia trò chơi

chữ với nhà thơ. Ông không trực tiếp cầm tay độc giả truy nguyên

nguồn cội ý nghĩa tác phẩm mà tạo ra những chỉ dấu, những mã văn

bản để họ tự tham gia phát nghĩa. Nhà thơ đề cao đặc tính mở của

thơ ca và khẳng định tầm quan trọng của người đọc. Vì lẽ ấy, Lê Đạt

đã tạo ra những bài thơ có tính sản xuất (productivity), luôn vận

động, tương tác. Mỗi bài thơ của ông là những chuỗi từ ngữ dẫn đến

một không gian đa kích thước và không gian này nảy sinh chính từ

những dòng trắng (between lines) trong tác phẩm. Từ đó, mỗi bài thơ

trở thành một tác phẩm mở (the open work), đi từ tính đối thoại

(dialogue) sang tính liên văn bản (intertetuality). Cấu trúc mở và tác

dụng của nó trong thơ Lê Đạt có thể được biểu diễn thành sơ đồ sau:

8

Như vậy, khi đi sâu khám phá thơ Lê Đạt, người đọc không

chỉ dừng lại ở việc truy tìm cấu trúc nội tại của bài thơ mà chủ yếu

lần tìm mã biểu đạt, mã văn hóa (cultural codes) từ những dòng trắng

hay khoảng giữa của từ (between-ness) trong thơ. Đó là cuộc đối

thoại bình đẳng giữa tác giả và người đọc theo nguyên lý bổ sung

(vừa là…vừa là). Từ đó, người đọc nhận thức theo cách riêng đồng

thời sáng tạo ra những sinh thể mới từ mẫu gốc tác phẩm. Cấu trúc

nội tại của tác phẩm tạo ra lớp nghĩa thứ nhất còn lớp nghĩa thứ hai,

thứ ba, thứ tư được hình thành do sự tiếp xúc giữa người đọc và tác

phẩm. Chữ này dẫn chiếu đến chữ kia và dẫn chiếu đến kí ức của

người đọc. Chúng ta có thể hình dung nguồn mở vô tận trong thơ Lê

Đạt như sau:

CBĐ – CĐBĐ

CBĐ (1) – CĐBĐ (1)

CBĐ (2) – CĐBĐ (2)

CBĐ (n) – CĐBĐ (n)

……………………

9

1.2.3. Nhà thơ là “phu chữ”

Lê Đạt tự nhận mình là “phu chữ”, một đời nhọc nhằn lao

động trên cánh đồng chữ, cần mẫn gieo mầm. Ông xem thơ là một

nghề, đòi hỏi một kỉ luật nghiệt ngã và gian khổ. Theo Lê Đạt, nghề

thơ là nghề của bề sâu, giống như nghề giếng, càng đi sâu thì càng

tìm được những nguồn mạch thanh khiết nhất. Lê Đạt đã sống như

“kiếp tằm”, tự xem mình là “lá dâu, còn lại trơ gân, xác xơ thân xác”

[35, tr. 315].

Lê Đạt cho rằng làm thơ là một lao động rất nghiêm túc. Đối

với ông, mỗi một câu thơ hay đều là kết quả của quá trình dài thành

tâm kiên trì, đa mang đắm đuối với nghiệp thơ. Vì thế, nhà thơ đã

học tập chuyên cần, kiên trì đọc sách, tích lũy chất liệu thơ từng

ngày. Ông còn học thêm ngoại ngữ, dịch sách để dễ dàng viễn du

trên con đường thiên lí của nhân loại.

Để có thể gánh vác nghiệp thơ một cách nghiêm túc, “phu

chữ” Lê Đạt nhấn mạnh người cầm bút cần phải có “văn đức”. Ông

đề cao “những người lao động có tri thức một nắng hai sương trên

cánh đồng chữ bận tâm những vụ mùa cao sản” [12, tr. 103]. Nhà thơ

khẳng định người làm thơ phải như thợ thủ công, nhốt mình trong

phòng gọt đẽo, mài dũa, nạm dát con chữ để làm bật nảy nghệ thuật.

Suốt đời mình, Lê Đạt xem lao động nghệ thuật là mục đích mỹ học.

10

CHƢƠNG 2

CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ LÊ ĐẠT

NHÌN TỪ CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ BIỂU TƢỢNG

NGHỆ THUẬT

2.1. CÁI TÔI TRỮ TÌNH

2.1.1. Kiến tạo những biến tấu mới cho cái tôi sử thi

Cái tôi trữ tình trong thơ Lê Đạt vẫn vận động theo quán tính

và quỹ đạo văn học thời chiến nhưng cũng đã có những chuyển biến

nhất định. Cái nhìn sử thi trong thơ ông được bổ sung bằng những

trải nghiệm cá nhân, hiện thực được đặc tả với xu hướng khái quát,

chiêm nghiệm. Hiện thực của chiến tranh không chỉ là hiện thực nhìn

thấy mà còn là hiện thực cảm thấy với bao nhức nhối khó lành. Đây

là điều mà văn học Việt Nam sau 1986 mới bắt đầu khám phá. Lê

Đạt vẫn xưng ta, vẫn đại diện cho cộng đồng nhưng thơ ông không

rộn rã mà tiết chế những tiếng reo nồng nhiệt, không nguôi trăn trở

về một “chân trời tua tủa mảnh gai” (Hoàng Cầm). Ông đặc biệt

quan tâm, trăn trở, lo âu về sự sống và nhu cầu được sống giản dị

nhất của mỗi con người Việt Nam. Đằng sau thắng lợi vĩ đại và niềm

phấn khởi, tự hào của cuộc chiến là những bất an của nhà thơ trước

thực tại cuộc sống khắc nghiệt. Thơ Lê Đạt hé mở góc nhìn đa dạng

và nhiều chiều về chiến tranh từ hậu phương (Chúng ta quyết giữ đất

này, Cứu lúa).

Không chỉ thể hiện nỗi đau chiến tranh, Lê Đạt còn cảm nhận

sâu sắc sự mất mát, tan nát của cái đẹp văn hóa (Hà Nội B52). Những

vần thơ của ông gắn chặt với hồn quê, bao trùm nội dung đời sống

rộng lớn ở hậu phương nhưng không xóa bỏ cái tôi cá nhân (Nhận

trâu, Cứu lúa, Đường chúng ta đi, Ý chúng ta, Bát nước chè xanh).

11

Nếu những tác phẩm cùng thời, miêu tả chiến tranh từ góc độ

cộng đồng thì Lê Đạt lại miêu tả chiến tranh từ góc độ cá nhân, thân

phận con người, đi sâu vào những nỗi niềm cá nhân thầm kín mà

trước đó chưa nhà thơ nào nói được. Số phận của đất nước được đo

ướm bằng nỗi đau cá nhân (Cha tôi). Trong thơ của ông, người đọc

vừa bắt gặp âm hưởng trầm hùng thời khói lửa như là tiếng vọng của

cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi, vừa thấy được xu

hướng đưa thơ trở về với cuộc sống riêng tư.

2.1.2. Tạo sinh cái tôi trữ tình đa ngã

Lê Đạt luôn dằn vặt trên hành trình tìm kiếm bản thể và lựa

chọn tự do. Chính vì thế, thơ ông ẩn chứa cái tôi chiêm nghiệm, giác

ngộ, nhận thức về sự hiện hữu của chính mình. Thơ Lê Đạt, nếu nhìn

từ bên trong, có thể nhận thấy cái tôi luôn di động, đi tìm tự do, đi

tìm cái đẹp, truy tầm bản thể. Nhà thơ thường xuyên nhận thức về sự

tồn tại, hiện hữu của chính mình đồng thời hướng đến tương lai, tự

tạo cho mình những dự phóng, “tự tồn tại chủ quan chứ không như

một đám rêu” [34, tr.916]. Ông ý thức về tính chủ thể của mình trong

mọi hoàn cảnh tồn tại (Cửa hàng Lê Đạt, Khuyết điểm).

Vì nhận thức rõ nỗi đau và giới hạn mong manh của phận

người nên cái tôi nhận thức về hiện hữu trong thơ Lê Đạt còn thể

hiện ở thái độ sống tận hiến trong từng khoảng khắc (Địa đầu XXI).

Càng ý thức đào sâu vào bản thể, bộc lộ sự hiện hữu của mình càng

khiến cái tôi Lê Đạt tiến dần đến vô thức, ẩn ảo. Lê Đạt đã giải

phóng ngôn ngữ không chỉ dựa trên ý thức mà còn nhờ vào vô thức

sáng tạo. Lê Đạt đi vào miền hoang dã trong tâm hồn mình, tạo ra

những phiến đoạn trong cảm xúc và ngôn từ, tạo ra trạng thái phân

ly, kỳ ảo, tạo ra những giấc mơ trong thơ. Từ đây, thơ ông có khả

năng biểu hiện những cảm giác mơ hồ thuộc tầng sâu tâm hồn con

người. Những câu thơ của ông tả thực nhưng đều nhuốm màu siêu

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!