Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các yếu tốt kháng dinh dưỡng của đậu tương và đỗ nho nhe bằng phương pháp luộc ở các mức thời gian khác nhau
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
37 KHKT Chăn nuôi Số 12 - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
HẠN CHẾ CÁC YẾU TỐ KHÁNG DINH DƢỠNG CỦA ĐẬU TƢƠNG
VÀ ĐỖ NHO NHE BẰNG PHƢƠNG PHÁP LUỘC Ở
CÁC MỨC THỜI GIAN KHÁC NHAU
Nguyễn Hưng Quang1*
1. MỞ ĐẦU1*
Đậu đỗ là một trong những cây trồng phổ biến
làm thức ăn cung cấp protein cho người và
động vật ở các nước nhiệt đới. Ngoài việc cho
một lượng hạt giầu dinh dưỡng thì cây đậu đỗ
còn mang lại giá trị cải tạo đất rất tốt. Các hạt
họ đậu phổ biến như đậu tương, đậu trắng, đậu
xanh, đậu lupin, đậu lăng, đỗ nho nhe…Từ
những năm 1998, các hạt đậu đỗ được sử dụng
như là một nguyên liệu chủ lực cung cấp
protein trong các khẩu phần gia cầm. Mặc dù
vậy, việc sử dụng nó cũng còn có một số hạn
chế như thiếu một số axit amin thiết yếu và
chứa một số yếu tố kháng dinh dưỡng. Những
yếu tố này sẽ tác động không nhỏ đến năng suất
chăn nuôi của gia cầm khi sử dụng các hạt đậu
đỗ chưa qua xử lý. Hầu hết các yếu tố kháng
dinh dưỡng) có trong đậu đỗ có thể giảm hoặc
xử lý triệt để bằng nhiệt hoặc các enzym. Hàng
loạt các thí nghiệm của các tác giả như
Abraham và cs.1971, Capitan và Luis, 1975,
Birk. 1976, Malhotra và cs. 1988, Saikia và cs.
1999, Srivastava và cs. 2001, Loon. 2002, Perez
và cs. 2003 đã chứng minh điều trên.
Đậu tương và đỗ nho nhe là những hạt họ đậu
dùng khá phổ biến trong chăn nuôi gia cầm ở
miền núi phía Bắc Việt Nam. Người dân miền núi
chủ yếu sử dụng hai phương pháp nhằm hạn chế
độc tố trong hạt đậu là rang chín hoặc luộc chín
trước khi cho gia cầm ăn. Việc rang chín phổ biến
hơn nhưng cũng có hạn chế là người dân không
điều chỉnh được nhiệt độ khi rang cũng như thời
gian rang nên nhiều khi hạt đậu bị chín quá hoặc
cháy ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị dinh dưỡng
của chúng. Xuất phát từ thực tế như vậy chúng tôi
đã tiến hành nghiên cứu xử lý các yếu tố kháng
1 Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
* Tác giả để liên hệ: TS Nguyễn Hưng Quang, Phó Phòng
Quản trị - Phục vụ. Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên. Điện thoại: 0280-3852923 / 0985588164.
Email: [email protected]
dinh dưỡng của đậu tương và đỗ nho nhe bằng
phương pháp luộc ở các mức thời gian khác nhau
nhằm tìm ra thời gian tối ưu cho thực tế sử dụng.
2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Vật liệu
Hạt đậu tương (Glycine max l. merr.) và đỗ nho
nhe (Vigna umbellata (Thunb.) Ohwi & Ohashi)
được chọn lọc từ các tỉnh miền núi phía Bắc
của Việt Nam (Thái Nguyên, Bắc Giang, Cao
Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn)
2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Một lượng hạt vừa đủ được mang từ Việt
Nam sang Philipin. Chúng được chia ra làm 4
phần như nhau, một phần để ở dạng hạt sống (đối
chứng), 3 phần còn lại của hạt đậu tương được
luộc trong nước sôi trong vòng 15, 30 và 45 phút.
3 phần còn lại của hạt đỗ nho nhe chỉ được luộc
trong 10, 15 và 30 phút. Sau khi luộc các hạt đậu
được phơi nắng đến khi độ ẩm còn khoảng 10-
12%. Sau khi đã khô, mẫu hạt đậu được nghiền và
đưa vào phòng thí nghiệm dinh dưỡng và sinh hóa
phân tích năng lượng, thành phần hóa học, axit
amin, canxi, phốt pho và các yếu tố chống tiêu
hóa như chỉ số ureaza, và phản ứng ngưng kết
hồng cầu.
2.3. Chỉ tiêu và phƣơng pháp xác định
Chỉ số ureaza được xác định bằng phương
pháp của AACC (1999). Định lượng giá trị ngưng
kết hồng cầu hemaglutinin được xác định bằng chỉ
số phản ứng ngưng kết hồng cầu được thực hiện
theo phương pháp của Mendoza và cs (2003).
AME, TME của mẫu đậu tương, đỗ nho nhe sống
và đã qua xử lý được thực hiện theo phương pháp
thử mức tiêu hóa trên gà trống của Sibbald (1986)
và phân tích năng lượng trên máy đo Calorimeter
của Mỹ. Phân tích thành phần hóa học, axit amin
của mẫu thí nghiệm theo phương pháp của AOAC
(1993), và Speecman Stein và Moore (Trích theo
Mendoza và cs, 2003).
2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Phòng thí nghiệm thức ăn dinh
dưỡng và Phòng thí nghiệm sinh hóa của Đại