Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các từ ngữ thuộc trường tập tục và lễ hội trong tiếng Tày
PREMIUM
Số trang
165
Kích thước
2.7 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1167

Các từ ngữ thuộc trường tập tục và lễ hội trong tiếng Tày

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NÔNG THỊ THỦY

CÁC TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG TẬP TỤC

VÀ LỄ HỘI TRONG TIẾNG TÀY

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2017

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NÔNG THỊ THỦY

CÁC TỪ NGỮ THUỘC TRƯỜNG TẬP TỤC

VÀ LỄ HỘI TRONG TIẾNG TÀY

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 60.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS TẠ VĂN THÔNG

THÁI NGUYÊN - 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu

nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa

từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017

Tác giả luận văn

Nông Thị Thủy

ii

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thầy Tạ Văn Thông, người đã hướng

dẫn viết luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô giáo đã giảng dạy, khoa Sau đại

học, Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác

giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Sau cùng, xin cảm ơn gia đình, người thân, đồng nghiệp và các học viên

Cao học Ngôn ngữ K23 đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và

viết luận văn.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2017

Tác giả

Nông Thị Thủy

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii

MỤC LỤC............................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................iv

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1

1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3

4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3

5. Đóng góp mới của luận văn.............................................................................4

6. Bố cục ..............................................................................................................4

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT.......5

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu...................................................................5

1.1.1. Những nghiên cứu về trường từ vựng ngữ nghĩa ......................................5

1.1.2. Những nghiên cứu về dân tộc Tày và tiếng Tày ở Việt Nam....................9

1.1.3. Những nghiên cứu về tập tục và lễ hội của người Tày............................11

1.2. Cơ sở lí thuyết ...........................................................................................12

1.2.1. Cơ sở ngôn ngữ học ................................................................................12

1.2.2. Cơ sở văn hóa học ...................................................................................26

1.2.3. Một số nét về người Tày, văn hóa Tày và tiếng Tày...............................37

1.2.4. Tiểu kết ....................................................................................................42

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA CÁC TỪ NGỮ THUỘC

TRƯỜNG TẬP TỤC VÀ LỄ HỘI CỦA NGƯỜI TÀY .....................................44

2.1. Khái quát về các từ ngữ chỉ tập tục và lễ hội của người Tày .....................44

2.2. Các đơn vị có hình thức là từ......................................................................46

2.3. Các đơn vị có hình thức là ngữ...................................................................51

2.3.1. Danh ngữ .................................................................................................51

iv

2.3.2. Động ngữ .................................................................................................53

2.3.3. Tính ngữ...................................................................................................55

2.4. Tiểu kết .......................................................................................................56

Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ THUỘC

TRƯỜNG TẬP TỤC VÀ LỄ HỘI CỦA NGƯỜI TÀY .....................................57

3.1. Các từ ngữ chỉ tập tục và lễ hội của người Tày và sự phản ánh văn hóa

truyền thống.......................................................................................................57

3.2. Sự phân loại và một số đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ thuộc

trường tập tục của người Tày.............................................................................61

3.2.1. Khái quát về các từ ngữ thuộc trường tập tục .........................................61

3.2.2. Sự phân loại các từ ngữ thuộc trường tập tục..........................................62

3.3. Sự phân loại và một số đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ thuộc

trường lễ hội của người Tày ..............................................................................75

3.3.1. Khái quát về các từ ngữ thuộc trường lễ hội ...........................................75

3.3.2. Sự phân loại các từ ngữ thuộc trường lễ hội ...........................................77

3.4. Tiểu kết .......................................................................................................80

KẾT LUẬN ........................................................................................................81

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................84

PHỤ LỤC

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Các từ ngữ chỉ tập tục và lễ hội xét theo hình thức ..........................45

Bảng 2.2: Các từ chỉ tập tục và lễ hội xét theo hình thức..................................50

Bảng 2.3: Các ngữ chỉ tập tục và lễ hội xét theo hình thức...............................55

Bảng 3.1: Các từ ngữ chỉ tập tục và lễ hội xét theo ngữ nghĩa .........................60

Bảng 3.2: Các từ ngữ thuộc trường tập tục xét theo ngữ nghĩa ........................71

Bảng 3.3: Các từ ngữ thuộc trường lễ hội xét theo ngữ nghĩa ..........................78

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Trong nghiên cứu từ vựng ngữ nghĩa của một ngôn ngữ, sự tìm hiểu

những từ ngữ trong các trường nghĩa - những từ ngữ được liên kết với nhau

nhờ có một hoặc một số thành tố nghĩa chung, là một công việc rất có ý nghĩa,

cần sự quan tâm đặc biệt. Có thể nói đây là công việc đầu tiên khi người nghiên

cứu và người học tiếng, khi tiếp xúc với một ngôn ngữ.

Trong quốc gia đa dân tộc Việt Nam, 53 dân tộc thiểu số có vốn văn hóa

truyền thống rất phong phú, đa dạng. Lễ hội và tập tục là những nét làm nên cái

riêng biệt, bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Những đặc trưng văn hóa này được

ghi nhận trong các từ ngữ thuộc thuộc trường tập tục và lễ hội.

1.2. Người Tày có số dân lớn nhất trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

(1.626.392 người - tính đến ngày 1/4/2009), đứng thứ hai sau dân tộc Kinh.

Văn hóa của người Tày đã góp phần đáng kể tạo nên sự đa dạng, phong phú

trong vườn hoa nhiều hương sắc của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Trong

vốn văn hóa có bản sắc rất riêng này, không thể không kể đến ngôn ngữ, một

yếu tố cấu thành văn hóa, đồng thời là phương tiện quan trọng để lưu giữ và

truyền bá các hình thái văn hóa tinh thần quan trọng nhất của dân tộc Tày.

Đặc biệt, tiếng Tày đã được dùng để lưu giữ và truyền lại những hình

thái văn hóa tinh thần, trong đó có lễ hội (lễ là hệ thống các hành vi, động tác

nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những

ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả

năng thực hiện; hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng,

xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự

bình yên…); tập tục (những hoạt động sống của con người được hình thành

trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận,

truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác). Các hình thái văn hóa này (lễ hội, tập

2

tục) rất gần nhau, thậm chí có những điểm giao nhau. Nghiên cứu các từ ngữ

phản ánh các hình thái trên qua ngôn ngữ, trước hết là để hiểu rõ hơn về những

giá trị của những nét văn hóa Tày nói chung, qua đó hiểu biết thêm về vẻ đẹp

của tiếng Tày, góp phần tôn vinh vốn văn hóa vô giá trong đó có ngôn ngữ của

dân tộc này.

1.3. Bản thân tác giả là người con của dân tộc Tày, sinh ra và được nuôi

dưỡng trong cái nôi văn hóa Tày, hiện đang sống và làm việc tại trường THPT

Bản Ngà, xã Huy Giáp, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, khu vực có nhiều dân

tộc thiểu số đang sinh sống như dân tộc Dao, Mông, Sán Chay, Lô Lô, Tày,

Nùng,... Xuất phát từ những lo lắng trước tình trạng nhiều giá trị văn hóa cổ

truyền của nhiều dân tộc thiểu số (trong đó có dân tộc Tày) hiện đang bị mai

một, pha tạp, tác giả có nguyện vọng góp một phần sức lực trong việc tìm hiểu

nhằm bảo tồn và phát triển vốn văn hóa của dân tộc mình, qua việc tìm hiểu các

từ ngữ phản ánh tập tục, lễ hội của người Tày.

Chính vì những lí do trên, đề tài “Các từ ngữ thuộc trường tập tục và lễ

hội trong tiếng Tày” được chọn làm hướng nghiên cứu trong luận văn này.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Qua việc tìm hiểu hình thức và ngữ nghĩa của các từ ngữ thuộc trường

tập tục và lễ hội trong tiếng Tày, luận văn nhằm miêu tả một nhóm từ ngữ

chỉ những sự vật hiện tượng đặc sắc trong văn hóa truyền thống Tày, đồng

thời hướng tới một cuốn từ điển văn hóa Tày trong tương lai.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lí luận về ngôn ngữ học, văn hóa có liên quan đến tập

tục và lễ hội

- Thu thập tư liệu từ ngữ về tập tục và lễ hội qua sách vở, điền dã

- Khảo sát, thống kê - phân loại và miêu tả các từ ngữ chỉ tập tục và lễ

hội trong tiếng Tày.

3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Những từ ngữ thuộc trường tập tục và lễ hội của người Tày, ở xã Đàm

Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; xã Huy Giáp, xã Đình Phùng,

huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.

Tư liệu nghiên cứu: được thu thập qua lời nói hàng ngày của người Tày,

bằng cách phỏng vấn qua các cuộc điền dã. Một số văn bản khác: sách cúng,

tác phẩm văn chương… cũng được sử dụng làm tư liệu nghiên cứu.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Hình thức và ngữ nghĩa của những từ ngữ thuộc trường tập tục và lễ hội

của người Tày.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp ngôn ngữ học điền dã

Phương pháp này được sử dụng để thu thập các ngữ liệu phong phú và

đáng tin cậy bằng cách nghe, ghi trực tiếp các cứ liệu từ vựng trong sinh hoạt

hàng ngày của người Tày; chụp ảnh, phỏng vấn để khai thác vốn từ ngữ và

cách hiểu (gồm cả sự liên tưởng) đối với các tập tục và lễ hội.

4.2. Phương pháp thống kê - phân loại

Phương pháp này được sử dụng khi khảo sát, để tìm ra quy luật xuất hiện

của các từ ngữ chỉ tập tục và lễ hội trong tiếng Tày, theo những mục đích miêu

tả, phân tích và đánh giá khác nhau.

4.3. Phương pháp miêu tả

Được sử dụng với các thủ pháp phân tích và tổng hợp, nhằm chỉ ra

những đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của đối tượng nghiên cứu, đặc điểm

định danh sự vật và một số nét văn hóa (được thể hiện một phần qua ngôn ngữ)

của người Tày.

Ngoài ra, tác giả luận văn sẽ tham khảo cách nhìn nhận của Văn hóa học,

đặc biệt là phong tục tập quán, quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan

của người Tày, khi giải thích các nét văn hóa của người Tày được phản ánh qua

các từ ngữ về tập tục và lễ hội trong tiếng Tày.

4

5. Đóng góp mới của luận văn

5.1. Ý nghĩa khoa học

- Tác giả hi vọng luận văn này sẽ góp thêm tư liệu cho nghiên cứu về

trường từ vựng - ngữ nghĩa nói chung.

- Ngoài ra, luận văn có thể còn góp một số kinh nghiệm nhìn nhận một

số đặc điểm trong ngôn ngữ các dân tộc thiểu số từ góc nhìn văn hóa.

- Luận văn cũng bổ sung cách nhìn nhận trong nghiên cứu các tập tục, lễ

hội của người Tày. Đặc biệt, luận văn có thể cung cấp những tư liệu cho việc

khái quát hóa những đặc trưng tập tục, lễ hội của người Tày.

5.2. Ý nghĩa thực tế

- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo về cấu trúc chung cho việc biên

soạn một công trình tra cứu mang tính bách khoa về văn hóa cổ truyền của các

dân tộc Việt Nam, là động lực thúc đẩy việc biên soạn loại công trình này trong

tương lai.

- Luận văn có thể dùng để tham khảo trong giáo dục, là một cơ sở giúp

cho bạn đọc, thuộc những dân tộc khác nhau tìm hiểu về vốn văn hóa cổ truyền

của các dân tộc Việt Nam, cũng như một dân tộc cụ thể - người Tày. Từ đó,

độc giả thấy được khái quát sự thống nhất trong đa dạng, nét đặc sắc trong bức

tranh muôn màu văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam.

- Luận văn có thể giúp cho việc nâng cao sự trân trọng, ý thức gìn giữ và

phát triển, đối với văn hóa cổ truyền của người Tày.

6. Bố cục

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội

dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết

Chương 2: Đặc điểm hình thức của các từ ngữ thuộc trường tập tục và lễ

hội của người Tày.

Chương 3: Đặc điểm ngữ nghĩa của các từ ngữ thuộc trường tập tục và

lễ hội của người Tày.

5

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1. Những nghiên cứu về trường từ vựng ngữ nghĩa

Ở Việt Nam, có rất nhiều nhà ngôn ngữ học đã có các công trình nghiên

cứu, các giáo trình về trường từ vựng, ngữ nghĩa ở nhiều mức độ khác nhau:

Có thể kể đến một số công trình sau:

- Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo Dục, H.

- Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.

- Mai Ngọc Chừ (2003), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.

- Nguyễn Thiện Giáp (2003), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H.

- Nguyễn Thiện Giáp (2010), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, H.

Trong nghiên cứu các trường từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, không thể

không kể đến các công trình có thể xem là tiêu biểu của các tác giả Đỗ Hữu

Châu và Nguyễn Thiện Giáp.

- Cuốn Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt (Đỗ Hữu Châu, Nxb Giáo dục,

Hà Nội, 1999) gồm 312 trang, được chia năm phần riêng có liên kết chặt chẽ

với nhau theo trục “từ vựng - ngữ nghĩa”. Phần Mở đầu, Phần thứ nhất và

Phần thứ hai nghiên cứu các đơn vị từ vựng như những chỉnh thể hình thức

(phần I) và ý nghĩa (phần II) - cũng là sự nghiên cứu các đơn vị tách biệt của

từ vựng; Phần thứ ba và thứ tư nghiên cứu toàn bộ từ vựng như hệ thống của

những đơn vị tách biệt trên; Và Phần thứ năm có tính chất là phần ứng dụng

và thử nghiệm.

Trong cuốn giáo trình đồ sộ này, Đỗ Hữu Châu đã dành ra cả chương IX

thuộc Phần thứ ba - hệ thống từ vựng hệ thống ý nghĩa để nói về các trường

nghĩa. Trong chương IX tác giả đã nêu khái niệm “trường nghĩa” và cách phân

6

loại các trường nghĩa căn cứ vào hai quan hệ cơ bản trong ngôn ngữ học mà

F.de Saussure đã chỉ ra là quan hệ hình tuyến (quan hệ ngang) và quan hệ trực

tuyến (quan hệ dọc), theo đó chia trường nghĩa thành hai loại: trường nghĩa

ngang (trường nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (trường nghĩa trực tuyến).

Trong trường nghĩa dọc có hai trường nghĩa nhỏ là trường biểu vật và trường

biểu niệm. Phối hợp trường nghĩa ngang và trường nghĩa dọc, ta có trường

nghĩa liên tưởng.

- Cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học (Nguyễn Thiện Giáp - chủ biên, Đoàn

Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2010) cũng dành sự

chú ý cho trường từ vựng - ngữ nghĩa. Cụ thể: Trong Chương bốn: Từ vựng,

Mục B: Ý nghĩa của từ và ngữ, VII - Trường nghĩa (trang 108 - 112), tác giả

Nguyễn Thiện Giáp đã trình bày một số cách hiểu về trường nghĩa như sau:

Lí thuyết trường nghĩa ra đời vào mấy chục năm gần đây. Mục đích cơ

bản của lí thuyết này là khảo sát từ vựng một cách hệ thống. Có nhiều cách

hiểu khác nhau về khái niệm trường nghĩa, nhưng có thể quy vào hai khuynh

hướng chủ yếu:

a, Khuynh hướng thứ nhất quan niệm trường nghĩa là toàn bộ các khái

niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện. Đại diện cho khuynh hướng này là

L.Weisgerber và J.Trier. Hai ông chịu ảnh hưởng nhiều của học thuyết về “hình

thái bên trong của ngôn ngữ” của H.Humbold mà theo quan niệm của tác giả

này, là cái phản ánh “tinh thần” của một dân tộc nào đó. Đây là một quan điểm

có những hạn chế nhất định khi nhìn nhận mối quan hệ giữa trường khái niệm

và trường từ vựng, tức là bình diện nội dung và bình diện biểu hiện.

b, Khuynh hướng thứ hai cố gắng xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên

cơ sở các tiêu chí ngôn ngữ học.Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái

niệm nào đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa.

7

Những trường nghĩa được xây dựng trên cơ sở ngôn ngữ có thể được phân biệt

thành những kiểu khác nhau:

- Trường từ vựng - ngữ pháp

- Trường cấu tạo từ

- Trường từ vựng - cú pháp

Kiểu trường nghĩa phổ biến nhất là cái được gọi là “nhóm từ vựng - ngữ

nghĩa”. Tiêu chuẩn để thống nhất các từ thành một nhóm từ vựng - ngữ nghĩa

có thể rất khác nhau. Chẳng hạn, có thể dựa vào sự tồn tại của các từ biểu thị

các khái niệm ở dạng chung nhất, trừu tượng nhất và trung hòa. Bên cạnh

những nhóm từ vựng - ngữ nghĩa với các từ khái quát như trên, người ta còn

tập hợp các từ thành một nhóm từ vựng - ngữ nghĩa trên cơ sở một khái niệm

chung có mặt ở trong mỗi một từ của nhóm này. Có người còn xếp cả từ loại và

các tiểu loại của một từ loại vào những nhóm từ vựng - ngữ nghĩa, bởi cho rằng

các từ thuộc một từ loại hoặc một tiểu loại cũng có cùng ý nghĩa khái quát

chung. Những loạt đồng nghĩa, trái nghĩa thực chất cũng là một kiểu đặc biệt

của các nhóm từ vựng - ngữ nghĩa.

Đặc biệt, một số tác giả cũng coi là trường nghĩa cả những kết cấu ngữ

nghĩa của các từ đa nghĩa. Giữa các nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa

thường có một yếu tố ngữ nghĩa chung, tạo nên cái gọi là trục ngữ nghĩa. Toàn

bộ các nghĩa khác nhau của một từ tạo ra một trường nghĩa nhỏ nhất....

Ngoài ra phải kể đến một số công trình tiêu biểu như:

- Năm 1973, Đỗ Hữu Châu có công trình Trường từ vựng và hiện tượng

đồng nghĩa, trái nghĩa.

- Năm 1975, Đỗ Hữu Châu tiếp tục trình bày cụ thể về trường và việc

nghiên cứu từ vựng.

Các công trình nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu đã cung cấp một hệ thống

lý thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa. Trường từ vựng ngữ nghĩa được chia

8

làm bốn loại, căn cứ vào các loại ý nghĩa của từ bao gồm: trường nghĩa biểu

vật; trường nghĩa biểu niệm; trường nghĩa tuyến tính; trường nghĩa liên tưởng.

Các nhà nghiên cứu đã áp dụng lý thuyết này để nghiên cứu tiếng Việt.

Đặc biệt, trường nghĩa liên tưởng được áp dụng nhiều khi nghiên cứu tác phẩm

văn học. Ví dụ một số công trình tiêu biểu như:

- Năm 1988, Nguyễn Đức Tồn có luận án PTS Trường từ vựng bộ phận

cơ thể người.

- Năm 1996, Nguyễn Thúy Khanh có luận án PTS Đặc điểm trường từ

vựng ngữ nghĩa tên gọi động vật.

- Năm 1999, Đinh Thị Oanh bảo vệ luận văn Thạc sĩ Cấu trức ngữ nghĩa

của vị từ thuộc trường “thực vật”.

- Năm 2002, Nguyễn Đức Tồn xuất bản công trình Tìm hiểu đặc trưng

văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy người Việt. ở chương thứ 8 đã chỉ ra

đặc điểm ngữ nghĩa của trường gọi thực vật.

- Năm 2007, Đỗ Thị Kim Liên có bài báo Trường ngữ nghĩa biểu hiện

quan niệm về nữ giới trong tục ngữ Việt (Đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ và đời

sống; số 6 (140) - 2007).

- Năm 2007, Phan Thị Thúy Hằng bảo vệ luận văn Thạc sĩ Trường từ

vựng tên gọi các loại cây trong ca dao của người Việt.

- Năm 2008, Lê Thị Thanh Nga bảo vệ luận văn Thạc sĩ Đặc điểm lớp từ

ngữ thuộc trường nghĩa chỉ vật dụng - biểu tượng tình yêu trong ca dao tình

yêu lứa đôi.

- Năm 2009, Hoàng Anh, Nguyễn Thị Yến có bài báo Trường nghĩa ẩm

thực trong các bài báo viết về bóng đá (Đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời

sống, số 7 (165) - 2009).

- Năm 2010, Trần Thị Mai có bài báo Trường từ vựng chỉ không gian

trong tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận (Đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời

sống, số 1+2 (171+172) - 2010)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!