Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Các trường hợp huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo luật tố tụng hình sự Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ CẨM HƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 8380104
Người hướng dẫn khoa học : TS. Lê Huỳnh Tấn Duy
Học viên : Nguyễn Thị Cẩm Hường
Lớp : Cao học Luật, An Giang khóa 2
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Cẩm Hường, học viên lớp Cao học Luật An Giang –
Khóa 2, chuyên ngành Luật Hình sự và Tố tụng hình sự định hướng ứng dụng,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh – Tác giả của luận văn với đề tài:
“Các trường hợp hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại của hội đồng xét xử phúc
thẩm theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam”.
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học Ts. Lê Huỳnh Tấn Duy. Trong luận văn
có sử dụng trích dẫn một số ý kiến, quan điểm của một số nhà nghiên cứu khoa học
pháp lý. Các ví dụ, bản án trích dẫn trong khóa luận đảm bảo chính xác, tin cậy,
trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi
xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về lời cam đoan này.
Tp, Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022
Người thực hiện
Nguyễn Thị Cẩm Hường
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BAPT : Bản án phúc thẩm
BAST : Bản án sơ thẩm
BLDS : Bộ luật Dân sự
BLHS : Bộ luật Hình sự
BLTTDS : Bộ luật Tố tụng dân sự
BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự
HĐXX : Hội đồng xét xử
HĐXXPT : Hội đồng xét xử phúc thẩm
HĐXXST : Hội đồng xét xử sơ thẩm
KSV : Kiểm sát viên
LTTHC : Luật Tố tụng hành chính
TAND : Tòa án nhân dân
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TRƯỜNG HỢP HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM HỦY BẢN
ÁN SƠ THẨM ĐỂ XÉT XỬ LẠI DO CÓ VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG THỦ
TỤC TỐ TỤNG TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM ..............................7
1.1. Quy định của luật tố tụng hình sự về trường hợp Hội đồng xét xử phúc
thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại do có vi phạm nghiêm trọng thủ tục
tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm...............................................................7
1.2. Thực tiễn Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại
do có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
..............................................................................................................................13
1.3. Kiến nghị hướng dẫn áp dụng quy định của luật tố tụng hình sự về
trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại do
có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng .........................................................21
Kết luận Chương 1 ..................................................................................................24
CHƯƠNG 2. TRƯỜNG HỢP HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM HỦY BẢN
ÁN SƠ THẨM ĐỂ XÉT XỬ LẠI DO CÓ SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG
TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NHƯNG KHÔNG THUỘC TRƯỜNG
HỢP SỬA BẢN ÁN.................................................................................................25
2.1. Quy định của luật tố tụng hình sự về trường hợp Hội đồng xét xử phúc
thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại do có sai lầm nghiêm trọng trong việc
áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp sửa bản án ....................25
2.2. Thực tiễn Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại
do có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc
trường hợp sửa bản án .......................................................................................30
2.3. Kiến nghị hướng dẫn áp dụng quy định của luật tố tụng hình sự về
trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại do
có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc
trường hợp sửa bản án .......................................................................................38
Kết luận Chương 2 ..................................................................................................41
KẾT LUẬN..............................................................................................................42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhằm đảm bảo nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm1
, bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng, thống nhất với cách xử lý
trong BLTTDS và LTTHC. BLTTHS 2015 đã bổ sung thẩm quyền hủy BAST của
HĐXXPT, khắc phục vướng mắc trong trường hợp HĐXXPT không có đầy đủ
thẩm quyền trong việc hủy, sửa BAST nên phải kiến nghị Tòa án cấp trên kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, làm kéo dài vụ án không cần thiết. Trong đó nhà
làm luật đã bổ sung 02 trường hợp HĐXXPT có quyền huỷ BAST để điều tra lại, đó
là: (1) Khi có căn cứ cho rằng cấp sơ thẩm bỏ lọt tội phạm, người phạm tội hoặc để
khởi tố, điều tra về tội nặng hơn tội đã tuyên trong bản án sơ thẩm; (2) Có vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra, truy tố.
Ngoài ra, nhà làm luật còn bổ sung 02 trường hợp HĐXXPT hủy BAST để xét
xử lại, đó là: (1) Miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc áp dụng biện pháp tư
pháp đối với bị cáo không có căn cứ; (2) Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng
trong việc áp dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc
thẩm sửa bản án. Đồng thời, tách điểm a khoản 2 Điều 250 BLTTHS 2003 thành 02
điểm riêng biệt là điểm a, điểm b khoản 2 Điều 358 BLTTHS 2015. Trong đó, điểm b
khoản 2 Điều 358 nêu cụ thể “vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn
xét xử sơ thẩm”, việc vi phạm thủ tục tố tụng này phải trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
không còn nêu chung chung vi phạm thủ tục tố tụng như BLTTHS 2003 quy định.
Như vậy, theo Điều 358 BLTTHS 2015 thì 03 căn cứ để HĐXXPT hủy
BAST để điều tra lại và 05 căn cứ để hủy BAST để xét xử lại, mở rộng căn cứ và
trường hợp được huỷ BAST hơn so với quy định của BLTTHS 2003. Nhưng cho
đến thời điểm hiện nay ngoài việc quy định tại BLTTHS 2015 thì quy định về xét
xử phúc thẩm nói chung và về huỷ BAST để xét xử lại nói riêng vẫn chưa có văn
bản hướng dẫn cụ thể.
Đề cập về văn bản hướng dẫn thì có Nghị quyết số 05/2005/NQ-HĐTP ngày
08/12/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn về thủ
tục xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên hiện nay đây là nghị quyết hướng dẫn cho
BLTTHS 2003, nay BLTTHS 2003 đã hết hiệu lực và kéo theo sự hết hiệu lực của
1 Khoản 1 Điều 6 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014
2
Nghị quyết số 05 do theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì văn
bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi
tiết thi hành các điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó
đồng thời hết hiệu lực.
Trên thực tế áp dụng pháp luật, tuy không có văn bản quy định chính thức
nhưng tồn tại việc áp dụng tinh thần của các văn bản pháp luật hết hiệu lực. Nhưng dù
trong quá trình giải quyết, nếu Tòa án áp dụng tinh thần của Nghị quyết số
05/2005/NQ-HĐTP, thì Nghị quyết này cũng không đáp ứng đầy đủ được yêu cầu do
nghị quyết này vẫn chưa hướng dẫn đầy đủ và chi tiết đối với các căn cứ được quy định
tại BLTTHS 2015, nhất là đối với các căn cứ mới được bổ sung tại BLTTHS 2015.
Như căn cứ hủy BAST để xét xử lại “có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng
trong giai đoạn xét xử” được hiểu và áp dụng như thế nào? Ngoài điểm o khoản 1
Điều 4 BLTTHS 2015, giải thích chung về khái niệm vi phạm nghiêm trọng thủ tục
tố tụng thì vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết nào quy định về vi phạm nghiêm
trọng trong giai đoạn xét xử, gây khó khăn trong việc áp dụng thống nhất pháp luật.
Về vấn đề này, Tòa án khó có thể vận dụng những hướng dẫn về vi phạm nghiêm
trọng thủ tục tố tụng tại thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTCBCA-BQP ngày 22/12/2017 về trả hồ sơ điều tra bổ sung để áp dụng, bởi đây là
thông tư hướng dẫn về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung và những vi phạm nghiêm
trọng thủ tục tố tụng tại Thông tư này là trong giai đoạn điều tra, truy tố.
Ngoài ra, việc HĐXXPT áp dụng căn cứ được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều
358 BLTTHS “Bản án sơ thẩm có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật
nhưng không thuộc trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm sửa bản án” huỷ BAST để
xét xử lại trong thực tiễn hiện nay khá nhiều. Tuy nhiên, sai lầm trong việc áp dụng
pháp luật như thế nào được xác định nghiêm trọng và cần thiết hủy BAST là một vấn
đề chưa được làm rõ. Đáng chú ý có những vụ án có nhiều bị cáo đồng phạm, trong khi
BAST chỉ áp dụng pháp luật sai đối với 01 bị cáo, đặc biệt có những bị cáo không có
kháng cáo, kháng nghị mà Hội đồng phúc thẩm lại huỷ toàn bộ BAST. Với cách vận
dụng như trên làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bị cáo còn lại, kéo dài vụ án không
cần thiết, đặc biệt là trong trường hợp các bị cáo đã thi hành án.
Có thể thấy BLTTHS 2015 sửa đổi, bổ sung các căn cứ huỷ BAST nhằm mở
rộng thẩm quyền cho HĐXXPT, tuy nhiên việc huỷ BAST không chỉ ảnh hưởng
đến quyền lợi của người tham gia tố tụng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng xét xử,
3
chỉ tiêu thi đua, tiêu chi bổ nhiệm lại của thẩm phán, hơn hết là ảnh hưởng đến lòng
tin của người dân vào chất lượng xét xử của Toà án. Vì vậy cần có sự nghiên cứu
toàn diện và sâu sắc cũng như cần ban hành văn bản hướng dẫn để áp dụng pháp
luật thống nhất để tránh việc áp dụng tuỳ tiện không thống nhất, làm cho vụ án kéo
dài, hao tổn thời gian, nhân lực và đặc biệt là đối với những vụ án bị cáo bị tạm
giam, ảnh hưởng đến quyền lợi của bị cáo. Vì những lý do trên, tác giả đã chọn đề
tài “Các trường hợp huỷ bản án sơ thẩm để xét xử lại của Hội đồng phúc thẩm theo
luật tố tụng hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Liên quan đến đề tài luận văn, qua khảo sát tác giả nhận thấy đã có những
công trình nghiên cứu có liên quan, nổi bật bao gồm:
Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Thực trạng hoạt động xét xử phúc
thẩm và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xét xử phúc thẩm của
các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao” (2006) của Tòa án nhân dân tối cao.
- Về sách chuyên khảo, giáo trình:
Lê Huỳnh Tấn Duy (2021), Thẩm quyền của HĐXXPT đối với bản án hình sự
sơ thẩm: Phân tích quy định của pháp luật và bình luận bản án, quyết định, NXB Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung chính của quyển sách là sự phân
tích, so sánh và đánh giá toàn diện, chi tiết những quy định của BLTTHS 2015 và các
văn bản hướng dẫn thi hành về thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với
bản án sơ thẩm. Đặc biệt, đối với từng thẩm quyền, tác giả minh chứng, giải thích và
bình luận bằng các bản án, quyết định cụ thể do các Tòa án nhân cấp cao và Tòa án
nhân dân cấp tỉnh tại một số địa phương ban hành bao gồm: Hà Nội, Tp. Hồ Chí
Minh, Kon Tum, Đắk Lắk, Phú Yên, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Bạc Liêu.
Trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật tố tụng
hình sự hình sự Việt Nam (Tái bản có sửa đổi, bổ sung), NXB Hồng Đức. Trong
mục 4.3.1, Chương IX của Giáo trình có trình bày về quyền sửa bản án sơ thẩm để
xét xử lại của Tòa án cấp phúc thẩm. Tác giả của chương này chỉ dừng lại ở việc
trình bày và phân tích cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 358 BLTTHS 2015.
- Về bài viết khoa học trên các tạp chí:
Đinh Văn Quế (2004),“Những trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy BAST”
Tạp chí Tòa án số 17; Phạm Thanh Hải (2007),“Tòa án cấp phúc thẩm phải hủy
BAST, đình chỉ giải quyết vụ án”, Tạp chí Tòa án số 4; Vũ Gia Lâm (2012),“Về
4
quyền hủy bản án hình sự sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại của Tòa án cấp
phúc thẩm”, Tạp chí Luật học số 11; Đinh Văn Quế (2013),“Tòa án cấp phúc thẩm
hủy BAST để xét xử lại theo hướng có tội – những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp
chí Tòa án số 8; Bài viết “Xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm vụ án hình sự” của
TS Hoàng Anh Tuyên trong sách chuyên khảo Những nội dung mới trong BLTTHS
năm 2015, NXB Chính trị Quốc Gia.
- Về luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ:
Luận án tiến sĩ: “Áp dụng pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân
dân ở Việt Nam hiện nay” (2003) của tác giả Lê Xuân Thân; Luận án “Phúc thẩm
trong tố tụng hình sự” (2004) của tác giả Nguyễn Đức Mai;
Luận văn thạc sĩ: Huỳnh Lập Thành (2001), Giai đoạn xét xử phúc thẩm
trong tố tụng hình sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn; Bùi Ngọc Hòa
(2007), Phạm vi xét xử phúc thẩm và thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm theo
pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam; Nguyễn Tiến Pháp (2010), Quyền hạn của Tòa
án cấp phúc thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí
Minh; Lê Công Thành (2017), Hủy bản án trong tố tụng hình sự Việt Nam, Trường
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh.
Đa số các công trình nghiên cứu nêu trên chưa đề cập và phân tích sâu về lý
luận và thực tiễn đối với các trường hợp hủy BAST để xét xử lại theo quy định tại
khoản 2 Điều 358 BLTTHS 2015 mà chỉ đề cập đến các vấn đề khác của việc xét xử
phúc thẩm theo quy định tố tụng hình sự như thẩm quyền kháng nghị, thẩm quyền
sửa BAST… Luận văn này là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn
diện, có hệ thống theo định hướng ứng dụng về một số vấn đề lý luận, quy định của
pháp luật và thực tiễn áp hủy BAST để xét xử lại. Do vậy, đề tài luận văn mà tác giả
chọn nghiên cứu đảm bảo tính mới trong nghiên cứu khoa học pháp lý.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chính của luận văn nhằm tìm đưa ra giải pháp hướng
dẫn áp dụng quy định của pháp luật tố tụng hình sự về một số trường hợp HĐXXPT
hủy BAST để xét xử lại và nâng cao hiệu quả áp dụng trong thời gian tới ở nước ta.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể sau:
5
- Phân tích và đánh giá quy định pháp luật tố tụng hình sự về một số trường
hợp HĐXXPT hủy BAST để xét xử lại;
- Trình bày và đánh giá thực tiễn một số trường hợp huỷ BAST của
HĐXXPT hủy BAST để xét xử lại; tìm ra những hạn chế và xác định nguyên nhân;
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật về một số trường hợp HĐXXPT hủy BAST để xét xử lại.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, chủ
yếu là quy định của BLTTHS 2015 về một số trường hợp HĐXXPT hủy BAST để
xét xử lại và thực tiễn thực hiện. Luận văn tập trung vào hai trường hợp: (1) Hủy
BAST để xét xử lại do có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn xét
xử sơ thẩm và (2) Hủy BAST để xét xử lại do có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp
dụng pháp luật nhưng không thuộc trường hợp sửa bản án.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận văn nghiên cứu quy định của BLTTHS năm 2015 tập
trung vào hai trường hợp HĐXXPT hủy BAST để xét xử lại như đã xác định trong
phần đối tượng nghiên cứu. Những trường hợp khác không thuộc phạm vi nghiên
cứu của luận văn này. Luận văn nghiên cứu thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân,
không nghiên cứu thực tiễn xét xử của Tòa án quân sự.
Về không gian và thời gian: Luận văn khảo sát thực tiễn của hai trường hợp
HĐXXPT hủy BAST để xét xử lại trên phạm vi cả nước từ năm 2018 đến khi hoàn
thành luận văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện đựa trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với quan điểm của Đảng
về cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định, tác giả sử dụng các
phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để làm rõ các quy định của
pháp luật có liên quan, rút ra những kết luận cần thiết làm cơ sở cho việc đề xuất
các giải pháp, được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận văn.