Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
MIỄN PHÍ
Số trang
97
Kích thước
528.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1287

Các quyết định tố tụng của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ NGỌC THẠCH

CÁC QUYẾT ĐỊNH TỐ TỤNG

CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ NGỌC THẠCH

CÁC QUYẾT ĐỊNH TỐ TỤNG

CỦA VIỆN KIỂM SÁT TRONG GIAI ĐOẠN TRUY TỐ

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố Tụng Hình sự Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS.VÕ THỊ KIM OANH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan danh dự rằng: Luận văn “Các quyết định tố tụng của

Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố” là công trình nghiên cứu khoa học thực

sự của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ luật học: Võ

Thị Kim Oanh. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong

luận văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức

nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2013

Học viên

Võ Ngọc Thạch

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CQĐT: Cơ quan điều tra

TTHS : Tố tụng hình sự

VKS : Viện kiểm sát

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU .................................................................................................................1

Chương 1: Nhận thức chung về các quyết định tố tụng của Viện kiểm sát trong

giai đoạn truy tố .....................................................................................................6

1.1. Khái niệm chung về quyết định tố tụng của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố.....6

1.1.1. Định nghĩa quyết định tố tụng của Viện kiểm sát......................................6

1.1.2. Định nghĩa giai đoạn truy tố ......................................................................7

1.1.3. Định nghĩa, đặc điểm, ý nghĩa quyết định tố tụng của Viện kiểm sát trong

giai đoạn truy tố ...................................................................................................11

1.2. Các nguyên tắc ra quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố .........20

1.2.1. Nguyên tắc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật

trong Tố tụng hình sự...........................................................................................20

1.2.2. Nguyên tắc xác định sự thật của vụ án.......................................................22

1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.............23

1.2.4. Nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ....24

1.2.5. Nguyên tắc không ai có thể bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của

Tòa án đã có hiệu lực pháp luật ........................................................................... 26

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về

các quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố ...................................27

1.3.1. Thời kỳ từ năm 1945 đến trước năm 1988.................................................27

1.3.2. Từ năm 1988 đến trước năm 2003 .............................................................30

Chương 2: Pháp luật thực định về các quyết định tố tụng của Viện kiểm sát

trong giai đoạn truy tố và thực tiễn áp dụng.......................................................34

2.1. Pháp luật thực định về quyết định áp dụng, thay thế, hủy bỏ biện pháp ngăn

chặn và thực tiễn áp dụng ....................................................................................34

2.1.1. Pháp luật thực định về quyết định áp dụng, thay thế, hủy bỏ biện pháp

ngăn chặn .............................................................................................................34

2.1.2. Thực tiễn áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Viện kiểm sát

trong giai đoạn truy tố..........................................................................................37

2.2. Pháp luật thực định về việc ra quyết định truy tố và thực tiễn áp dụng............40

2.2.1. Pháp luật thực định về việc ra quyết định truy tố .....................................40

2.2.2. Thực tiễn về việc ra quyết định truy tố của Viện kiểm sát .......................42

2.3. Pháp luật thực định về quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và thực tiễn áp

dụng .....................................................................................................................45

2.3.1. Pháp luật thực định về quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung ..............45

2.3.2. Thực tiễn ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung...............................51

2.4. Pháp luật thực định về quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn

truy tố và thực tiễn áp dụng .................................................................................55

2.4.1. Quy định của pháp luật hiện hành về quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ

án trong giai đoạn truy tố.....................................................................................55

2.4.2. Thực tiễn áp dụng quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn

truy tố...................................................................................................................61

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả ban hành các quyết định của Viện

kiểm sát trong giai đoạn truy tố............................................................................66

3.1. Nhu cầu của việc nâng cao hiệu quả ban hành các quyết định của Viện kiểm sát

trong giai đoạn truy tố..........................................................................................66

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả ban hành các quyết định của Viện kiểm sát

trong giai đoạn truy tố..........................................................................................70

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật ..................................................................70

3.2.2. Các giải pháp khác .....................................................................................78

KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................84

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cải cách tư pháp là một trong những nội dung cơ bản của quá trình đổi mới

hoạt động của các cơ quan tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ

nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cụ thể nghị quyết số 49-

NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm

2020 đã nêu rõ:

"Công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chính sách hình sự, chế định

pháp luật dân sự và pháp luật về tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm được sửa

đổi, bổ sung. Tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ

quan tư pháp còn bất hợp lý, đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu, trình

độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, thậm chí có một

số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp, vẫn còn tình

trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử. Cơ sở vật chất, phương

tiện làm việc của cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu.

Cùng với những hạn chế nêu trên, nhiệm vụ cải cách tư pháp đang đứng

trước nhiều thách thức, tình hình phạm tội diễn biến phức tạp, với tính chất và hậu

quả ngày càng nghiêm trọng. Các khiếu kiện hành chính, các tranh chấp dân sự,

kinh tế, lao động, các loại khiếu kiện có yếu tố nước ngoài có chiều hướng tăng về

số lượng và phức tạp, đa dạng hơn. Đòi hỏi của công dân và xã hội với các cơ quan

tư pháp ngày càng cao; các cơ quan tư pháp phải thực sự là chỗ dựa trong việc bảo

vệ công lý, quyền con người, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật

và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi

phạm."1

Theo quy định của Nghị quyết số 49/TW, trong luật TTHS thì việc xác định

chính xác, đầy đủ sự thật khách quan của vụ án có nhiệm vụ rất quan trọng. Trong

quá trình xác định sự thật của vụ án, CQĐT phải chứng minh: (Theo Điều 63 Bộ

luật TTHS).

Nhưng không phải vụ án nào cũng được điều tra đầy đủ và chính xác, trong

thực tế việc điều tra một vụ án còn có nhiều thiếu sót, từ đó VKS không đủ căn cứ

để truy tố bị can ra trước Tòa cũng như Tòa án không đủ chứng cứ để buộc tội bị

1 Xem Bộ chính trị (2005), Nghị quyết 49/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020.

2

cáo. Vì vậy, Pháp luật TTHS nước ta có các quy định về việc sau khi nhận hồ sơ vụ

án và bản kết luận điều tra. Trước hết, Kiểm sát viên phải nghiên cứu hồ sơ để đề

xuất lãnh đạo ban hành quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn.

Sau đó, VKS phải ra bản cáo trạng để truy tố bị can ra trước tòa án nếu hồ sơ đã đầy

đủ chứng cứ buộc tội đối với bị can; Trong trường hợp có căn cứ đình chỉ hoặc tạm

đình chỉ vụ án thì VKS nghiên cứu và ban hành quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ

theo quy định; Ngoài ra, trong thực tế không phải vụ án nào cũng được điều tra đầy

đủ và chính xác, việc điều tra một vụ án còn có nhiều thiếu sót, từ đó VKS không

đủ căn cứ để truy tố bị can ra trước Tòa. Vì vậy, pháp luật TTHS nước ta có các quy

định về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung, chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung là

quy định chế ước phối hợp giữa CQĐT, VKS nhằm làm sáng tỏ nội dung của vụ án

và cần đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả và tránh oan sai trong việc tiến hành truy tố

bị can. Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc ban hành các quyết định tố

tụng của VKS trong TTHS có ý nghĩa hết sức quan trọng, cấp thiết hiện nay nhằm

để VKS áp dụng đúng đắn quy định của bộ luật TTHS trong giai đoạn hiện nay

cũng như trong thời gian tới.

Từ những điều mà tôi vừa phân tích nêu trên và là người công tác ở cơ quan

VKS, nên tôi chọn đề tài "Các quyết định tố tụng của VKS trong giai đoạn truy

tố" cho luận văn tốt nghiệp cao học luật của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Thẩm quyền ban hành các quyết định của VKS sau khi nhận được hồ sơ vụ

án và bản kết luận điều tra cụ thể là các quyết định: quyết định áp dụng, thay đổi,

hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; truy tố bị can ra trước tòa án bằng bản cáo trạng; trả

hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án cũng đã có những ý kiến

phản ánh, những bài nghiên cứu được đăng tải trên các ấn phẩm báo chí như tạp chí

Dân chủ và pháp luật, tạp chí Tòa án, Tạp chí kiểm sát nhưng ở mức độ đơn lẻ, bàn

về căn cứ đình chỉ đúng hay sai như:

Lê Văn Đông (1998), “Bàn về kỷ năng lập cáo trạng”, Kiểm sát nhân dân

(10), tr.11.

Tạ Hồng Hoa (2007), “Một số vấn đề về khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối

với bản cáo trạng của VKS”, Kiểm sát nhân dân, (21), tr.23-25.

Phạm Thái Quý (2007), “Thời hạn tống đạt cáo trạng cho bị can - Những khó

khăn cần được tháo gỡ”, Tòa án nhân dân, (9), tr.39-41.

3

Nguyễn Văn Sơn (2006), “Tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở Đồng

Nai và những kiến nghị, giải pháp”, Kiểm sát nhân dân, (7).

Luận văn thạc sỹ luật học năm 2011- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ

Chí Minh của tác giả Lê Tấn Cường, "Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn

truy tố theo pháp luật TTHS Việt Nam”.

Luận văn thạc sỹ luật học năm 2008- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ

Chí Minh của tác giả Nguyễn Minh Cảnh, "Chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung

trong trong luật TTHS Việt Nam”.

Luận văn cử nhân luật năm 2005- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí

Minh của tác giả Tô Trần Ái Vy, “Các trường hợp trả hồ sơ điều tra bổ sung trong

TTHS”.

“Đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án đối với trường hợp không có sự việc

phạm tội và hành vi không cấu thành tội phạm” của tác giả Mai Văn Lưu (Tạp chí

kiểm sát, số 5/2008).

“Vấn đề đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án trong TTHS” của tác giả Vũ Gia

Lâm (Tạp chí luật học số 3/1999).

“Hoàn thiện quy định của pháp luật về đình chỉ điều tra và đình chỉ vụ án”

của tác giả Phạm Mạnh Hùng (Tạp chí kiểm sát số 5/2002).

Hiện nay chưa có tài liệu hoặc tác giả nào nghiên cứu chuyên sâu hoặc đúc

kết thực tiễn ở tầm quốc gia hay ở địa phương nào đó để thấy hết sự bất cập hoặc

nhận thức tầm ảnh hưởng quan trọng của thẩm quyền ban hành các quyết định trong

thời hạn truy tố, đảm bảo các quyết định mà VKS ban hành đúng quy định pháp luật

TTHS, đảm bảo đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm.

3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài

Nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận cũng như áp dụng vào thực tiễn việc VKS

ban hành các quyết định: quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn;

truy tố bị can ra trước tòa bằng bản cáo trạng; trả hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ

hoặc tạm đình chỉ vụ án để hệ thống làm rõ những vấn đề lý luận về các quyết định

VKS ban hành trong giai đoạn truy tố; phân tích làm rõ các quy định các quy định

của pháp luật TTHS Việt Nam về vấn đề này cũng như khảo sát làm rõ thực trạng

các quyết định của VKS ban hành trong giai đoạn truy tố để từ đó có kiến nghị bổ

sung các quy định về vấn đề này trong bộ luật TTHS và được đảm bảo thực hiện

các quy định này trong thực tế.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Các quyết định tố tụng của viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố | Siêu Thị PDF