Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

T
MIỄN PHÍ
Số trang
87
Kích thước
594.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1013

Các quyết định của thẩm phán khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm trong tố tụng hình sự Việt Nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HÀNG LÂM VIÊN

CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA THẨM PHÁN

KHI CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HÀNG LÂM VIÊN

CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA THẨM PHÁN

KHI CHUẨN BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM

TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự. Mã số:60380104

Người hướng dẫn khoa học: Ts. VÕ THỊ KIM OANH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.

Các số liệu được nêu trong Luận văn là trung thực.

Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được ai công bố

trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào.

Tác giả Luận văn

Hàng Lâm Viên

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

- BLHS : Bộ luật hình sự

- BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự

- KSV : Kiểm sát viên

- TAND : Tòa án nhân dân

- TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

- TTHS : Tố tụng hình sự

- VKS : Viện kiểm sát

- VKSND : Viện kiểm sát nhân dân

- VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU

Phụ lục 1: Số liệu thụ lý, xét xử án hình sự ngành TAND.

Phụ lục 2: Số liệu án hoàn trả cho VKS điều tra bổ sung của ngành

TAND.

Phụ lục 3: Số liệu án hình sự đình chỉ của ngành TAND.

Phụ lục 4: Số liệu án hình sự tạm đình chỉ của ngành TAND.

Phụ lục 5: Số liệu án trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án không

được Viện kiểm sát chấp nhận.

Phụ lục 6: Số liệu quyết định đình chỉ bị kháng nghị của ngành

TAND.

Phụ lục 7: Số liệu quyết định tạm đình chỉ bị kháng nghị của ngành

TAND.

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU................................................................................................1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYẾT

ĐỊNH TỐ TỤNG CỦA THẨM PHÁN KHI CHUẨN BỊ XÉT XỬ

SƠ THẨM..............................................................................................6

1.1. Khái niệm về quyết định tố tụng của Thẩm phán khi chuẩn bị

xét xử sơ thẩm .......................................................................................6

1.1.1. Định nghĩa quyết định tố tụng .......................................................6

1.1.2. Định nghĩa chuẩn bị xét xử sơ thẩm hình sự ..................................7

1.1.3. Ý nghĩa của quyết định tố tụng khi chuẩn bị xét xử

sơ thẩm hình sự .......................................................................................9

1.2. Nguyên tắc của việc ra quyết định trong khi chuẩn bị xét xử sơ

thẩm hình sự..........................................................................................11

1.2.1. Nguyên tắc “bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa” trong tố tụng hình sự

Việt Nam.................................................................................................11

1.2.2. Nguyên tắc “không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội

của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” .......................................................13

1.2.3. Nguyên tắc “xác định sự thật của vụ án” .......................................14

1.3. Lược sử hình thành và phát triển các quyết định của Thẩm phán

khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm giai đoạn 1945- 1988...............................16

1.3.1. Thời kỳ 1945-1954 ........................................................................16

1.3.2. Thời kỳ 1955-1975 ........................................................................19

1.3.3. Thời kỳ 1976-1988 ........................................................................22

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VÀ THỰC TIỄN ÁP

DỤNG CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA THẨM PHÁN KHI CHUẨN

BỊ XÉT XỬ SƠ THẨM.........................................................................26

2.1. Pháp luật thực định về quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung

và thực tiễn áp dụng .....................................................................................26

2.1.1.Vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định tại điểm a

khoản 1 Điều 179 của Bộ luật Tố tụng hình sự........................................28

2.1.2.Vấn đề trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 1

Điều 179 của Bộ luật Tố tụng hình sự ....................................................35

2.2. Pháp luật thực định về quyết định đình chỉ vụ án và thực tiễn

áp dụng ..................................................................................................38

2.3. Pháp luật thực định về quyết định tạm đình chỉ vụ án và

thực tiễn áp dụng...................................................................................44

2.4. Pháp luật thực định về quyết định đưa vụ án ra xét xử và

thực tiễn áp dụng...................................................................................47

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG

CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA THẨM PHÁN KHI CHUẨN BỊ XÉT XỬ

SƠ THẨM..............................................................................................53

3.1. Cải cách tư pháp và nhu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng các

quyết định của Thẩm phán khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm....................53

3.1.1. Nhận thức chung về cải cách tư pháp.............................................53

3.1.2. Nhu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng các quyết định của Thẩm phán

khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm...........................................................................55

3.2. Các giải pháp ..................................................................................59

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật Tố tụng hình sự về việc ban

hành các quyết định của Thẩm phán khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm...........59

3.2.2.Nhóm giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng áp dụng các

quyết định của Thẩm phán khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm hình sự..............67

KẾT LUẬN............................................................................................72

- 1 -

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết 48-

NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu rõ mục đích của

chiến lược là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm

minh.

Theo tinh thần của các Nghị quyết thì hoạt động tư pháp, trọng tâm là

hoạt động xét xử của Tòa án phải đạt hiệu qủa cao, không để xảy ra các

trường hợp oan, sai, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, tạo lòng tin của

Nhân dân với Đảng, với Nhà nước.

Để tiến trình cải cách tư pháp đạt được hiệu quả như mục tiêu đề ra,

Nghị quyết 49-NQ/TW cũng mạnh dạn chỉ rõ những hạn chế của công tác tư

pháp, cụ thể là chính sách hình sự, chế định pháp luật về tố tụng tư pháp còn

nhiều bất cập; Đội ngũ Cán bộ tư pháp còn yếu; cơ sở vật chất, phương tiện

làm việc của các cơ quan tư pháp còn lạc hậu.

Mục tiêu cải cách tư pháp phải gắn liền với nhiệm vụ phát triển và bảo

vệ Đất nước, chiến lược cải cách tư pháp phải phù hợp với thực tế, tuân theo

các quy luật khách quan của sự phát triển nhưng cũng phải phù hợp với điều

kiện, hoàn cảnh lịch sử của Đất nước cũng như định hướng xây dựng Nhà

nước Pháp quyền Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 đã khắc phục những hạn

chế, thiếu sót của BLTTHS năm 1988; kế thừa, chắt lọc, phát triển bổ sung

trên nền tảng những ưu việt của BLTTHS năm 1988. Tuy nhiên, thực tiễn áp

dụng pháp luật tố tụng hình sự hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập,

đặc biệt là việc áp dụng pháp luật để ban hành các quyết định của Thẩm phán

khi chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Bên cạnh đó, nhận thức, năng lực của Thẩm

phán chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác xét xử, yêu cầu cải cách tư

pháp trong thời kỳ hội nhập dẫn đến hiệu quả xét xử chưa cao. Nguyên nhân

các vụ án hình sự bị hủy, cải sửa cũng một phần do lỗi chủ quan của Thẩm

phán vì nghiên cứu hồ sơ chưa kỹ, chưa xem trọng các quyết định khi chuẩn

bị xét xử; nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng việc nghiên cứu, áp dụng

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!