Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các phương pháp khấu hao tài sản cố định việt nam
MIỄN PHÍ
Số trang
38
Kích thước
386.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
921

Các phương pháp khấu hao tài sản cố định việt nam

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

- - -    - - -

Các phương pháp

khấu hao tài sản cố

định Việt Nam

Câu 1

Cac phuong phap khau hao TSCD Việt Nam

Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời

gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh

tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào

chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài

sản khác, như: Khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai

là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình (theo quy định của chuẩn mực

TSCĐ vô hình), hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc

tự chế các tài sản khác.

30. Lợi ích kinh tế do TSCĐ hữu hình đem lại được doanh nghiệp khai thác dần bằng cách sử

dụng các tài sản đó. Tuy nhiên, các nhân tố khác, như: Sự lạc hậu về kỹ thuật, sự hao mòn

của tài sản do chúng không được sử dụng thường dẫn đến sự suy giảm lợi ích kinh tế mà

doanh nghiệp ước tính các tài sản đó sẽ đem lại. Do đó, khi xác định thời gian sử dụng hữu

ích của TSCĐ hữu hình phải xem xét các yếu tố sau:

(a) Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó. Mức độ sử dụng được

đánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng dự tính;

(b) Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng tài sản,

như: Số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của doanh nghiệp đối với tài sản,

cũng như việc bảo quản chúng trong những thời kỳ không hoạt động;

(c) Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây truyền công nghệ hay do

sự thay đổi nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đó sản xuất

ra;

(d) Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hạn hợp đồng của tài

sản thuê tài chính.

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động của nhiều nguyên nhân

nên TSCĐ bị hao mòn dần. Sự hao mòn này có thể chia thành hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình

• Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó giá trị của TSCĐ giảm dần.

• Hao mòn vô hình là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ mà nguyên nhân chủ yếu là do

sự tiến bộ của khoa học và công nghệ.

Do vậy, để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn trên, cần phải tiến hành khấu hao TSCĐ. Khấu

hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất TSCĐ sau khi hết

thời gian sử dụng.

Để thực hiện khấu hao TSCĐ, người ta thường áp dụng một số phương pháp chủ yếu sau:

a) Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định (Khấu hao đường thẳng)

Theo phương pháp này, mức khấu hao cơ bản hàng năm của TSCĐ là đều nhau trong suốt thời gian sử

dụng TSCĐ và được xác định như sau:

MK =

NG

------

T

Trong đó:

MK : Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐ

NG: Nguyên giá TSCĐ

T: Thời gian sử dụng TSCĐ

Tỷ lệ khấu hao hàng năm (Tk) được xác đinh như sau:

Tk =

Mk

-----

NG

Hoặc Tk =

1

---

T

Nguyên giá TSCĐ bao gồm: giá mua thực tế phải trả (giá ghi trên hóa đơn trừ đi các khoản giảm giá,

chiết khấu mua hàng nếu có), các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, các khoản lãi vay đầu tư

cho TSCĐ khi chưa bàn giao và đưa vào sử dụng. các khoản thuế và lệ phí trước bạ (nếu có).

Thời gian sử dụng TSCĐ là thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ. Nó được xác định căn cứ

vào tuổi thọ kỹ thuật và tuổi thọ kinh tế của TSCĐ có tính đến sự lạc hậu, lỗi thời của TSCĐ do sự tiến

bộ của khoa học và công nghệ, mục đích sử dụng và hiệu quả sử dụng.

Phương pháp khấu hao này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản, tổng mức khấu hao của TSCĐ được

phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng TSCĐ và không gây ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm

hàng năm. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là trong nhiều trường hợp không thu hồi vốn kịp

thời do không tính hết được sự hao mòn vô hình của TSCĐ.

Trong thực tế, để tính khấu hao cho toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp, người ta thường xác định tỷ lệ

khấu hao tổng hợp bình quân chung. Có nhiều cách xác định tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân của

doanh nghiệp nhưng cách xác định thông dụng nhất là theo phương pháp bình quân gia quyền:

─ n

Tk = ∑(fi.Ti)

i =1

Trong đó:

- f: tỷ trọng của từng loại TSCĐ

- Ti : Tỷ lệ khấu hao của từng loại TSCĐ

- i : Loại TSCĐ

Do đó, mức khấu hao trong kỳ của doanh nghiệp được xác định:

M = Nguyên giá bình quân TSCĐ phải

tính khấu hao X

Tỷ lệ khấu hao tổng hợp

bình quân chung

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!
Các phương pháp khấu hao tài sản cố định việt nam | Siêu Thị PDF