Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các nguyên lý và kỹ thuật cơ bản trong tổ hợp.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRẦN ĐỨC VINH
CÁC NGUYÊN LÝ VÀ KỸ THUẬT
CƠ BẢN TRONG TỔ HỢP
Chuyên ngành: Phương pháp toán sơ cấp
Mãsố: 60.46.01.13
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2015
Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY THÁI SƠN
Phản biện 1: TS. LÊ HOÀNG TRÍ
Phản biện 2: TS. PHẠM HỮU KHÁNH
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
19 tháng 12 năm 2015.
Có thể tìm Luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học sư phạm, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, Tổ hợp đã trở thành một phần
căn bản trong các giáo trình cho học sinh và sinh viên các
trường THPT và đại học trên thế giới. Các nguyên lý và kỹ
thuật trong Tổ hợp ngày càng có nhiều ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực khác, đặc biệt là trong khoa học máy tính và lý thuyết
toán tử. Các bài toán trong Tổ hợp không chỉ thách thức các
nhà nghiên cứu mà còn xuất hiện rất thường xuyên trong các
cuộc thi Toán học, đặc biệt là kỳ thi Olympic Toán học quốc
tế (IMO).
Tuy nhiên, hiện nay tài liệu tiếng Việt về Tổ hợp chưa
nhiều. Trên thực tế, giáo viên THPT ở nước ta chưa được đào
tạo bài bản, chuyên sâu về tổ hợp. Sinh viên và học sinh Việt
Nam thường tỏ ra lúng túng trước các bài toán Tổ hợp. Trong
luận văn này, tôi sẽ cố gắng tìm hiểu các nguyên lý và kỹ thuật
(từ cơ bản đến nâng cao) thường dùng khi giải các bài toán về
Tổ hợp. Bản thân là một giáo viên phổ thông, tôi hi vọng sẽ
khám phá được nhiều điều thú vị khi rèn luyện các kỹ năng Tổ
hợp. Mong rằng luận văn này - sau khi được hoàn thành - sẽ
cung cấp thêm một tài liệu về Tổ hợp đáp ứng được phần nào
2
lòng yêu thích Toán học của học sinh, phục vụ cho công tác
bồi dưỡng học sinh giỏi. Đồng thời đây cũng là một tài liệu để
mọi người quan tâm đến Tổ hợp tham khảo.
Với những lý do trên, dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Duy Thái Sơn, tôi chọn “Các nguyên lý và kỹ thuật cơ
bản trong Tổ hợp” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Tôi mong muốn tìm kiếm được nhiều tài liệu từ các
nguồn khác nhau, nghiên cứu kỹ càng các tài liệu đó, cố gắng
lĩnh hội đầy đủ các kiến thức về Tổ hợp liên quan đến đề tài.
Từ đó, trình bày các kiến thức này trong luận văn theo một thể
khép kín.
Trong luận văn này, tôi cũng cố gắng tìm tòi lời giải
cho các bài toán (theo mức độ từ dễ đến khó) thu thập được từ
nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt là từ những kỳ thi Olympic
Toán học và tôi hy vọng luận văn có thể được sử dụng như
một tài liệu tham khảo bổ ích cho học sinh, sinh viên và giáo
viên.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các nguyên lý và kỹ thuật
trong Tổ hợp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Các kiến thức về Tổ hợp được
dùng để giảng dạy cho học sinh chuyên Toán ở các trường
THPT, các bài toán tổ hợp thường gặp trong các kỳ thi chọn
học sinh giỏi Toán trong nước và Quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Cơ bản sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu
(sách, báo và các tài liệu trên internet có liên quan đến đề tài
của luận văn) để lĩnh hội, trau dồi kiến thức về Tổ hợp và tập
hợp các bài toán phục vụ cho yêu cầu của đề tài.
- Trao đổi, thảo luận với người hướng dẫn khoa học.
5. Giả thuyết khoa học
Xây dựng một giáo trình có tính hệ thống, khép kín và
có thể giảng dạy với thời lượng chấp nhận được cho học sinh
chuyên toán bậc trung học phổ thông và cho sinh viên toán tại
các trường đại học.
4
Xây dựng được một hệ thống các bài toán (cũ và mới)
với các mức độ khó dễ khác nhau.
6. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm:
Phần mở đầu
Chương 1: Hoán vị, Chỉnh hợp và Tổ hợp
Chương 2: Hệ số nhị thức và hệ số đa thức
5
CHƯƠNG 1
HOÁN VỊ VÀ TỔ HỢP
1.1. Hai nguyên lý đếm cơ bản:
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường phải liệt
kê “các sự kiện” như sắp xếp các đối tượng theo một cách nào
đó, phân chia các đối tượng theo một điều kiện nhất định, phân
phối các đối tượng theo một đặc điểm kỹ thuật, v.v… Ví dụ,
chúng ta có thể gặp phải bài toán đếm có dạng như sau:
“Có bao nhiêu cách sắp xếp 5 chàng trai và 3 cô gái trên một
hàng sao cho không có hai cô gái nào đứng cạnh nhau?”
“Có bao nhiêu cách chia một nhóm 10 người thành 3 nhóm
gồm một nhóm 4 người, một nhóm 3 người, một nhóm 2 người
và giữ lại một người?”
Đây là hai bài toán đếm rất đơn giản liên quan đến những gì
mà chúng ta gọi là “hoán vị” và “tổ hợp”. Trước khi chúng ta
giới thiệu trong ba phần tiếp theo của những gì gọi là hoán vị
và tổ hợp, chúng ta nêu hai nguyên tắc cơ bản trong tất cả các
bài toán đếm.
6
Nguyên lý cộng (Addition Principle (AP))
Giả sử có:
1 n cách thực hiện phương án 1 E ,
2 n cách thực hiện phương án 2 E ,
k n cách thực hiện phương án , Ek
trong đó k 1 . Nếu cách thực hiện mỗi phương án Ei
không phụ thuộc vào mọi cách thực hiện phương án Ej
(1 , , ) i j k i j thì số cách để thực hiện ít nhất một
trong các phương án 1 2 E E, , , hoặc Ek xảy ra là:
1 2
1
... .
k
k i
i
n n n n
Sử dụng ngôn ngữ của lý thuyết tập hợp, ta có một dạng
tương đương của nguyên lý cộng như sau:
7
Cho 1 2 , ,..., A A Ak là k tập hữu hạn, với k 1 . Nếu k
tập này đôi một không giao nhau thì:
1 2
1 1
... .
k k
i k i
i i
A A A A A
Nguyên lý nhân (Multiplication Principle (MP))
Giả sử công việc E bao gồm r công đoạn
1 2 , ,. , .. , E E Er và:
Có 1 n cách thực hiện công đoạn 1 E ,
Có 2 n cách thực hiện công đoạn 2 E ,
Có r n cách thực hiện công đoạn . Er
Khi đó, số cách để thực hiện công việc E là:
1 2
1
... . r
r
i
i
n n n n
8
Sử dụng ngôn ngữ của lý thuyết tập hợp, ta có một dạng
tương đương của nguyên lý nhân như sau:
Giả sử
1 2
1 2
1
...
, ,..., | , 1,2,...,
i
r
i
r
r i i
A A
a a
A A
a a A i r
ký hiệu của tích Đề-các của r tập hữu hạn 1 2 , ,..., . A A Ar
Khi đó:
1 1
1 2 ... . i i
i
r
r r
i
A A A A A
Với tư cách là các mệnh đề toán học, cả nguyên lý (AP)
và (MP) đều thực sự rất ‘tầm thường’. Đây chính là lý do vì
sao sinh viên thường xem nhẹ chúng. Trên thực tế, cả hai
nguyên lý này đều đóng vai trò rất cơ bản trong việc giải quyết
các bài toán đếm. Để minh chứng cho điều đó, trong luận văn
này, các bài toán đếm cho dù có phức tạp đến đâu, ta cũng có
thể chia nhỏ chúng thành các bài toán đơn giản hơn, và từ đó
sử dụng hai nguyên lý này để giải quyết.
9
1.2. Hoán vị
Cho tập hợp A a1 2 , ,..., a an gồm n phần tử phân
biệt. Với 0 , r n một r-hoán vị của tập A là một cách sắp
xếp r phần tử bất kỳ của A trên một hàng. Khi r n , một nhoán vị của tập A được gọi đơn giản là một hoán vị của A.
1.3. Hoán vị vòng tròn
Hoán vị được thảo luận trong mục 1.2 là số cách sắp
xếp các phần tử trên một hàng. Có những hoán vị đòi hỏi sắp
xếp các phần tử trên một đường tròn khép kín. Những hoán vị
như thế được gọi là hoán vị vòng tròn.
Xét bài toán sắp xếp 3 phần tử phân biệt a b c , , vào 3 vị trí
trên một vòng tròn. Giả sử 3 vị trí này được đánh số 1 , 2 và
3 như hình 1.3.1. Khi đó, 3 cách sắp xếp của a b c , , được chỉ ra
trong hình 1.3.1 có thể xem như là các hoán vị:
abc cab bca , ,
bca abc cab
b
a c
c
c b b a
a
(3) (2)
(1)
(3) (2)
(1) (1)
(3) (2)
Hình 1.3.1.
10
Trong trường hợp này, các “hoán vị vòng tròn” như
vậy được đồng nhất với hoán vị thông thường, và vì vậy
không có gì đáng bàn. Để có được một cái gì đó thú vị hơn,
chúng ta hãy bỏ việc đánh số các vị trí.
Nguyên lý Bù trừ
(Principle of Complementation (CP))
Nếu A là một tập con của tập hữu hạn U , thì
U A U A \ .
1.4. Tổ hợp
Cho tập A gồm n phần tử phân biệt. Một tổ hợp của
tập A đơn giản là một tập con của tập A. Nói một cách chính
xác hơn, với 0 r n , một r-tổ hợp của tập A là một tập con
gồm r phần tử của tập A.
Sự khác nhau giữa hoán vị và tổ hợp của các phần tử là
gì? Một hoán vị là một sự sắp xếp các phần tử theo một thứ tự
nhất định, do đó sự sắp xếp các phần tử này là rất quan trọng.
Trong khi một tổ hợp thì chỉ là một tập hợp các phần tử, nên
sự sắp xếp các phần tử này là không quan trọng.
11
!
! ! !
n
r n r
n r
P n C
r n r r
1.5. Nguyên lý đơn ánh và song ánh
Giả sử một nhóm gồm n sinh viên tham dự một bài giảng
trong giảng đường gồm 200 chổ ngồi. Với giả thiết không có bất
kỳ sinh viên nào ngồi hơn một chổ và cũng không có hai sinh viên
ngồi chung một chổ. Nếu biết rằng, mỗi sinh viên ngồi một chổ thì
chúng ta sẽ có n 200 . Hơn nữa, nếu giảng đường không còn chổ
trống, thì chúng ta chắc chắn rằng n 200 mà không cần đếm số
sinh viên. Đây là một ví dụ minh họa cho hai nguyên lý đơn giản
mà chúng ta sẽ nêu ra.
Nguyên lý đơn ánh (The Injection Principle (IP))
Cho A B, là hai tập hợp hữu hạn. Nếu có một đơn ánh
từ A vào B, thì:
A B .
Nguyên lý song ánh (The bijection Principle (BP))
Cho A B, là hai tập hợp hữu hạn. Nếu có một song ánh