Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các lớp từ vựng tiếng việt trong tiểu thuyết “đội gạo lên chùa” của nguyễn xuân khánh.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN THỊ MINH TÚ
CÁC LỚP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT TRONG TIỂU THUYẾT
“ĐỘI GẠO LÊN CHÙA” CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
CÁC LỚP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT TRONG TIỂU THUYẾT
“ĐỘI GẠO LÊN CHÙA” CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
TS. Bùi Trọng Ngoãn
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Minh Tú
(Khóa 2012 - 2016)
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2016
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến TS. Bùi Trọng Ngoãn
- người thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
bằng một tinh thần khoa học nhiệt thành và nghiêm túc.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo khoa
Ngữ văn, Đại học - Trường Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã giảng dạy và
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
quan tâm động viên, khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu.
Với trình độ và kiến thức còn hạn chế của người viết, luận văn chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự lượng thứ và góp ý
chân thành của các thầy, cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp đã quan tâm đến vấn đề
được tìm hiểu trong luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2016
Tác giả luận văn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................7
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................................7
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................11
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................12
NỘI DUNG..............................................................................................................13
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU.........................................................................................................13
1.1 Các lớp từ vựng theo từ vựng học .....................................................................13
1.1.1 Xét theo theo nguồn gốc .................................................................................13
1.1.1.1 Từ thuần Việt ...............................................................................................13
1.1.1.2 Từ gốc Hán...................................................................................................14
1.1.1.3 Từ gốc Ấn – Âu ...........................................................................................15
1.1.2 Xét theo phạm vi sử dụng ...............................................................................16
1.1.2.1 Từ vựng toàn dân .........................................................................................16
1.1.2.3 Từ địa phương..............................................................................................17
1.1.2.4 Biệt ngữ........................................................................................................18
1.1.2.5 Thuật ngữ:....................................................................................................18
1.1.3 Xét theo mức độ sử dụng ................................................................................19
1.1.3.1 Từ vựng tích cực và từ vựng tiêu cực ..........................................................19
1.1.3.2 Từ cổ và từ lịch sử .......................................................................................19
1.1.3.3 Từ mới và nghĩa mới....................................................................................20
1.2 Các lớp từ vựng theo phong cách học................................................................21
1.2.1 Từ thi ca ..........................................................................................................21
1.2.2. Từ cũ ..............................................................................................................22
1.2.3. Từ Hán Việt ...................................................................................................23
1.2.4. Từ vay mượn..................................................................................................26
1.2.5. Từ hội thoại....................................................................................................28
1.2.6. Từ thông tục ...................................................................................................29
1.2.7. Từ địa phương................................................................................................31
1.2.8. Từ láy .............................................................................................................32
1.1.9. Thành ngữ ......................................................................................................33
1.3 Giới thiệu chung về Nguyễn Xuân Khánh và cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa
..................................................................................................................................34
1.3.1 Nguyễn Xuân Khánh – Nhà văn bậc thầy về ngôn ngữ .................................34
1.3.2 Đội gạo lên chùa – Đặc sắc văn hóa người Việt. ...........................................38
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VỀ CÁC LỚP TỪ VỰNG TRONG ............................40
ĐỘI GẠO LÊN CHÙA.............................................................................................40
2.1 Từ thi ca .............................................................................................................41
2.2 Từ cũ ..................................................................................................................43
2.3 Từ Hán Việt........................................................................................................45
2.4 Từ vay mượn Ấn – Âu.......................................................................................49
2.5 Từ hội thoại........................................................................................................55
2.6 Từ thông tục .......................................................................................................57
2.7 Từ địa phương....................................................................................................59
2.8 Từ láy .................................................................................................................60
2.9 Thành ngữ ..........................................................................................................70
2.10 Biệt ngữ tín ngưỡng .........................................................................................72
CHƯƠNG 3: VAI TRÒ CỦA CÁC LỚP TỪ VỰNG ĐỐI VỚI THẾ GIỚI NGHỆ
THUẬT CỦA TÁC PHẨM ĐỘI GẠO LÊN CHÙA ...............................................74
3.1 Vai trò của các lớp từ vựng đối với việc thể hiện bức tranh hiện thực xã hội...74
3.1.1 Bạch hóa một góc khuất của quá khứ.............................................................75
3.1.2 Một chân dung văn hóa của làng quê Bắc bộ .................................................77
3.2 Vai trò của các lớp từ vựng đối với các hình tượng nhân vật............................81
3.2.1 Những chân dung nhân vật phụ nữ được khắc họa bằng các mảng màu từ
vựng..........................................................................................................................81
3.2.2 Những điểm tựa tinh thần trong cách ứng xử của các nhân vật thể hiện qua hệ
thống biệt ngữ. .........................................................................................................85
3.2.3 Tính chân thật của nhân vật thể hiện qua lớp từ vựng khẩu ngữ, thông
tục ............................................................................................................................88
3.3 Vai trò của các lớp từ vựng đối với phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Xuân
Khánh và đối với phong cách nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh. ............................92
3.3.1 Vai trò của các lớp từ vựng đối với phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Xuân
Khánh. ......................................................................................................................92
3.3.2 Vai trò của các lớp từ vựng đối với phong cách nghệ thuật của Nguyễn Xuân
Khánh. ......................................................................................................................94
KẾT LUẬN..............................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................98
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hồn cốt của một tác phẩm văn chương là ở những tầng nghĩa, là ở những tư
tưởng, ý tưởng; nhưng chất liệu để làm nên trạng thái hiện tồn của nó là ở những
tầng vỉa ngôn từ. Trông bể quặng ngôn từ ấy, mỗi nhà văn sẽ tinh luyện làm sao để
có được phần tinh hoa cần thiết để biểu đạt hết những điều muốn nói.
Có thể thấy, trong xu hướng phát triển hết sức mạnh mẽ và đa dạng của dòng
tiểu thuyết văn hóa - lịch sử, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh nổi lên như một hiện
tượng nổi trội. Chùm ba trường thiên tiểu thuyết Hồ Quý Ly (2000), Mẫu thượng
ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa (2011) đã minh chứng chân dung của một tiểu
thuyết gia hàng đầu. Nếu như Hồ Quý Ly hướng tới khái thác nhân chứng lịch sử,
Mẫu thượng ngàn hướng tới khai thác vấn đề phong tục thì Đội gạo lên chùa khai
thác vấn đề tôn giáo. So với hai cuốn tiểu thuyết trước thì Đội gạo lên chùa được
coi là thành công ở tầm mức cao hơn.
Đội gạo lên chùa không chỉ là một kho kiến thức sâu rộng về lịch sử, về tôn
giáo, về văn hóa và về cách suy nghĩ, tình cảm của con người Việt Nam trong
chiều dài lịch sử nước nhà qua nhiều giai đoạn khác nhau; mà còn là một cuốn từ
điển về ngôn ngữ, cụ thể hơn là về các lớp từ vựng rất giàu giá trị tu từ. Bằng việc
lựa chọn, tinh lọc, và sử dụng các lớp từ vựng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn
mà xuyên suốt một thời đoạn dài của lịch sử từ kháng chiến chống Pháp đến cải
cách ruộng đất rồi đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã được hiện lên với một cái
nhìn đa diện, nhiều chiều và vô cùng sinh động, chân thực.
Vì vậy, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ làm rõ được sự
phong phú, đa dạng, cũng như những giá trị tu từ to lớn của các lớp từ vựng của
tiếng Việt. Đồng thời, góp phần khẳng định những đóng góp của tác giả trong việc
phát triển các lớp từ vựng tiếng Việt nói riêng và cho tiến trình vận động của văn
học Việt Nam nói chung.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Các lớp từ vựng tiếng Việt
trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh” làm khóa luận tốt
nghiệp.
2. Lịch sử vấn đề
“Đội gạo lên chùa” là cuốn tiểu thuyết mới nhất của nhà văn Nguyễn Xuân
Khánh được Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành và đã nhận được Giải thưởng Hội Nhà
văn Việt Nam - 2011.
Về mặt nội dung, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu, đánh giá về tác phẩm
Đội gạo lên chùa, cụ thể như Đỗ Ngọc Yên trong bài Một cách kiến giải khác về
lịch sử dân tộc qua “Đội gạo lên chùa”: Chưa cần bàn đến nội dung của nó, xem
qua “hòn gạch nung” còn nóng hôi hổi, vừa mới ra lò của cụ già U80 này, những
người nhát gan chắc sẽ phải ngất xỉu. Vừa là người rất quí trọng tài năng và đức độ
của cụ Khánh, lại là người cùng làm nghề viết mà tôi đã phải cật lực ra mất hàng
tháng trời mới đọc hết được “Đội gạo lên chùa”. Thực ra cũng chỉ mới đọc qua
thôi, chứ đọc kỹ và ngẫm về những điều cụ muốn gửi gắm ở đây, chắc là phải mất
hàng năm. Tuy nhiên, theo tôi điểm nổi bật nhất của “Đội gạo lên chùa” chính là ở
cách kiến giải khác về lịch sử dân tộc. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã lấy một
phần câu ca dao Ba cô đội gạo lên chùa/ Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư... để đặt
tên cho trường thiên tiểu thuyết của mình. Nhưng ông lại lấy bốn câu trong bài thơ
“Cư trần lạc đạo phú” của Vua Trần Nhân Tông, một vị vua duy nhất trong lịch sử
nước ta đã tự xuống tóc để lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và được người
đời tôn vinh là ông tổ của Phật giáo Việt Nam để làm đề từ cho cuốn sách. Trong
đó, đáng chú ý nhất là câu: Cư trần lạc đạo thả tùy duyên (tạm dịch: Ở giữa cõi trần
vui với Đạo hãy tùy duyên). Nếu tinh ý, người đọc có thể hiểu được dụng ý của tác
giả trong việc kiến giải lịch sử dân tộc, theo phương cách “tùy duyên”. (Một cách
kiến giải khác về lịch sử dân tộc qua “Đội gạo lên chùa”; trang
web:vanhocquenha.vn; ngày truy cập 12/4/2016)
Với nhà văn Hoàng Quốc Hải - người cũng đau đáu với những cuốn tiểu
thuyết lịch sử - nêu những điều tâm đắc của mình về cuốn tiểu thuyết của người
đồng nghiệp tài hoa: "Anh luôn đụng đến những vấn đề bản chất của văn hóa Việt,
đó là Mẫu thượng ngàn - hiện tượng văn hóa thuần Việt; và giờ đây là đạo Phật -
hiện tượng văn hóa du nhập nhưng đã được Việt hóa. Ðội gạo lên chùa cũng là lời
cảnh báo về những giá trị cốt yếu, sâu thẳm, đẹp đẽ của văn hóa Việt đang bị phá
hủy, đang dần biến mất". (Nguyễn Xuân Khánh “Đội gạo lên chùa”; trang web:
chuyentrang.tuoitre.vn; ngày truy cập: 12/4/2016)
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nói về tác giả và tác phẩm Đội gạo lên
chùa: "Nhà văn phải cảm ơn nhà xuất bản vì đã in, cảm ơn bạn đọc vì đã mua và đã
đọc. Lý do: sách quá dày, quá nặng và không phải loại dễ đọc. Nhưng đọc rồi
người đọc sẽ cảm ơn nhà văn vì những gì ông đã viết". (Nguyễn Xuân Khánh “Đội
gạo lên chùa”; trang web: chuyentrang.tuoitre.vn; ngày truy cập: 12/4/2016)
Theo nhà văn Nguyễn Khắc Phê, in trong báo Phụ Nữ TPHCM số ra ngày
17-6-2011, Đội gạo lên chùa là một cuốn sách có sức nặng, rất nặng - cả về nghĩa
đen và nghĩa bóng. Vì tiểu thuyết dày tới 866 trang - hơn cả Hồ Quý Ly và Mẫu
Thượng ngàn - và qua số phận hàng chục nhân vật ở một làng quê quanh chùa Sọ,
tác giả miêu tả những biến động của xã hội Việt Nam suốt từ thời chống Pháp cho
đến sau ngày đất nước thống nhất, đụng chạm đến rất nhiều vấn đề văn hóa-xã hội,
triết lý nhân sinh. Ở tác phẩm này, Nguyễn Xuân Khánh vẫn viết theo lối cổ điển,