Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các lớp từ vựng tiếng việt trong thơ hàn mặc tử qua hai tập gái quê và đau thương.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
LÊ THỊ LÀI
CÁC LỚP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT TRONG THƠ HÀN
MẶC TỬ QUA HAI TẬP GÁI QUÊ VÀ ĐAU THƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Đà Nẵng, tháng 05/2014
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------------
CÁC LỚP TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT TRONG THƠ HÀN
MẶC TỬ QUA HAI TẬP GÁI QUÊ VÀ ĐAU THƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn:
TS. Bùi Trọng Ngoãn
Ngƣời thực hiện:
Lê Thị Lài
Đà Nẵng, tháng 05/2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của TS. Bùi Trọng Ngoãn và chƣa từng công bố trong bất cứ công
trình nào khác.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình này.
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Lê Thị Lài
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian vừa qua nhờ sự quan tâm giúp đỡ của tận tình của quý
thầy cô cùng bạn bè nên tôi đã hoàn thành xong khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin dành lời cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô giáo trong khoa
Ngữ Văn - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng. Đặc biệt, tôi xin dành lời cảm
ơn đến thầy giáo, TS. Bùi Trọng Ngoãn - ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi
trong quá trình thực hiện khóa luận một cách nhiệt tình và niềm nở.
Đà Nẵng, ngày 15 tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Lê Thị Lài
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5
5. Dự kiến đóng góp của đề tài ......................................................................... 5
6. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG........................................................ 6
1.1. Các lớp từ vựng trong tiếng Việt ............................................................... 6
1.1.1. Các lớp từ vựng trong tiếng Việt theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu .... 7
1.1.2. Các lớp từ vựng trong tiếng Việt theo quan điểm của Nguyễn Thiện
Giáp ................................................................................................................... 9
1.1.3. Các lớp từ vựng giàu sắc thái tu từ theo quan điểm của các nhà phong
cách học........................................................................................................... 11
1.2. Hàn Mặc Tử và các tập thơ Gái quê, Đau thương................................... 13
1.2.1. Hàn Mặc Tử .......................................................................................... 13
1.2.2. Tập thơ Gái quê..................................................................................... 15
1.2.3. Tập thơ Đau thƣơng .............................................................................. 18
Chƣơng 2. KHẢO SÁT CÁC LỚP TỪ VỰNG TRONG TẬP GÁI QUÊ
VÀ ĐAU THƢƠNG ....................................................................................... 20
2.1. Các lớp từ vựng phân chia theo nguồn gốc.............................................. 21
2.1.1. Từ thuần Việt ........................................................................................ 21
2.1.2.Từ gốc Hán............................................................................................. 23
2.2. Các lớp từ vựng phân chia theo tiêu chí đối tƣợng sử dụng .................... 31
2.2.1. Từ toàn dân............................................................................................ 31
2.2.2. Từ địa phƣơng ....................................................................................... 32
2.2.3. Biệt ngữ................................................................................................. 38
2.3. Các lớp từ vựng xét theo thời gian sử dụng............................................. 40
2.3.1. Từ ngữ cổ .............................................................................................. 40
2.3.2. Thành ngữ ............................................................................................. 41
Chƣơng 3. VAI TRÒ CỦA CÁC LỚP TỪ VỰNG TRONG THƠ HÀN
MẶC TỬ......................................................................................................... 43
3.1. Vai trò của hệ thống từ vựng đối với thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn
Mặc Tử ............................................................................................................ 43
3.1.1. Bức tranh cảnh quê đƣợc khắc họa bằng một hệ thống từ vựng phong
phú, giàu sắc thái biểu đạt............................................................................... 44
3.1.2. Bức tranh tâm hồn của Hàn Mặc Tử đƣợc biểu đạt qua một hệ thống từ
vựng giàu sắc thái tu từ ................................................................................... 49
3.2. Vai trò của hệ thống từ vựng đối với cảm xúc trữ tình của Hàn Mặc Tử 56
3.2.1. Say đắm trong cảnh sắc thiên nhiên...................................................... 57
3.2.2. Niềm đam mê, thiết tha với cái đẹp ...................................................... 58
3.3.3. Tình yêu tha thiết, gắn bó với quê hƣơng, xứ sở .................................. 61
3.3. Vai trò của hệ thống từ vựng đối với phong cách ngôn ngữ Hàn Mặc Tử.... 64
KẾT LUẬN.................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam những năm 1932 – 1945 bắt đầu xuất hiện phong
trào Thơ Mới.Trải qua một chặng đƣờng dài, Thơ Mới đã thật sự gặt hái đƣợc
những thành công. Thơ Mới ra đời và phát triển gắn liền với nhiều tên tuổi
nhƣ Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Huy Cận,…và cái tên không
thể không nhắc tới là Hàn Mặc Tử. Vào thời kì phát triển bồng bột nhất của
Thơ Mới (khoảng mấy năm 1935 – 1940) thơ Hàn Mặc Tử đã nổi lên như một
hiện tượng lạ, làm sửng sốt dư luận [19, tr.1].
Từ trƣớc đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ Hàn
Mặc Tử nhƣng các công trình đó chủ yếu nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp
sáng tác, tín ngƣỡng tôn giáo, những nhân tố ảnh hƣởng đến thơ Hàn Mặc Tử,
các hình thức nghệ thuật,..mà chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về
vấn đề các lớp từ vựng trong thơ Hàn Mặc Tử.
Hiện nay, trong nhà trƣờng phổ thông, lối dạy và học văn chú trọng
phần nhiều đến nội dung mà ít chú trọng những thành công trong nghệ thuật,
và điều đó đã làm cho văn học mất đi cái đẹp cũng nhƣ giá trị vốn có của nó.
Niềm đam mê với nghệ thuật thơ nói chung và các lớp từ vựng trong thơ Hàn
Mặc Tử nói riêng đã thôi thúc chúng tôi chọn và nghiên cứu về đề tài Các lớp
từ vựng trong thơ Hàn Mặc Tử qua hai tập Gái quê và Đau thƣơng. Hơn
nữa, là một cử nhân văn học, việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn chƣơng nói
chung và ngôn ngữ nói riêng là điều quan trọng và giúp ích cho chúng tôi rất
nhiều trong quá trình học tập và làm việc về sau. Trong phạm vi nghiên cứu
là hai tập thơ Gái Quê và Đau thương, chúng tôi hy vọng sẽ tìm ra đƣợc các
lớp từ vựng, đồng thời qua đó hiểu thêm về thế giới nghệ thuật của hồn thơ
2
Hàn Mặc Tử. Nghiên cứu về đề tài Các lớp từ vựng trong thơ Hàn Mặc Tử
qua hai tập Gái Quê và Đau thƣơng, chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần
công sức nhỏ của mình vào việc nghiên cứu, phát hiện và khẳng định tài năng
của Hàn Mặc Tử.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hàn Mặc Tử là một trong những cây bút tài hoa, thu hút nhiều sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu văn học cả trong và ngoài nƣớc. Khi nghiên cứu
đề tài Các lớp từ vựng trong thơ Hàn Mặc Tử qua hai tập Gái Quê và Đau
thƣơng, chúng tôi xin điểm qua một số công trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài này.
Chế Lan Viên từng nói rằng Hàn Mặc Tử là một đỉnh cao, lòa chói
trong văn học của thế kỉ, thậm chí qua các thế kỉ. Cho nên cũng không mất
công đâu khi vì văn anh mà tìm hiểu thân thế, đời anh [20, tr.10].Chỉ câu nói
đó thôi cũng cho ta thấy đƣợc rằng thân thế, cuộc đời Hàn Mặc Tử cũng là
mảng đề tài tốn không ít giấy mực của giới phê bình. Những vấn đề về cuộc
đời Hàn Mặc Tử nhƣ tín ngƣỡng tôn giáo, căn bệnh của ông và cả những cuộc
tình thoáng qua trong đời ông thƣờng là những đề tài đƣợc chú ý nhiều nhất.
Đa phần những công trình này đƣợc bạn bè, ngƣời thân của Hàn Mặc Tử kể
lại dƣới dạng hồi ký. Chế Lan Viên, Trần Thanh Mại, Yến Lan, Nguyễn Bá
Tín, Quách Tấn,… là những ngƣời góp công đáng kể vào công trình nghiên
cứu lớn về đời tƣ của Hàn Mặc Tử. Các tác phẩm của Hàn Mặc Tử cũng đƣợc
sƣu tầm và ghi chép lại trong nhiều tuyển tập của những ngƣời bạn, ngƣời
thân Hàn Mặc Tử.
Một mảnh đất cũng không kém phần thu hút các nhà nghiên cứu và giới
phê bình, đó chính là mảng nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử. Chúng tôi sẽ
điểm qua một số công trình nổi bật.
3
Về nghệ thuật, không thể không kể đến các công trình của TrầnThanh
Mại. Ông đã đặt bút pháp của Hàn Mặc Tử trên một đƣờng thẳng với các nhà
thơ cùng thời để làm nổi bật tài năng của Hàn Mặc Tử. Ngoài ra, Trần Thanh
Mại còn có những bài viết về nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử nhƣNghệ
thuật thơ Hàn Mặc Tử qua các tập thơ Gái quê, Đau thương, Xuân như ý và
Thượng thanh khí, Âm nhạc trong thơ Hàn Mặc Tử,…
Đỗ Lai Thúy đã khám phá thế giới nghệ thuật của phong trào Thơ mới
với Mắt thơ và đã vẽ nên chân dung Hàn Mặc Tử trong bài viết Hàn Mặc Tử,
một tư duy thơ độc đáo. Trong bài viết này, Đỗ Lai Thúy đã chỉ ra đƣợc một
số đặc trƣng tƣ duy trong thơ Hàn Mặc Tử nhƣ tính trữ tình, tư duy tôn giáo,
mô hình và sáng tạo. Đỗ Lai Thúy cho rằng Nếu Thế Lữ, Lưu Trọng Lư,
Phạm Huy Thông, Nguyễn Bính là dòng lãng mạng thuần khiết, nếu Xuân
Diệu và nhất là Huy Cận là dòng lãng mạn được cườm vào những yếu tố
tượng trưng, Đinh Hùng, Bích Khê chủ yếu là tượng trưng, thì Hàn Mặc Tử là
sự hoà sắc của cả lãng mạn lẫn tượng trưng, thậm chí siêu thực nữa [16].
Về tính siêu thực trong thơ Hàn Mặc Tử, Phan Cự Đệ đã chỉ ra đƣợc
đặc điểm để ngƣời đọc có thể nhận biết tính siêu thực trong thơ Hàn Mặc Tử
chính là sự đảo lộn về mặt ngôn ngữ, hình ảnh.Với Hàn Mặc Tử - tác phẩm
chọn lọc, Nguyễn Đăng Điệp cũng đã nói rằng việc sắp xếp các hình ảnh
trong thơ chính là đặc điểm cốt yếu của chủ nghĩa siêu thực trong thơ Hàn
Mặc Tử.
Để làm rõ màu sắc tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử, Phan Cự Đệ đã đi
sâu nghiên cứu về thế giới nghệ thuật độc đáo của Hàn Mặc Tử, chất đạo và
chất đời. Đặng Tiến cũng đã có bài viết Đức tin trong hồn thơ Hàn Mặc Tử. ,
ông đã chứng minh rằng kiến trúc toàn bộ của thơ Hàn Mặc Tử đều vang dội
lời truyền giảng của Phúc Âm. Dè dặt hơn Đặng Tiến, Võ Long Tê cho rằng
người tín hữu công giáo ấy về sau mới trở nên nhà thơ công giáo sau khi đã
4
dọn đi một đoạn đường đầy đau thương và có một nhận thức do ân sủng thúc
đẩy [2,tr.28]. Trần Thanh Mại trong Hàn Mặc Tử cũng đã nhận xét rằng Hồn
thơ của thi sĩ ngày càng xa cõi thế gian và mọi thứ tình tứ của người
thường… Thi sĩ tự tạo ra một cõi thiên đàng diễm lệ, một cực lạc quốc mà A
đi đà có thể them thuồng, một thế giới làm bằng màu sắc và hương hoa [12,
tr.368].
Cuộc đời và nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử là mảnh đất màu mỡ thu
hút nhiều ngƣời đến khai phá. Tuy nhiên, trên phƣơng diện ngôn ngữ thì hầu
nhƣ rất ít ngƣời chú ý đến. Nguyễn Mạnh Hà là một trong những ngƣời đặt
chân đến mảnh đất ngôn ngữ trong thơ Hàn Mặc Tử. Với Từ láy trong thơ
Hàn Mặc Tử - tiếng nói của sáng tạo, Nguyễn Mạnh Hà đã chỉ ra đƣợc một
hệ thống từ láy dày đặc với hàng loạt những từ láy mới, những từ láy ít đƣợc
sử dụng. Theo ông, hệ thống từ láy trong thơ Hàn Mặc Tử đã góp phần không
nhỏ vào sự thành công trong nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử.
Đa phần những công trình nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu đời tƣ, con
ngƣời và hình thức nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử. Có rất ít những bài viết
về phƣơng diện ngôn ngữ. Nếu có cũng chỉ là các công trình nghiên cứu nhỏ,
chƣa có sự thống kê, tổng hợp cụ thể về các lớp từ vựng trong thơ Hàn Mặc
Tử.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là các lớp từ vựng trong thơ Hàn
Mặc Tử trong hai tập Gái quê và Đau thương.
- Trong khuôn khổ của khóa luận, chúng tôi sẽ nghiên cứu về các lớp từ
vựng trong thơ Hàn Mặc Tử qua khảo sát hai tập thơ: Gái quê (34 bài) in
trong cuốn ThơHàn Mặc Tử - Gái quê (Nxb Hội nhà văn) và Đau thương (41
bài) đƣợc in trong cuốn Thơ mới 1932 – 1945 tác giả và tác phẩm (Nxb Hội
nhà văn, Hà Nội, 1999).
5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu những phƣơng pháp
nghiên cứu :
- Phƣơng pháp phân tích – chứng minh: chúng tôi sử dụng phƣơng
pháp này để làm rõ vai trò của các lớp từ vựng đối với hai tâp thơ Gái quê và
Đau thương của Hàn Mặc Tử.
-Phƣơng pháp thống kê, miêu tả: Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này
để khảo sát, thống kê tần số xuất hiện của các lớp từ vựng trong hai tập thơ
Gái quê và Đau thương của Hàn Mặc Tử.
- Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này
để so sánh, đối chiếu, tìm ra sự khác biệt trong việc sử dụng các lớp từ vựng
trong hai tập thơ Gái quê và Đau thương của Hàn Mặc Tử với các tác giả
cùng thời.
5. Dự kiến đóng góp của đề tài
Khóa luận này nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống về các lớp
từ vựng trong thơ Hàn Mặc Tử qua hai tập Gái quê và Đau thương. Qua đó
phần nào giúp thấy đƣợc tài năng của Hàn Mặc Tử trong việc sử dụng các
lớptừ vựng trong thơ và những đóng góp của nhà thơ đối với thơ Mới nói
riêng và với nền văn học dân tộc nói chung.
6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của khóa luận đƣợc
chúng tôi triển khai qua 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Một số vấn đề chung.
Chƣơng 2: Khảo sát các lớp từ vựng trong tập Gái quê và tập Đau
thương.
Chƣơng 3:Vai trò của các lớp từ vựng trong thơ Hàn Mặc Tử.
6
NỘI DUNG
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Các lớp từ vựng trong tiếng Việt
Có thể xem từ vựng tiếng Việt là phƣơng tiện giao tiếp trọng yếu nhất
của ngƣời Việt ta. Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt cho rằng :
“So với ngữ âm và ngữ pháp thì từ vựng là bộ phận biến đổi nhiều và nhanh
nhất, bởi vì nó trực tiếp phản ánh đời sống xã hội và đối với tiếng Việt, mấy
chục năm qua lại là thời kì đã diễn ra những biến đổi toàn diện và sâu sắc của
hệ thống từ vựng.”[6, tr.292].Qua thời gian, tiếng Việt đã không ngừng vận
động, phát triển liên tục và hình thành nên các lớp từ vựng ngữ nghĩa ngày
nay. Để đạt đƣợc kết quả đó, có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan thứ nhất là suốt hàng ngàn năm Bắc thuộc và
dƣới ách đô hộ của thực dân Pháp thì ngôn ngữ chính thức của nƣớc ta là chữ
Nho và tiếng Hán. Nhƣ vậy, tiếng Việt ta đƣợc dùng rất ít, chủ yếu trong giao
tiếp hằng ngày ở các làng xã, địa phƣơng. Đồng thời, tiếng Việt cũng đƣợc
dùng để sáng tác các tác phẩm dân gian truyền miệng cho đến ngày nay. Một
số các tác phẩm chữ Nôm ra đời nhƣng bị sự kìm hãm của giai cấp thống trị
nên con đƣờng phất triển gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Trong bối cảnh và điều
kiện xã hội lúc bấy giờ, chữ Nôm không đƣợc phổ biến, nó chỉ đƣợc sử dụng
rộng rãi trong lớp Nho sĩ, bởi chữ Nôm tuy là thứ chữ ghi lại tiếng nói của
dân tộc nhƣng rất khó học nên không đƣợc phổ cập. Trái lại, chữ quốc ngữ là
thứ chữ đƣợc cấu tạo theo nguyên tắc của chữ Latin nên rất dễ học. Nó đã
đƣợc phổ cập và sử dụng rộng rãi hơn. Cùng với sự tiếp xúc với nền văn hóa
Pháp đã thúc đẩy, tạo nên sự hình thành của nền báo chí Việt Nam bằng chữ
Quốc ngữ. Đây cũng chính là cơ sở để văn xuôi cũng nhƣ thơ ca Việt Nam
7
hiện đại bƣớc đầu hình thành và phát triển. Bắt đầu từ giai đoạn này, tiếng
Việt đã có sự du nhập của tiếng Pháp, đó chính là những từ tiếng Pháp đƣợc
Việt hóa và đƣợc sử dụng nhiều trong báo chí cũng nhƣ các thể loại khác. Và
một nhân tố khách quan góp phần không nhỏ vào sự vận động và phát triển
của từ vựng tiếng Việt, đó chính là yếu tố xã hội. Trong thời gian qua, bối
cảnh nƣớc ta có nhiều biến động lớn gây ảnh hƣởng sâu sắc đến xã hội lẫn
con ngƣời. Trong thời kỳ đất nƣớc còn chia cắt, cùng với sự phát triển của các
phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc là sự du nhập của các nền văn hóa
phƣơng Tây. Giai đoạn này, Đảng đã ý thức đƣợc vai trò quan trọng của tiếng
nói dân tộc. Đây cũng là thời kỳ xuất hiện các phong trào Thơ mới, lãng mạn
chủ nghĩa. Sự kiện cách mạng tháng Tám thành công và mốc son chói lọi
1975: đất nƣớc ta hoàn toàn giải phóng chính là điều kiện để Tiếng Việt thống
nhất và phát triển.
Bên cạnh những nhân tố khách quan thì có thể kể đến các nhân tố chủ
quan. Đó chính là sự tác động có ý thức của con ngƣời vào vào quá trình phát
triển của ngôn ngữ qua các chính sách của Đảng và nhà nƣớc.
Trên đây là những nhân tố tiêu biểu góp phần quan trọng vào sự chuyển
biến và phát triển của tiếng Việt. Bằng nhiều con đƣờng, tiếng Việt ngày càng
phong phú và đa dạng hơn. Một trong những biểu hiện cho sự phong phú đó
là sự phân chia các lớp từ vựng tiếng Việt.
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đi sâu tìm hiểu về vấn đề này. Mỗi nhà
nghiên cứu với mỗi quan điểm khác nhau. Tiêu biểu nhƣ Đỗ Hữu Châu,
Nguyễn Thiện Giáp, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa,…
1.1.1. Các lớp từ vựng trong tiếng Việt theo quan điểm của Đỗ Hữu Châu
Đỗ Hữu Châu trong phân loại các từ trong từ vựng không theo tiêu chí
ngữ nghĩa mà theo tiêu chí phạm vi hay cộng đồng xã hội sử dụng ngôn ngữ”
[1, tr.193].