Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

các loại vận đơn đường biển trong thương mại quốc tế & những lưu ý khi lập và kiểm tra vận đơn
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
KHOA NGÂN HÀNG
BỘ MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ
BÀI THẢO LUẬN TUẦN 5
CÁC LOẠI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN
TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ &
NHỮNG LƯU Ý KHI LẬP VÀ KIỂM TRA
VẬN ĐƠN
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Cẩm Thủy
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 12
1. Vương Thị Huyền (Nhóm trưởng)
2. Phạm Đức Nam
3. Vũ Thị Lý
4. Nguyễn Ngọc Sơn
5. Đào Thị Nhân
6. Lê Tiến Hưng
7. Nguyễn Thị Loan
8. Vũ Văn Hiệu
9. Nguyễn Cơ Thạch
10. Lê Văn Hậu
MỤC LỤC
2
PHẦN 1. ĐÔI NÉT VỀ VẬN ĐƠN VÀ VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Khái niệm
Trong vận tải biển, Vận đơn (bill of lading) có thể được hiểu nôm na như một
“phiếu ghi nhận” (bill) của việc “xếp hàng” (loading). Theo âm Hán Việt, từ “vận đơn”
gồm hai từ “vận” được hiểu là vận chuyển, và “đơn” có nghĩa là phiếu, hay chứng từ; gộp
lại có thể hiểu đó là một văn bản hay chứng từ về việc vận chuyển hàng.
Cách giải thích theo tiếng Anh và tiếng Hán Việt tuy có khác nhau đôi chút, nhưng
tựu chung lại thuật ngữ này cũng chỉ sự ghi nhận của người vận chuyển về việc xếp hàng
lên tàu để vận chuyển.
Nếu định nghĩa một cách chính tắc, vận đơn là chứng từ do người vận chuyển hoặc
đại diện được ủy quyền của người vận chuyển (thuyền trưởng, đại lý) ký phát cho người
gửi hàng, trong đó xác nhận việc nhận hàng để vận chuyển từ cảng khởi hành đến cảng
đích.
1.2. Chức năng của vận đơn
(1) Vận đơn là biên lai hàng hóa, do thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền của
người vận tải ký. Đây là chức năng sơ khai của vận đơn. Trước đây, các thương gia
thường hành trình cùng hàng hóa của mình trên tàu đến chợ để bán hàng theo phương
thức mặt đối mặt. Vào thời đó, không cần đến vận đơn. Tuy nhiên khi thương mại phát
triển, và các thương gia có thể gửi hàng cho đại lý của mình ở nước ngoài để bán hàng tại
đó. Khi đó, hàng được xếp lên tàu đưa tới cảng đích; người gửi hàng đòi hỏi biên lai xác
nhận thuyền trưởng đã thực nhận hàng, và giữ biên lai đó cho đến khi hàng được giao
cho người nhận hàng tại cảng dỡ.
(2) Vận đơn là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển và
người gửi hàng. Thường thì người gửi hàng và người vận chuyển có thỏa thuận (hợp
đồng vận chuyển) trước khi hàng hóa được xếp lên tàu, và vận đơn được phát hành. Và
khi vận đơn được phát hành, nó là bằng chứng đầy đủ về hợp đồng vận tải hàng hóa ghi
trong vận đơn.
(3) Vận đơn là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa ghi trên chứng từ này. Đây là
chức năng hay đặc tính quan trọng nhất của vận đơn trong thương mại quốc tế hiện nay.
“Chứng từ sở hữu” là chứng cho phép người chủ hợp lệ có quyền sở hữu đối với hàng
hóa. Quyền sở hữu này có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu lên vận đơn (đối
với vận đơn có thể chuyển nhượng).
Xuất phát từ ba chức năng trên mà B/L được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích
khác nhau. Với người gửi hàng (nhà xuất khẩu), nó là bằng chứng giao hàng, chứng minh
việc hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng thương mại cũng như theo phương thức thanh
3