Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các kế hoạch của doanh nghiệp khi chứng minh tài chính tại các Cty cho thuê tài chính potx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Lời nói đầu
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng
vững thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là điều quan trọng. Các doanh
nghiệp phải bước đi từng bước vững chắc trong mọi hoạt động, phải tạo ra sự tăng
trưởng hiện tại và tạo những tiền đề vững chắc cho tương lai. Xong để tiến hành bất
kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cần phải có đủ vốn để đảm bảo các xây
dựng cần thiết, máy móc và thiết bị, mua nguyên vật liệu, đáp ứng những chi phí
quảng cáo và tiêu thụ, chi trả nhân công và trang trải vô số những chi phí khác phát
sinh. Như vậy có thể nói rằng vốn là máu của một doanh nghiệp, là điều kiện cần
thiết và không thể thiếu được. Nhưng vấn đề là ở chỗ vốn được huy động ở đâu và
sử dụng như thế nào cho có hiệu quả mà các doanh nghiệp cần quan tâm.
Thực tế hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp Nhà nước hầu hết đang ở trong tình
trạng kinh doanh không hiệu quả mà một trong những nguyên nhân gây nên là thực
trạng không hiệu quả ở khai thác và sử dụng nguồn vốn. Vì thế việc tìm ra những
giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính là cần thiết.
Xuất phát từ tính cấp thiết đó và qua thời gian nghiên cứu, thực tập tại Công ty
Bánh kẹo Hải Hà, em xin trình bày một số vấn đề về “Một số giải pháp cho vấn đề
huy động và sử dụng vốn san xuất có hiệu quả tại Công ty bánh kẹo Hải Hà” làm
Luận văn tốt nghiệp.
Kết cấu của chuyên đề như sau:
- Lời nói đầu
- Phần I: Lý luận chung về huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp.
- Phần II: Thực trạng nguồn vốn và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh ở Công ty
bánh kẹo Hải Hà.
- Phần III: Một số giải pháp để tạo vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh ở Công ty bánh kẹo Hải Hà.
Phần I: Lý luận chung về huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp
I. Vốn và tầm quan trọng của vốn
1. Khái niệm
Trong nền kinh tế thị trường cũng như trong bất kỳ một hình thái kinh tế xã hội nào
khác, các doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh đều với mục đích là
sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ để trao đổi với các đơn vị kinh tế khác nhằm mục
đích tối đa hoá lợi nhuận. Nhưng để tiến hành sản xuất kinh doanh thì cần thiết phải
có vốn.
“Vốn kinh doanh là giá trị của các tài sản hiện có của doanh nghiệp được biểu hiện
bằng tiền”. (1)
Dưới giác độ vật chất mà xem xét thì phân thành hai loại vốn là: Vốn thực (công cụ
lao động, đối tượng lao động) và vốn tài chính (tiền giấy, tiền kim loại, chứng
khoán và các giấy tờ có giá trị như tiền). Theo hình thái biểu hiện chia ra: Vốn hữu
hình (công cụ lao động, đối tượng lao động, tiền giấy, tiền kim loại, chứng khoán...)
và vốn vô hình (lợi thế trong kinh doanh, bằng phát minh sáng chế, chi phí thành
lập doanh nghiệp...). Căn cứ vào phương thức luân chuyển chia ra: Vốn cố định và
vốn lưu động.
Nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp, gồm hai nguồn cơ bản đó là: nguồn vốn
chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Nguồn vốn chủ sở hữu thuộc sở hữu của chủ doanh
nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc cổ ddông trong công ty cổ
phần. Nguồn vốn bao gồm: tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu, tín dụng
thương mại.
Vốn là một phạm trù kinh tế trong lĩnh vực tài chính, nó gắn liền với sản xuất hàng
hoá.
2. Đặc điểm
Như ta đã biết vốn sản xuất kinh doanh là toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được
biểu hiện bằng tiền (công cụ sản xuất, đối tượng lao động, tiền mặt, các chứng từ có
giá trị khác...) gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nên
vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp có những đặc điểm sau:
- Vốn là phương tiện để đạt mục đích phát triển kinh tế và nâng cao đời sống vật
chất tinh thần cho người lao động.
- Vốn có giá trị và giá trị sử dụng: tức là vốn có thể được mua, được bán, được trao
đổi trên thị trường cũng như có thể được sử dụng vào một khâu hay toàn bộ quá
trình tái sản xuất. Như vậy vốn cũng là một loại hàng hoá.
- Vốn có khả năng sinh lời: hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có
hiệu quả sẽ làm cho đồng vốn của doanh nghiệp sinh sôi nảy nở.
- Khia tham gia vào sản xuất kinh doanh, vốn luôn biến động và chuyển hoá hình
thái vật chất theo thời gian và không gian. Toàn bộ sự vận động của vốn khi tham
gia quá trình sản xuất đợc thể hiện ở sơ đồ sau:
TLSX
T - H - SX - H - T
SLĐ
Sự vận động của vốn trong doanh nghiệp thương mại có thể chỉ là: T -H- T’ và
trong doanh nghiệp ngân hàng là: T - T’
Qua sơ đồ ta thấy: quá trình vận động của vốn trải qua ba giai đoạn chủ yếu sau
đây:
Giai đoạn một: vốn hoạt động trong phạm vi lưu thông, lúc đầu là vốn tiền tệ (T)
tích luỹ được đem ra thị trường (đó là thị trường các yếu tố đầu vào) mua hàng hoá
bao gồm TLSX và sức lao động. Trong giai đoạn này vốn thay đổi từ hình thái vốn
tiền sang vốn sản xuất.
TLSX
T - H
SLĐ
Giai đoạn hai: Vốn rời khỏi lĩnh vực lưu thông bước vào hoạt động trong khau sản
xuất. ở đây các yếu tố sản xuất hay còn gọi là các yếu tố hàng hoá dịch vụ được sản
xuất ra trong đó có phần giá trị mới (do giá trị sức lao động con người tạo ra).
TLSX
H’
SLĐ
Giai đoạn ba: Sau giai đoạn sản xuất tạo ra H’ thì vốn lại trở lại hoạt động trên lĩnh
vực lưu thông dưới hình thái hàng hoá. Kết thúc giai đoạn này (hàng hoá được tiêu
thụ) thì vốn dưới hình thái hàng hoá chuyển thành hình thái vốn tiền tệ ban đầu
nhưng về mặt số lượng có thể là khác nhau.
H’ _______________ T’ (T’ - T)
Từ sự phân tích sự vận động của vốn thông qua “vòng tuần hoàn vốn” ta thấy rằng:
tiền có khả năng chuyển hoá thành vốn chỉ khi tiền được đưa vào quá trình sản xuất
kinh doanh thông qua hoạt động đầu tư nhằm mục đích sinh lời mới được gọi là
vốn. Với tư cách đầu tư thì mục đích cuối cùng là tạo được T’ phải lớn hơn T.
3. Vai trò của vốn kinh doanh
Nhu cầu về vốn xét trên giác độ mỗi doanh nghiệp là điều kiện để duy trì sản xuất,
đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng
việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp cho xã hội... Như vậy:
Vốn kinh doanh là công cụ quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh của
doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh phản ánh các quan hệ về lợi ích kinh tế giữa doanh nghiệp với
doanh nghiệp trong vấn đề đầu tư.
Vón kinh doanh cho phép khả năng lựa chọn của doanh nghiệp trong sự phân tích
nhu cầu thị trường là: quyết định sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất
cho ai? sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
4. Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh
Có nhiều cách phân loại xong nếu căn cứ vào quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và sự luân chuyển vốn trong doanh nghiệp, vào mục đích sử dụng số
tiền vốn mà doanh nghiệp có thì được chia làm hai loại đó là vốn cố định (VCĐ) và
vốn lưu động (VLĐ). Sự khác nhau cơ bản đó là: nếu nhưu VCĐ tham gia vào quá
trình sản xuất như tư liệu lao động thì VLĐ là đối tượng lao động. Nếu như vốn lao
động tạo ra thực thể của sản phẩm hàng hoá thì VCĐ là phương thức để dịch
chuyển VLĐ thành sản phẩm hàng hoá.
Mặt khác nếu như VLĐ được kết chuyển một lần vào giá trị của sản phẩm hàng hoá
và thu hồi được ngay sau khi doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá còn vốn cố định
tham gia nhiều vào quá trình sản xuất kinh doanh và kết chuyển vào giá trị sản
phẩm hàng hoá dưới hình thức khấu hao.
4.1. Vốn cố định
* Khái niệm: Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư, ứng
trước về tài sản cố định, mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần từng phần trong
nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử
dụng.
Theo quy định của nhà nước chỉ các tư liệu sản xuất có đủ hai điều kiện: có giá trị
lớn (trên năm triệu đồng) và thời gian sử dụng ít nhất là một năm.
Trong các doanh nghiệp, vốn cố định giữ một vai trò rất quan trọng trong quá trình
sản xuất. Nó quyết định đổi mới kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất, quyết định
việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, quyết định việc sử dụng các thành tựu công
nghệ mới, là nhân tố quan trọng bảo đảm tái sản xuất mở rộng và việc không ngừng
nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân. Vì vậy việc sử dụng vốn cố định là một
vấn đề quan trọng cả về mặt hiện vật và giá trị.
Về mặt hiện vật VCĐ bao gồm toàn bộ những TSCĐ đang phát huy tác dụng trong
quá trình sản xuất: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải... Vốn cố định
tham gia toàn bộ vào quá trình sản xuất kinh doanh. Sau mỗi chu kỳ sản xuất thì