Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các hiện tượng chuyển nghĩa tu từ trong tập thơ thư mùa đông của hữu thỉnh.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------------
NGUYỄN THỊ LỆ THÚY
CÁC HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA TU TỪ
TRONG TẬP THƠ THƯ MÙA ĐÔNG CỦA HỮU THỈNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Đà Nẵng, tháng 5/2015
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
--------------
CÁC HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA TU TỪ
TRONG TẬP THƠ THƯ MÙA ĐÔNG CỦA HỮU THỈNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Người hướng dẫn:
GVC. TS. Bùi Trọng Ngoãn
Người thực hiện:
NGUYỄN THỊ LỆ THÚY
(Khóa 2011 - 2015)
Đà Nẵng, tháng 5/2015
LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình nào khác.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Lệ Thúy
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em
đã nhận được sự quan tâm, động viên giúp đỡ của Khoa Ngữ văn – trường Đại học
sư phạm Đà Nẵng, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Bùi Trọng Ngoãn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong Khoa, đặc biệt
là thầy giáo – GVC. TS.Bùi Trọng Ngoãn, người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình
chỉ bảo, quan tâm thường xuyên và động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu,
giúp em có thể hoàn thành Khóa luận này.
Dù cố gắng nhưng bài Khóa luận không thể tránh khỏi những sai sót, rất
mong sự góp ý của các thầy cô và bạn bè.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 03 tháng 05 năm 2015
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu................................................................................2
3. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu ......................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................4
5. Cấu trúc đề tài ..................................................................................................4
Chương Một: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TẬP THƯ
MÙA ĐÔNG CỦA HỮU THỈNH..........................................................................6
1.1. Khái niệm các hiện tượng chuyển nghĩa tu từ.............................................6
1.1.1. Các hiện tượng chuyển nghĩa từ vựng ..................................................6
1.1.1.1. Ẩn dụ từ vựng................................................................................6
1.1.1.2. Hoán dụ từ vựng ............................................................................9
1.1.2. Các hiện tượng chuyển nghĩa tu từ.....................................................14
1.1.2.1. Nhóm ẩn dụ tu từ .........................................................................14
1.1.2.2. Nhóm hoán dụ tu từ .....................................................................23
1.1.3. Phân biệt ẩn dụ, hoán dụ từ vựng với ẩn dụ, hoán dụ tu từ .................29
1.2. Tập thơ Thư mùa đông của Hữu Thỉnh.....................................................30
1.2.1. Đôi nét về Hữu Thỉnh và phong cách nghệ thuật của ông...................30
1.2.2. Giới thiệu về tập thơ Thư mùa đông...................................................33
Chương Hai : CÁC HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA TU TỪ THEO
PHƯƠNG THỨC ẨN DỤ TRONG TẬP THƯ MÙA ĐÔNG............................35
2.1. Ẩn dụ chân thực ......................................................................................35
2.2. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ......................................................................47
2.3. Ẩn dụ tượng trưng....................................................................................49
2.4. Nhân hóa..................................................................................................51
2.5. Vật hóa.....................................................................................................55
Chương Ba: CÁC HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA TU TỪ THEO
PHƯƠNG THỨC HOÁN DỤ TRONG TẬP THƯ MÙA ĐÔNG......................56
3.1. Hoán dụ cải số..........................................................................................56
3.2. Hoán dụ bộ phận và toàn thể ....................................................................57
3.3. Hoán dụ chủ thể và vật sở thuộc...............................................................59
3.4. Hoán dụ cụ thể và trừu tượng ...................................................................59
Chương Bốn : VAI TRÒ CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA TU TỪ
ĐỐI VỚI THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TẬP THƠ THƯ MÙA ĐÔNG...............63
4.1. Tầm tác động của các hiện tượng chuyển nghĩa tu từ đối với tính hình
tượng trong Thư mùa đông của Hữu Thỉnh .....................................................63
4.1.1. Ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng, dồn nén...........................................63
4.1.2. Hình ảnh chất chồng, đa nghĩa ...........................................................64
4.2. Tầm tác động của các hiện tượng chuyển nghĩa tu từ đối với nội dung thể
hiện trong Thư mùa đông của Hữu Thỉnh........................................................66
4.2.1. Mở ra trường liên tưởng xa rộng ........................................................66
4.2.2. Đem đến cho người đọc những tứ thơ gợi nghĩ ..................................68
4.3. Tầm tác động của các hiện tượng chuyển nghĩa tu từ trong tập Thư mùa
đông đối với phong cách ngôn ngữ Hữu Thỉnh ...............................................69
4.3.1. Nhà nghệ sĩ ngôn từ lão luyện............................................................69
4.3.2. Lối nói bình dị mà thâm trầm.............................................................72
KẾT LUẬN..........................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................77
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hữu Thỉnh là một trong những con chim đầu đàn của thi ca chống Mỹ nói
riêng và thi ca cách mạng nói chung. Ông đã tạo dựng một tiếng thơ mới mẻ cho
nền thơ ca dân tộc bằng một loạt những tác phẩm thơ và trường ca có giọng điệu
riêng, mang phong cách riêng. Và ngôn ngữ thơ chính là một trong những nhân
tố góp phần làm nên điều đó. Ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ là những phương tiện
tu từ ngữ nghĩa mang lại hiệu quả nghệ thuật cao cho thơ Hữu Thỉnh. Có thể
thấy trong toàn bộ sáng tác của ông thì những phương tiện này thể hiện nhiều và
rõ nhất trong tập thơ Thư mùa đông.
Hiện nay, càng ngày người ta càng hiểu rằng, các phương thức chuyển nghĩa
ẩn dụ và hoán dụ mới thực sự là một trong những đặc điểm cơ bản nhất của quá
trình vận động ngôn ngữ, nhất là trong quá trình định danh sự vật, hiện tượng.
Trong hơn 10 năm trở lại đây, ngôn ngữ học tri nhận cũng đặc biệt quan tâm đến
hai đối tượng ẩn dụ tri nhận và hoán dụ tri nhận. Nói như vậy để thấy rằng,
những nghiên cứu về ẩn dụ và hoán dụ từ góc độ chuyển nghĩa trong ngôn ngữ
hay về góc độ tư duy không bao giờ là thừa.
Mặt khác, ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ là cách nói bằng hình ảnh cho nên
chúng chính là phương thức làm nên tính hình tượng của ngôn ngữ nghệ thuật.
Như vậy, nghiên cứu về các hiện tượng chuyển nghĩa này trong một tập thơ
cũng là cách tiếp cận hệ thống hình tượng của tác phẩm.
Trong nhà trường phổ thông, hai hiện tượng chuyển nghĩa này cũng là những
nội dung quan trọng được học trong phần Tiếng Việt và nếu người dạy nắm bắt
sâu sắc về đối tượng thì không những giúp cho học sinh nắm được thế nào là ẩn
dụ, hoán dụ mà còn giúp học sinh tiếp cận được tác phẩm văn chương một cách
hiệu quả hơn, đồng thời đảm bảo được tính tích hợp liên phân môn trong bộ môn
Ngữ văn theo phương pháp dạy học hiện đại.
Vì những lý do trên, chúng tôi xin chọn đề tài “Các hiện tượng chuyển nghĩa
tu từ trong tập thơ Thư mùa đông của Hữu Thỉnh” làm đề tài nghiên cứu.
2
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Các phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ là một trong những đặc
điểm cơ bản của quá trình vận động ngôn ngữ, cũng vì thế nó đã thu hút rất
nhiều nhà nghiên cứu đào sâu, tìm hiểu.
Ẩn dụ, hoán dụ xuất hiện đầy đủ trong Từ vựng học, Phong cách học. Ẩn dụ
từ vựng và hoán dụ từ vựng được xem là hai phương thức chuyển nghĩa của
tiếng Việt và vì thế chúng được trình bày trong các công trình từ vựng ngữ nghĩa
như: cuốn Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu; Từ vựng học tiếng
Việt của Nguyễn Thiện Giáp;…
Ẩn dụ tu từ và hoán dụ tu từ là những cách thức xây dựng hình ảnh trong
ngôn ngữ và chúng là những cách thức chuyển nghĩa lâm thời giàu tính nghệ
thuật nên đã được nghiên cứu trong các công trình phong cách học như: cuốn
Phong cách học Tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc; cuốn Phong cách học tiếng
Việt của nhóm tác giả Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa;
Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt của Cù Đình Tú; Thực hành phong
cách học tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa; Phong cách học
tiếng Việt hiện đại của Hữu Đạt và rất nhiều các bài viết khác…
Tất cả những công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ kể trên, xét về
phương diện lý luận đều là những thành tựu có giá trị trong công tác giảng dạy,
học tập, nghiên cứu về tiếng Việt nói chung. Song, những công trình nghiên cứu
ấy còn nằm trên bình diện khái quát nhất. Chỉ có thể thấy được tính uyển
chuyển, sâu sắc và tính sáng tạo của ẩn dụ tu từ, hoán dụ tu từ khi khảo sát
chúng trong các tác phẩm cụ thể.
Ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh cũng đã là đối tượng của nhiều nhà nghiên cứu,
phê bình. Họ tiếp cận ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh ở hai xu hướng nổi bật: thứ nhất,
các tác giả đưa ra những nhận định chung về đặc trưng nghệ thuật thơ Hữu
Thỉnh; thứ hai là đi sâu vào phân tích và bình giá những cái hay, nét đẹp về nội
dung, hình ảnh, cấu tứ, ngôn ngữ trong từng tập thơ cụ thể hoặc toàn bộ thơ ông.
Có thể kể đến một vài công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: