Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa
PREMIUM
Số trang
85
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1319

Các giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................1

Chương 1: Những vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch

cơ cấu kinh tế và lý luận về tài chính........................................................6

1.1. Cơ cấu kinh tế...........................................................................................6

1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế............................................................6

1.1.2. Nội dung cơ cấu kinh tế. ............................................................7

1.1.3. Tính chất của cơ cấu kinh tế. ...................................................10

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và

chuyển dịch cơ cấu kinh tế.................................................................11

1.1.5. Các tiêu chí đánh giá cơ cấu kinh tế hợp lý..............................14

1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ...................................................................14

1.2.1. Những quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế......................14

1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

công nghiệp hóa - hiện đại hóa..........................................................15

1.2.2.1. Quan niệm về công nghiệp hóa - hiện đại hoá.......................15

1.2.2.2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

công nghiệp hóa - hiện đại hóa. .........................................................16

1.3. Tài chính và vai trò của tài chính trong nền kinh tế................................17

1.3.1. Nguồn, bản chất của tài chính. ................................................18

1.3.2. Chức năng của tài chính. .........................................................19

1.3.3. Hệ thống tài chính....................................................................21

1.3.4. Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường. ...................21

1.4. Bài học rút ra từ kinh nghiệm lựa chọn chính sách tài chính

của các nước trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa

và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ......................................................................23

Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những

tác động của tài chính đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế tỉnh Bình Thuận thời gian qua...................................................25

2.1. Khái quát về tỉnh Bình Thuận. ...............................................................25

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên....................................................................25

2.1.2. Cấp hành chính, dân số và lao động. .......................................26

2.1.3. Tình hình xã hội, giá trị văn hoá, nhân văn..............................27

2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận thời gian qua....................28

2

2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế............................................28

2.2.1.1. Tương quan và chuyển dịch giữa các ngành..........................29

2.2.1.2. Nông nghiệp. ........................................................................31

2.2.1.3. Công nghiệp..........................................................................33

2.2.1.4. Dịch vụ. ................................................................................34

2.2.1. Cơ cấu thành phần kinh tế. ......................................................37

2.3. Tác động của tài chính đối với nền kinh tế thời gian qua và

những tồn tại đặt ra cho thời gian đến. ..........................................................43

2.3.1. Tác động của tài chính đối với nền kinh tế thời gian qua. ........43

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế đặt ra cho thời gian tới........................46

Chương 3: Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

tỉnh Bình Thuận theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. ..............49

3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế

tỉnh Bình Thuận thời gian đến.......................................................................49

3.1.1. Tác động của bối cảnh quốc tế và những cơ hội mở ra. ...........49

3.1.2. Tác động của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế -

xã hội cả nước và các vùng lân cận. ..................................................50

3.1.3. Thách thức về khả năng cạnh tranh trong phát triển kinh tế

và hội nhập của Tỉnh. ........................................................................51

3.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bình Thuận thời gian đến..............................................................................51

3.2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát. ..............................................51

3.2.2. Một số chỉ tiêu cụ thể...............................................................52

3.3. Giải pháp tài chính để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bình Thuận giai đoạn 2006-2010..................................................................53

3.3.1. Chi đầu tư từ ngân sách nhà nước. ..........................................53

3.3.2. Huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư ............................59

3.3.3. Tài chính doanh nghiệp............................................................71

3.3.4. Khai thác thị trường đất đai, bất động sản...............................73

3.3.5. Hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát tài chính..........................74

KẾT LUẬN........................................................................................................72

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................74

PHỤ LỤC...........................................................................................................76

3

LỜI MỞ ĐẦU

Cơ cấu kinh tế được hiểu theo cả hai phương diện chất và lượng. Về

chất, đó là các quan hệ gắn bó giữa các yếu tố kinh tế trong một chỉnh thể

thống nhất và các yếu tố này vừa làm điều kiện cho nhau, vừa tác động thúc

đẩy nhau đảm bảo cho nền kinh tế vận động cân đối, nhịp nhàng, đem lại

hiệu quả cao. Về lượng, đó là quan hệ tỷ lệ giữa các yếu tố cấu thành nền

kinh tế, quan hệ này được xác định trong một thời điểm nhất định theo chỉ

số kỹ thuật hoặc chỉ số giá trị. Thông qua cơ cấu kinh tế người ta thấy được

trình độ phân công lao động xã hội trên cơ sở phát triển của lực lượng sản

xuất và như vậy, cơ cấu kinh tế luôn biến đổi cấu trúc cùng với sự biến đổi

của lực lượng sản xuất xã hội.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong ba nội dung cơ bản của tiến

trình công nghiệp hoá – hiện đại hóa: xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,

chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động. Chuyển dịch cơ

cấu kinh tế, có nghĩa xem xét cơ cấu kinh tế ở trạng thái động có định

hướng. Nó là quá trình làm thay đổi cấu trúc, tỷ trọng, tốc độ và chất lượng

các mối quan hệ kinh tế giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế

nhằm đạt tới một cơ cấu hợp lý hơn, tạo thế và lực mới cho tăng trưởng và

phát triển kinh tế - xã hội. Sự vận động, biến đổi của cơ cấu kinh tế diễn ra

rất đa dạng giữa các quốc gia có những điều kiện kinh tế - xã hội và trình độ

phát triển khác nhau, song quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn có

những xu hướng chung mang tính quy luật.

Bình Thuận xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đại đa

số lao động là nông dân và ngư dân với trình độ sản xuất nghèo nàn. Từ

một xuất phát điểm như thế, qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới cùng

cả nước, cơ cấu kinh tế của Tỉnh đã có những chuyển biến rõ rệt. Tuy vậy,

tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng công

nghiệp và dịch vụ vẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trên con

đường thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

4

Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bình Thuận, cần phải có

những chính sách và giải pháp tích cực. Trong đó không thể thiếu những

giải pháp về tài chính bởi tài chính không chỉ bắt nguồn từ kinh tế, mà quan

trọng hơn, nó còn là một bộ phận thiết yếu không thể tách rời của kinh tế.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của địa phương đang công tác, sau thời gian

học tập và được trang bị những kiến thức lý luận sau đại học, tôi chọn đề tài

“Các giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình

Thuận theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hoá”.

Chính cái tên của đề tài đã thể hiện rõ mục tiêu mà nó muốn hướng

đến, mục tiêu thúc đẩy sự chuyển dịch tích cực của cơ cấu kinh tế tỉnh Bình

Thuận trong thời gian đến. Để đạt được mục tiêu này, đề tài tập trung

nghiên cứu, hệ thống lại những vấn đề cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu

kinh tế và lý luận về tài chính; phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh

tế của tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua, rút ra những mặt tích cực, mặt

còn hạn chế, tìm ra những nguyên nhân tồn tại. Từ đó, đề xuất những giải

pháp tài chính để phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt của đề tài là phương pháp duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử. Với cơ sở phương pháp luận trên, cơ cấu

kinh tế được nhìn nhận là một chủ thể luôn vận động, biến đổi, do vậy cần

được thường xuyên nghiên cứu, hoàn thiện và phát triển. Các kết luận, giải

pháp đề xuất được đúc kết từ quá trình thu thập, khảo sát, tổng hợp các

thông tin, tư liệu và đối chiếu với cơ sở lý luận để làm sáng tỏ những nội

dung nghiên cứu. Ngoài ra, để bảo đảm tính khoa học, đề tài cũng tuân thủ

một số nguyên tắc và phương pháp cơ bản như nguyên tắc khách quan,

nguyên tắc toàn diện, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệ

thống.

Kết cấu của đề tài gồm có 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu

kinh tế và lý luận về tài chính.

5

Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những tác động

của tài chính đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Thuận

thời gian qua.

Chương 3: Giải pháp tài chính thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

tỉnh Bình Thuận theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Mặc dù đã rất cố gắng, song với sự hạn chế về tư liệu, kiến thức lý

luận lẫn thực tiễn, chắc chắn những nội dung trình bày không thể tránh khỏi

những thiếu sót. Nhiều vấn đề trong đề tài đặt ra nhưng chưa được nghiên

cứu, giải quyết thật thấu đáo. Kính mong các Thầy, Cô, các đồng nghiệp

quan tâm, cho ý kiến để đề tài được hoàn thành và mang ý nghĩa thiết thực

hơn.

6

Chương 1

Những vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu

kinh tế và lý luận về tài chính.

Đối với mọi quốc gia, yêu cầu phát triển kinh tế luôn đòi hỏi phải có

một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó phải xác định rõ mối quan hệ giữa các

ngành kinh tế, giữa các vùng lãnh thổ và giữa các thành phần kinh tế. Tuy

nhiên, cơ cấu đó không chỉ giới hạn ở quan hệ giữa các ngành, các vùng

hay các thành phần kinh tế và có tính cố định, mà nó luôn thay đổi phù hợp

với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ, từng giai đoạn

phát triển nhất định.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá

tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự định hướng của nhà nước, việc

cải tổ, xây dựng lại cơ cấu kinh tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Do vậy,

để có thể đề ra những giải pháp tích cực cho việc hình thành và chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, trước hết chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề lý luận về cơ

cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.1. Cơ cấu kinh tế.

1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế.

Khi phân tích quá trình phân công lao động xã hội, Karl Marx đã chỉ

rõ, cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất, những quan

hệ này phải phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng

sản xuất vật chất. K. Marx còn nhấn mạnh, khi phân tích cơ cấu kinh tế phải

chú ý đến cả hai khía cạnh chất lượng và số lượng. Theo ông, cơ cấu là một

sự phân chia về chất và một tỷ lệ về số lượng của quá trình sản xuất xã hội.

Với ý nghĩa đó, chúng ta có thể rút ra khái niệm: Cơ cấu kinh tế là một

tổng thể các bộ phận hợp thành với vị trí, tỷ trọng tương ứng của mỗi bộ

phận và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy trong quá trình phát

triển kinh tế - xã hội.

7

1.1.2. Nội dung cơ cấu kinh tế.

Nội dung cơ cấu kinh tế cần được phân tích trên hai phương diện:

1.1.2.1. Phương diện thứ nhất: Xét về mặt vật chất, kỹ thuật, cơ cấu

kinh tế bao gồm:

1.1.2.1.1. Cơ cấu theo ngành nghề và lĩnh vực kinh tế: Phản ánh số

lượng, vị trí, tỷ trọng các bộ phận cấu thành nền kinh tế.

Cơ cấu ngành và lĩnh vực kinh tế là bộ phận cấu thành cơ bản của nền

kinh tế quốc dân, là nòng cốt của chiến lược phát triển kinh tế theo hướng

công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nền kinh tế là tổng thể các ngành, các lĩnh

vực, các thành phần, song các ngành là cấu trúc cơ bản. Trong ngành và

lĩnh vực thì hai lĩnh vực quan trọng nhất là nông nghiệp và công nghiệp.

Hai ngành này muốn phát triển phải thông qua hệ thống dịch vụ. Như vậy,

cơ cấu ngành và lĩnh vực kinh tế bao gồm ba bộ phận cơ bản:

- Nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - ngư nghiệp) là

lĩnh vực sản xuất vật chất chủ yếu, tạo ra sản phẩm thiết yếu cho sự tồn tại

và phát triển của xã hội loài người; là ngành kinh tế xuất hiện sớm nhất

trong lịch sử xã hội loài người và có phạm vi hoạt động rộng lớn nhất trên

các đại lục của hành tinh chúng ta.

Ở hầu hết các quốc gia, một hiện tượng có tính quy luật là nông nghiệp,

nông thôn luôn là khu vực chậm phát triển so với công nghiệp, dịch vụ và

thành thị. Sự chênh lệch về mức độ phát triển của nông nghiệp so với các lĩnh

vực khác trong nền kinh tế có thể được nhận thấy trên nhiều mặt như mức độ

hiện đại hóa, năng suất lao động, mức sống dân cư… Tuy vậy, nông nghiệp

vẫn luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vai trò đó

thể hiện rõ nét trên những khía cạnh: nông nghiệp là ngành cung cấp lương

thực, thực phẩm – nhu cầu tối cơ bản của con người; nông nghiệp, nông thôn

là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của cả nông nghiệp, công

nghiệp và dịch vụ; nông nghiệp cung cấp nguyên liệu để phát triển công

nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tạo việc làm cho xã hội; nông nghiệp cung cấp

một khối lượng hàng hóa lớn để xuất khẩu, tạo ra tích lũy để tái sản xuất và

phát triển kinh tế quốc dân; nông nghiệp là khu vực cung cấp lao động phục vụ

công nghiệp và các hoạt động khác của xã hội – xu hướng có tính quy luật

trong phân công lại lao động xã hội; nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng

trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái.

8

Dù trong quá khứ, hiện tại hay tương lai, sản xuất nông nghiệp vẫn

đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội

loài người. Đối với các nước đang phát triển như nước ta, nông nghiệp là

ngành có liên quan trực tiếp đến việc làm, thu nhập và đời sống của đại đa

số dân cư, vì vậy, nông nghiệp có tầm quan trọng hàng đầu đối với phát

triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội.

- Công nghiệp (bao gồm cả xây dựng) là ngành sản xuất vật chất cơ

bản của nền kinh tế quốc dân. Trình độ phát triển của công nghiệp là một

trong những tiêu chuẩn đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc

gia. Công nghiệp là ngành sản xuất chủ đạo đối với sự phát triển của nền

kinh tế quốc dân, bởi lẽ:

+ Công nghiệp đóng góp cao vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc

dân. Sự đóng góp này có được do công nghiệp có năng suất lao động cao,

giá trị gia tăng lớn và sự phát triển của công nghiệp không bị hạn chế như

điều kiện phát triển của nông nghiệp. Nhờ sự tăng trưởng nhanh của công

nghiệp mà cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng gia tăng tỷ trọng công

nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

+ Sự phát triển của công nghiệp tạo cơ sở thu hút lao động, giải quyết

việc làm. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp trong quá trình

công nghiệp hóa có thể thu hút đáng kể lao động tăng thêm hàng năm vào

các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đến một giai đoạn nhất định sẽ tác động

mạnh mẽ đến phân bổ lại lao động theo hướng chuyển dịch lao động từ

nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; từ nông thôn sang đô thị. Điều

này không chỉ tạo điều kiện giải quyết việc làm mà còn tác động nâng cao

năng suất lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người lao động.

+ Công nghiệp là ngành chủ đạo trong đóng góp vào tích lũy của nền

kinh tế. Sự phát triển của công nghiệp với trình độ công nghệ hiện đại làm

tăng đáng kể các giá trị gia tăng, đóng góp vào tích lũy của nền kinh tế.

Công nghiệp sản xuất ra toàn bộ tư liệu lao động và các sản phẩm trung

gian cần thiết không chỉ cho chính công nghiệp mà còn cho tất cả các ngành

kinh tế quốc dân khác. Chính các tư liệu sản xuất này, với trình độ khoa học

- công nghệ hiện đại, trở thành nhân tố then chốt thúc đẩy năng suất lao

động, tăng giá trị gia tăng và làm tăng tích lũy của các ngành kinh tế khác.

Sự chủ đạo trong đóng góp vào tích lũy cho nền kinh tế của công nghiệp

không chỉ bao gồm tích lũy vốn tài chính, mà còn bao gồm cả vốn vật chất

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!