Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các giải pháp pháp lý đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc phòng ngừa và ứng xử với các vụ kiện bán phá giá hàng hóa của các đối tác nước ngoài
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
BỘ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THÁI BÌNH
CÁC GIẢI PHÁP PHÁP LÝ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG XỬ VỚI
CÁC VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HÓA CỦA CÁC
ĐỐI TÁC NƯỚC NGOÀI
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ - THƯƠNG MẠI
MÃ SỐ: 5.05.15
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TIẾN SỸ : PHẠM VĂN CHẮT
TP. HỒ CHÍ MINH – 10/2006
2
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài......................................................................... 2
3. Mục đích đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................ 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
5. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................... 4
CHƯƠNG 1
Thực trạng tình hình và nguyên nhân việc các Doanh nghiệp Việt
Nam bị đối tác nước ngoài kiện bán phá giá hàng hóa vào thị trường họ
1.1. Thực trạng tình hình các Doanh nghiệp Việt Nam bị đối tác nước
ngoài kiện bán phá giá hàng hóa vào thị trường họ .......................... 5
1.1.1. Vấn đề chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và một số thuật
ngữ liên quan ........................................................................................ 5
1.1.2. Các Doanh nghiệp Việt Nam trước vấn đề chống bán phá giá khi tham
gia thương mại quốc tế ....................................................................... 16
1.1.3. Tình hình chung về các vụ kiện Doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá
từ năm 1994 đến nay........................................................................... 21
1.2. Một số vụ kiện điển hình của Hoa kỳ và EU kiện Doanh nghiệp Việt
Nam bán phá giá.................................................................................. 25
1.2.1. Một số vụ kiện điển hình của Hoa kỳ kiện Doanh nghiệp Việt Nam 25
1.2.1.1. Vụ kiện bán phá giá phi lê cá tra, Basa .............................................. 26
1.2.1.2. Vụ kiện bán phá giá tôm..................................................................... 29
1.2.2. Vụ kiện giày mũ da của Liên minh Châu Âu kiện Doanh nghiệp Việt
Nam..................................................................................................... 33
1.3. Nguyên nhân dẫn đến việc các Doanh nghiệp Việt Nam bị kiện bán
phá giá................................................................................................... 39
1.3.1. Nguyên nhân khách quan ................................................................. 40
1.3.1.1. Khuynh hướng bảo hộ của các quốc gia trong thương mại quốc tế
thông qua biện pháp chống bán phá giá........................................... 40
1.3.1.2. Đòi hỏi thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế khi mà Việt Nam
3
chưa có được cơ sở hạ tầng cần thiết ............................................... 44
1.3.1.3. Sự phức tạp và những khó khăn do chính qui định của pháp luật về
chống bán phá giá là một gánh nặng đối với bị đơn........................ 49
1.3.2. Nguyên nhân chủ quan ..................................................................... 52
1.3.2.1. Nhà nước chậm điều chỉnh chiến lược và ban hành kịp thời các qui
phạm điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong thương mại quốc tế.... 52
1.3.2.2. Sự yếu kém trong phối hợp thực hiện của các cơ quan chức năng,
hiệp hội ngành hàng, các tổ chức xã hội để trợ giúp và bảo vệ doanh
nghiệp............................................................................................... 56
1.3.2.3. Nhận thức của doanh nghiệp về nguy cơ bị kiện bán phá giá cũng
như cách ứng xử khi bị kiện............................................................. 58
1.3.2.4. Các hạn chế về nguồn nhân lực, về thông tin, về cơ sở vật chất, thói
quen kinh doanh, sổ sách kế toán, tính minh bạch….......................60
CHƯƠNG 2
Đề xuất các giải pháp cho Doanh nghiệp trong phòng ngừa và cách
ứng xử khi bị kiện bán phá giá của đối tác nước ngoài.
2.1. Nhận định chung về khả năng bị kiện và các giải pháp tổng thể..... 67
2.2. Nhóm giải pháp vĩ mô .......................................................................... 69
2.2.1. Chính sách kinh tế và qui định pháp luật ............................................ 69
2.2.2 Vai trò của các Cơ quan Nhà nước........................................................ 72
2.2.3. Vai trò của các Hiệp hội ngành hàng................................................... 76
2.2.4. Vai trò của VCCI và các tổ chức xã hội.............................................. 80
2.3. Nhóm giải pháp vi mô .......................................................................... 82
2.3.1. Nâng cao nhận thức cho Doanh nghiệp về vấn đề nguy cơ bị kiện bán
phá giá khi bán hàng hóa ra nước ngoài............................................. 82
2.3.2. Các biện pháp phòng ngừa khi bán hàng ra thị trường nước ngoài .... 84
2.3.3. Cách thức ứng xử khi bị kiện .............................................................. 87
2.3.4. Các vấn đề cần lưu ý sau khi đã bị áp thuế chống bán phá giá ........... 89
KẾT LUẬN..................................................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
4
BẢNG CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải nghĩa
ADA Hiệp định chống bán phá giá của WTO
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á
USDOC Bộ Thương mại Hoa Kỳ
DSB Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO
DSU Thoả thuận về Giải quyết tranh chấp
EIT Nền kinh tế chuyển đổi
EU Liên minh Châu Âu
EC Ủy ban Châu Âu
FDI Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại
USITC Uỷ ban Thương mại liên bang Hoa Kỳ
ME Nền kinh tế thị trường
MES Quy chế nền kinh tế thị trường
MOI Ngành công nghiệp hoạt động theo định hướng thị trường
NME Nền kinh tế phi thị trường
SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa
WTO Tổ chức thương mại thế giới
5
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thực hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc
tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi được Đại
hội Đảng VII đề ra. Nước ta chuyển đổi nền kinh tế và từng bước hội nhập với
nền kinh tế thế giới, quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta trong những năm
qua phát triển mạnh cả về qui mô lẫn chất lượng.Tuy nhiên, song song với
những thành tựu đã đạt được trong quá trình đổi mới, nền kinh tế Việt Nam
cũng đang đứng trước nhiều vấn đề được đặt ra rất bức xúc. Trong những năm
gần đây, đặc biệt là từ năm 1996, các Doanh nghiệp Việt Nam đã và đang phải
đương đầu với hàng loạt vụ kiện bán phá giá từ các đối tác thương mại, đặc
biệt là từ Hoa kỳ và EU. Từ các vụ kiện cá Tra – Basa, hộp quẹt ga, tôm…và
hiện nay là giày mũ da. Việc các doanh nghiệp Việt Nam bị kiện và có thể bị
kiện trong tương lai là câu chuyện luôn mang tính thời sự, bởi khi chúng ta
hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì khả năng phải đương đầu với các vụ
kiện bán phá giá từ các nước càng gia tăng. Hậu quả do các vụ kiện gây ra
không chỉ là vấn đề kinh tế đơn thuần mà còn là các hệ quả tiêu cực về xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tìm các giải pháp để phòng và
chống lại các vụ kiện của nước ngoài, trong đó có các vụ kiện bán phá giá.
Ngày 09 tháng 6 năm 2005 bằng chỉ thị số 20/2005/CT-TTg Thủ Tướng
Chính phủ đã khẳng định: “Trong nền thương mại quốc tế thường nảy sinh
các vụ kiện thương mại. Nước ta ngày càng mở rộng quan hệ kinh tế - thương
mại với các nước, hội nhập càng sâu vào nền kinh tế quốc tế và do đó phải đối
mặt với nhiều hành vi bảo hộ mậu dịch, các vụ kiện thương mại của nước
ngoài như: kiện bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự
vệ…cũng như các vụ kiện khác của các doanh nghiệp nước ngoài”. Thực tiễn
6
cho thấy, trước các vụ kiện chống bán phá giá của nước ngoài trong đó có EU
và Hoa kỳ và một số quốc gia khác, các doanh nghiệp Việt Nam hết sức lúng
túng bởi nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là chưa nắm được luật
chống bán phá giá của đối tác cũng như qui trình thực thi chúng. Thông qua
việc phân tích một số vụ kiện cụ thể để rút ra các bài học kinh nghiệm và đề
xuất một số cách thức phòng ngừa, cách ứng xử phù hợp khi bị kiện bán phá
giá cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay là rất cần thiết và
có ý nghĩa thực tiễn trong bối cảnh nước ta sắp gia nhập WTO. Đó chính là lý
do tác giả chọn đề tài này để thực hiện luận văn thạc sỹ luật học của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Cho đến hiện nay, đã có một số công trình đề cập đến vấn đề này, đặc
biệt là trong lĩnh vực luật học như:
Cuốn sách: “Bán phá giá và biện pháp, chính sách chống bán phá giá
hàng nhập khẩu” của tác giả Đoàn Văn Trường, nhà xuất bản Thống kê - Hà
Nội, 1998.
Luận văn thạc sỹ : “Pháp luật về chống bán phá giá trong ngoại thương
– một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Văn Niêm cao học
luật khóa 4 Đại học Luật Tp HCM, 2003.
Các tài liệu do Bộ Thương mại chủ biên phổ biến trên Website của Bộ
Thương mại như: “Chống bán phá giá – mặt trái của tự do hóa thương mại ”
tháng 9/2003.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Nghiên cứu về bán phá giá và kiến
nghị những giải pháp chính sách chống bán phá giá trên thị trường Việt Nam”,
chủ nhiệm đề tài Đoàn Văn Trường, Bộ Tài chính – Hà Nội, 2003.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Phương pháp phân tích, xác định
mức bán phá giá và thiệt hại của ngành hoặc cộng đồng trong quá trình điều
tra chống bán phá giá”, chủ nhiệm đề tài Đoàn Văn Trường, Bộ Tài chính –
7
Hà Nội, 2004.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Thuế chống bán phá giá, thuế
chống trợ cấp – kinh nghiệm nước ngoài và định hướng áp dụng ở Việt Nam”,
chủ nhiệm đề tài Tiến sỹ Quách Đức Pháp, Bộ Tài chính – Hà Nội, 2004.
Cuốn sách: “Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam”
của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn, nhà xuất bản Tư pháp - Hà Nội, 2005.
3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích
Thông qua đề tài này, luận văn tập trung nghiên cứu:
Thực trạng một số vụ kiện của các đối tác nước ngoài đã và đang kiện
doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá hàng hóa vào thị trường họ để tìm ra
nguyên nhân dẫn tới việc bị kiện bán phá giá và bị áp mức thuế chống bán phá
giá cao.
Rút ra các bài học kinh nghiệm từ các vụ kiện, đề xuất các giải pháp để
doanh nghiệp phòng ngừa cũng như cách ứng xử khi bị kiện bán phá giá của
đối tác nước ngoài, đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các vụ kiện điển hình các Doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá một số
mặt hàng vào thị trường nước ngoài và cách ứng xử của Doanh nghiệp khi bị
kiện.
Cơ sở pháp lý cho việc khởi kiện của nguyên đơn.
Quá trình tố tụng, đối tượng điều tra, thủ tục kết luận và áp dụng biện
pháp chống bán phá giá của nguyên đơn.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Một số vụ chúng ta bị kiện bán phá giá điển hình liên quan đến nhiều
Doanh nghiệp nước ta.
Một số luật lệ liên quan đến các vụ kiện nêu trên (Bao gồm pháp luật
8
của cả nguyên đơn lẫn bị đơn).
Chủ trương đường lối phát triển kinh tế trong xu thế hội nhập của Đảng
và Nhà nước.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn thạc sỹ được thực hiện trên cơ sở:
Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mac-Lênin trong cách tiếp cận, phân tích, đánh giá các vấn đề.
Sử dụng phương pháp hệ thống phân tích, tổng hợp, so sánh xử lý tài
liệu tham khảo.
5. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, chú thích, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm các chương sau:
Chương 1
Thực trạng tình hình và nguyên nhân việc các Doanh nghiệp Việt Nam bị
đối tác nước ngoài kiện bán phá giá hàng hóa vào thị trường họ.
Chương 2
Đề xuất các giải pháp cho Doanh nghiệp trong phòng ngừa và cách ứng xử
khi bị kiện bán phá giá của đối tác nước ngoài.
9
CHƯƠNG 1:
Thực trạng tình hình và nguyên nhân việc các Doanh
nghiệp Việt Nam bị đối tác nước ngoài kiện bán phá giá
hàng hóa vào thị trường họ.
1.1. Thực trạng tình hình các Doanh nghiệp Việt Nam bị đối tác nước
ngoài
kiện bán phá giá hàng hóa vào thị trường họ
1.1.1. Vấn đề chống bán phá giá trong thương mại quốc tế và một số thuật
ngữ liên quan.
Toàn cầu hóa và tự do hóa mậu dịch hiện là xu thế trong bức tranh
chung của nền kinh tế thế giới, điều đó được minh chứng cụ thể trong các hiệp
định thương mại đa phương và song phương cũng như các hoạt động thương
mại đa dạng đang diễn ra trên khắp toàn cầu. Trong bối cảnh mà các cam kết
pháp lý ràng buộc các quốc gia phải hạ thấp dần các mức thuế nhập khẩu để
tạo điều kiện cho hàng hóa được tự do di chuyển, thì cũng đồng thời trỗi dậy
một trào lưu bảo hộ mới cho các lợi ích của bên trong mỗi nền kinh tế. Đó
chính là một thực tế hiện nay, khi mà một ngành, một bộ phận nào đó của nền
kinh tế quốc gia không đủ sức trụ lại trước làn sóng của hàng hóa nhập khẩu
giá rẻ từ bên ngoài. Các cuộc thương lượng đều cố gắng đạt tới mục tiêu là dỡ
bỏ dần hàng rào thuế quan, thì hàng rào phi thuế quan lại có xu hướng được
dựng lên một cách tinh vi hơn và đặc biệt là các biện pháp chế tài đơn phương
để bảo hộ sản xuất trong nước (Việc một quốc gia quyết định áp thuế chống
bán phá giá với hàng hóa xuất khẩu từ một quốc gia khác được hiểu là việc
đơn phương tăng thuế chống lại các nhà xuất khẩu từ nước đó mà không cần
phải bồi thường, thỏa thuận lại hoặc tham vấn với nước chịu tổn hại). Qui
định của WTO cho phép các thành viên được sử dụng các biện pháp bảo vệ
thương mại để chống lại các hành vi không lành mạnh của đối thủ cạnh tranh
10
nước ngoài. Trong bối cảnh chung đó thì chống bán phá giá vốn dĩ là một biện
pháp đảm bảo cho cạnh tranh công bằng hiện nay đang được nhiều quốc gia
sử dụng như một công cụ bảo hộ. Pháp luật của WTO có một Hiệp định riêng
về vấn đề này (Hiệp định thực thi điều VI của hiệp định chung về thuế quan
và thương mại 1994- sau đây gọi tắt là ADA), phần lớn các quốc gia đều ban
hành luật về chống bán phá giá. Các ngành kinh tế nội địa các quốc gia hầu
như đều ý thức được hiệu quả của công cụ chống bán phá giá cho việc tự bảo
vệ mình. Theo số liệu thống kê của Ban thư ký WTO giai đoạn 1995 đến 2004
Ấn độ sử dụng tới 399 lần, Hoa kỳ 354 lần, EU 303 lần, Argentina 192 lần,
Nam phi 174 lần, Brazin 116 lần, Úc 172 lần, Canada 133 lần (xem phụ lục 1)
…Biện pháp chống bán phá giá có xu hướng được áp dụng ngày càng thường
xuyên hơn và trên diện rộng hơn, từ các quốc gia phát triển tới các quốc gia
đang phát triển. Chống bán phá giá là một vấn đề phức tạp và đang gây nhiều
tranh cãi trên thương trường quốc tế, dưới đây là một số thuật ngữ liên quan
cần được tiếp cận khi tiến hành tìm hiểu về chống bán phá giá:
Bán phá giá: Theo tinh thần Điều 2 của ADA, một sản phẩm bị coi là
bán phá giá nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước
này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm
tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông
thường; nếu không thể xác định được giá trị thông thường của sản phẩm tại
nơi nó xuất đi thì sử dụng giá bán sản phẩm đó trên thị trường của nước thứ
ba hoặc khi đủ căn cứ là nó được bán dưới giá thành sản xuất tại nước xuất
xứ.
Thuế chống bán phá giá: là một sắc thuế nhập khẩu bổ sung của nước
nhập khẩu áp dụng cho hàng nhập khẩu được bán phá giá với mục đích ngăn
cản sự tiếp diễn của việc bán phá giá đó để tránh gây thiệt hại cho ngành sản
xuất sản phẩm tương tự ở trong nước.