Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các giải pháp tài chính để cổ phần hóa Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.docx
MIỄN PHÍ
Số trang
33
Kích thước
188.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1766

Các giải pháp tài chính để cổ phần hóa Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Đề án môn học

MỞ ĐẦU

Thị trường tài chính là thị trường dẫn vốn từ những người có vốn dư thừa

tới người thiếu vốn qua các kênh trực tiếp (việc trao đổi vốn không qua trung

gian) hoặc gián tiếp (việc trao đổi vốn qua các tổ chức tài chính trung gian). Sự

phát triển không ngừng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng cuả nền kinh tế càng làm

cho kênh chuyển vốn qua các tổ chức tài chính trung gian ngày càng đóng vai trò

quan trọng đặc biệt là hệ thống ngân hàng. Ở nước ta hệ thống NHTMNN đã và

đang chi phối các hoạt động tài chính tiền tệ và có vị trí ảnh hưởng rất lớn tới thị

trường tài chính cũng như sức khoẻ của nền kinh tế Việt Nam. Hơn hết trước yêu

cầu cấp thiết hội nhập và toàn cầu hoá đòi hỏi các NH VN phải có nhứng cải

cách và thay đổi phù hợp. Quá trình cổ phần hoá (CPH) NHTMNN là một trong

những bước đi quan trọng góp phần phát huy vai trò nền tảng thúc đẩy nền kinh

tế. Các NHTMNN VN đang trong quá trình thực hiện các đề án CPH do đó nhất

thiết phải đưa ra giải pháp để thúc đẩy quá trình CPH NHTMNN đúng hướng,

đúng tiến độ và đạt hiệu quả.

Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài viết dưới đây em chỉ

đề cập đến giải pháp tài chính để CPH NHTMNN ở VN hiện nay.

Bùi Thị Minh Huệ - Lớp: NH46C 1

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÍ LUẬN

I. CÁC KHÁI NIỆM

Để hiểu rõ về CPH NHTMNN trước hết ta phải hiểu thế nào là CPH.

Về bản chất CPH là quá trình đa dạng hoá hình thức sở hữu, đưa các yếu

tố cạnh tranh làm động lực để phát triển hướng kinh doanh.

CPH về cơ bản là quá trình mà ở đó không xoá bỏ hoặc tạo ra tài sản

nhưng được phân bổ lại theo cách thức mới và tạo tiềm năng phát triển mạnh mẽ

hơn.

Xét về hình thức CPH DNNN thì CPH là việc nhà nước bán một hoặc toàn

bộ giá trị cổ phần của mình trong xí nghiệp cho các đối tượng, tổ chức hoặc cá

nhân trong và ngoài nước hoặc cho cán bộ quản lý cán bộ công nhân viên chức

bằng đấu giá công khai hay thông qua thị trường chứng khoán để thành lập công

ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Xét về thực chất CPH là phương thức thực hiện xã hội hoá sở hữu, chuyển

hình thái kinh doanh một chủ với sở hữu nhà nước trong doanh nghiệp thành

công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu để tạo ra mô hình doanh nghiệp phù hợp

với nền kinh tế thị trường và đáp ứng được yêu cầu của kinh doanh hiện đại.

II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CPH DNNN, CPH NHTMNN:

1. CPH DNNN ở Việt Nam

CPH doanh nghiệp là con đẻ của nền kinh tế thị trường và đã được hầu hết

các nước trên thế giới áp dụng, đem lại nhiều thành công lớn trong quá trình xây

dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. CPH DNNN là lối ra phù hợp

với khu vực kinh tế nhà nước, nhất là trong điều kiện VN thiếu vốn, nợ nhiều,

quản lý còn yếu kém, công nghệ lạc hậu…

2

Đề án môn học

Chủ trương CPH DNNN được đặt ra khi đất nước ta bước vào thời kì đổi

mới theo Quyết định số 143/HĐBT ngày 15/10/1990 và thực hiện thí điểm từ

năm 1992 theo Quyết định số 202/HĐBT ngày 8/6/1992 của Hội đồng Bộ

trưởng.

Qua cổ phần, DN được cơ cấu theo hướng tập trung quy mô lớn, hướng

vào những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế; quy mô vốn của DNNN

được tăng lên đáng kể năm 2001, vốn bình quân của DNNN khoảng 24 tỷ đồng,

nay tăng lên đến 63,6 tỷ đồng. Tài chính DN được lành mạnh hoá thông qua việc

cơ cấu lại các khoản nợ; xử lý tài sản là vật tư, hàng hoá ứ đọng, tồn kho, máy

móc thiết bị cũ…

Qua thực tế hoạt động hơn 1 năm của 850 DN hoàn thành cổ phần cho

thấy, vốn điều lệ bình quân tăng 44%, doanh thu tăng 23,6%, lợi nhuận thực hiện

tăng 139,76%, nộp ngân sách tăng 24,9%, thu nhập người lao động tăng 12%, số

lao động không những không giảm mà bình quân tăng 6,6%, đặc biệt cổ tức bình

quân đạt 17,11%, trong đó 71,4% số DN có cổ tức cao hơn lãi tiền gửi ngân

hàng.

Năm 2004, số DNNN còn lại là 4300, trong đó phải tiến hành đa dạng hoá

hoặc CPH khoảng 2400 doanh nghiệp. Tính đến nay qua 15 năm thực hiện CPH

DNNN, tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại các DNNN đã CPH mới đạt

xấp xỉ 15% tổng vốn nhà nước có được đến cuối năm 2005. Số DN tiếp tục duy

trì 100% vốn nhà nước cho đến năm 2005 còn lại khoảng 1.200 DN. Toàn bộ các

DN không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn (khoảng 1.460 DN) sẽ được

sắp xếp theo hình thức CPH; trường hợp không cổ phần hoá thì chuyển sang lựa

chọn các hình thức như giao, bán, giải thể, phá sản DN.

Xuất phát từ thực trạng này, Chính phủ đã chỉ đạo cần đẩy mạnh hơn nữa

quá trình sắp xếp, CPH DNNN. Thể chế hoá các Nghị quyết Trung ương về đẩy

Bùi Thị Minh Huệ - Lớp: NH46C 3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!