Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại nhntvn
MIỄN PHÍ
Số trang
72
Kích thước
459.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1182

các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại nhntvn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

CHƯƠNG I. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

1.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại

1.1.1.Ngân hàng thương mại và vai trò của nó trong nền kinh tế

1.1.1.1.Lịch sử hình thành và các chức năng của ngân hàng thương mại

a.Khái niệm

Ngân hàng là một trong các tổ chức quan trọng nhất của nền kinh tế.Ngân hàng bao

gồm nhiều loại phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống

tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất

về qui mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.

Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín

dụng với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín

dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Như vậy, ngân hàng thương mại là một

doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính.

b. Lịch sử hình thành và phát triển

Các ngân hàng trung gian có hoạt động gần gũi với nhân dân và nền kinh tế nhưng

không phải ngẫu nhiên mà ngân hàng hiện ra trong nền kinh tế. Ngân hàng đã từng

bước được hình thành hết sức thô sơ và chính nhu cầu phát triển của xã hội và nền

kinh tế đã là tác nhân thúc đẩy hoạt động của ngân hàng ngày một phát triển.

Trong giai đoạn của các ngân hàng sơ khai, các ngân hàng kiểu này chưa có tên,

hoạt động của chúng bao gồm: bảo quản, giữ hộ tiền và đổi tiền hưởng hoa hồng.

Nag hàng sơ khai với những bản quyết toán đơn giản trong đó “dự trữ cuối kỳ”

luôn luôn bằng tổng các khoản ký gửi, được gọi là trung tính trong cung ứng tiền vì

không có một đồng tiền mới nào được tạo ra từ hoạt động của ngân hàng. Dự trữ

tiền mặt trong kho như thế được gọi là 100%.

Cùng với sự thay đổi của quân sự và chính trị, ngân hàng sơ khai chuyển sang giai

đoạn hoạt động thứ hai với rất nhiều tiến bộ so với giai đoạn đầu. Các nghiệp vụ

ngân hàng có những bước tiến thay đổi như sau:

- Ngân hàng bắt đầu ghi chép và theo dõi hoạt động của thân chủ thông qua số hiệu

tài khoản, sổ sách kế toán được sử dụng làm bằng chứng trong các cuộc tranh tụng.

- Ngân hàng áp dụng phương pháp thanh toán bù trừ. Các chủ nợ có cùng một loại

tiền hoặc một loại tài sản sẽ được thanh toán, chuyển nhượng lẫn nhau giữa các đối

tác trong cùng một ngân hàng hoặc tại các ngân hàng khác, nợ đáo hạn được bù trừ.

Kết số dư cuối kỳ còn lại bao nhiêu là nợ thu hồi.

- Ngân hàng còn tiến hành các nghiệp vụ chuyển tiền từ nơi này đến nơi khác.

- Nghiệp vụ bảo lãnh tương tự như phát hành thương phiếu trong các ngân hàng

ngày nay cũng bắt đầu hình thành.

- Áp dụng các nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu

Sang đến giai đoạn ba, ngân hàng đã mạnh dạn tiến hành các nghiệp vụ cho vay, tạo

ra các khoản tiền mới trong lưu thông, nghĩa là ngân hàng đã tham gia vào các hoạt

động cung ứng tiền.

Các ngân hàng trong giai đoạn này không còn dự trữ đủ 100%, chúng tìm cách cho

vay đi một ít bằng cách phát hành các chứng thư. Lúc đầu các chứng thư này chỉ

được phát hành khi đã có một lượng tiền bảo đảm tương đương được gửi vào cùng

lúc trong ngân hàng. Dần dần, cùng với sự tiện lợi của nó trong thanh toán, chứng

thư được chấp nhận một cách rộng rãi và các ngân hàng phát hành chúng với giá trị

lớn hơn lượng tiền được gửi bảo đảm tại ngân hàng. Thời gian này các chứng thư

được sử dụng như tiền trong lưu thông.

Vì có rất nhiều ngân hàng cùng tạo ra giấy bạc trong lưu thông nên trong nền kinh

tế có quá nhiều loại tiền khác nhau gây cản trở việc lưu thông và phát triển kinh tế.

Và các nhà nước bắt đầu có ý thức trong việc can thiệp vào hoạt động ngân hàng để

hạn chế việc phát hành. Sau khi các Chính phủ lần lượt giới hạn quyền phát hành

tiền vào tay một ngân hàng duy nhất và các ngân hàng còn lại chỉ còn lại một

quyền, đó là vay và cho vay tiền tệ. Lúc ngày xuất hiện khoảng cách giữa các ngân

hàng, không được phát hành tiền các ngân hàng còn lại trở thành các ngân hàng

trung gian, làm nhiệm vụ “ trung gian tài chính” giữa người cho vay và người đi

vay

Các tổ chức trung gian tài chính là các tổ chức sử dụng rất nhiều các tài sản tài

chính và trái quyền để thu hút tiết kiệm và rồi đầu tư vào những tài sản tài chính

khác dưới dạng giấy nợ của khách hàng vay.

Ví dụ như ngân hàng thương mại mở tài khoản séc hoặc tài khoản tiết kiệm cho

khách hàng để thu hút vốn và dùng vốn này để yểm trợ cho việc mở rộng tín dụng

đối với các khách hàng vay tiền. Nói cách khác, các trung gian tài chính thu hút

nguồn vốn thặng dư tiết kiệm và cho vay những đơn vị thiếu hụt, chủ yếu dựa vào

nguồn vốn vay muợn để cung ứng tín dụng và các dịch vụ khác cho khách hàng.

Chính nguồn vốn vay mượn này đã tạo ra nguồn lực tài chính chủ yếu cho các hoạt

động của các định chế tài chính trung gian.

Hãy thử hình dung một thế giới không có các hoạt động của ngân hàng. Trong một

thế giới như vậy những khoản tiết kiệm của dân chúng chỉ có thể được sử dụng dưới

hai dạng là tiền mặt hoặc đầu tư chứng khoán trực tiếp vào các công ty. Trong một

thế giới không có các ngân hàng, thì qui mô các luồng vốn từ những người tiết kiệm

chuyển đến các công ty nhìn chung là rất thấp. Vì lẽ chi phí họ tự bỏ ra để giám sát

các hoạt động của công ty là rất tốn kém, chi phí chuyển nhượng các chứng khoán

của các công ty là rất cao và rủi ro do biến động tỷ giá chứng khoán trên thị

trường….

Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại của chúng ta, hệ thống ngân hàng được coi như

xương sống của cả nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng cung cấp một kênh dẫn vốn

trực tiếp từ những người có nhu cầu đầu tư đến các công ty. Do những nguyên nhân

kể trên, những người tiết kiệm thường ưu tiên gửi tiền vào ngân hàng hơn là đầu tư

trực tiếp vào các công ty.

Với tư cách là các trung gian tài chính, ngân hàng vừa là các trung gian luân chuyển

tài sản từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, vừa là trung gian cung cấp các dịch vụ

thanh toán, môi giới và tư vấn.

Trong các ngân hàng trung gian, hệ thống các ngân hàng thương mại chiếm vị trí

quan trọng nhất về quy mô tài sản và về thành phần các nghiệp vụ. Hoạt động của

các ngân hàng thương mại gồm 3 lĩnh vực: nghiệp vụ nợ(huy động vốn), nghiệp vụ

có(cho vay kinh doanh) và nghiệp vụ môi giới trung gian (dịch vụ thanh toán, đại

lý, tư vấn thông tin, giữ hộ chứng từ, vật có giá…). Ba loại nghiệp vụ đó có mối

quan hệ mật thiết với nhau, tác động hỗ trợ, thúc đẩy nhau phát triển, tạo nên uy tín

cho ngân hàng. Có huy động được vốn thì mới có nguồn vốn cho vay – cho vay có

hiệu quả, phát triển kinh tế thì mới có nguồn vốn để huy động vào – đồng thời

muốn cho vay và huy động tốt thì ngân hàng phải làm tốt các nghiệp vụ môi giới

trung gian của mình.

Cùng với sự phát triển kinh tế và công nghệ, hoạt động của các ngân hàng đã có

những bước tiến rất nhanh. Trước hết đó là sự đa dạng của các loại hình ngân hàng

và các hoạt động ngân hàng.Từ các ngân hàng tư nhân đã hình thành các ngân hàng

cổ phần, rồi các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, các ngân hàng liên doanh, các

tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng. Nhiều nghiệp vụ truyền thống vẫn được

giữ vững bên cạnh việc phát triển các nghiệp vụ mới. Các ngân hàng đã mở rộng

các hình thức cho vay và huy động vốn. Công nghệ ngân hàng đang ngày càng góp

phần làm thay đổi các hoạt động cơ bản của ngân hàng, thanh toán điện tử đang

ngày càng được đẩy mạnh, các loại thẻ thay thế dần tiền giấy và các nghiệp vụ ngân

hàng phục vụ ngoài giờ đang tạo ra các tiện ích ngày càng lớn cho dân chúng.

c. Các chức năng của ngân hàng thương mại

* Chức năng trung gian tín dụng

Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM và có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trung gian tài chính là hoạt động

cầu nối giữa cung và cầu vốn trong xã hội, khơi nguồn vốn từ nơi thừa tới nơi thiếu.

Góp phần khắc phục tình trạng cung và cầu không thể gặp nhau.

Thực hiện chức năng này, ngân hàng thương mại huy động và tập trung các nguồn

vốn tạm thời nhàn rỗi hình thành nên nguồn vốn vay. Mặt khác, trên cơ sở số vốn

đã huy động được, ngân hàng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh,

tiêu dùng … của các chủ thể kinh tế, góp phần đảm bảo sự vận động liên tục của

guồng máy kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Vốn sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế luôn luôn tồn tại dưới 3 dạng: dự trữ –

sản xuất – lưu thông. Từ đó xảy ra hiện tượng tạm thời thừa vốn và tạm thời thiếu

vốn. Đây là hiện tượng xảy ra thường xuyên trong nền kinh tế, lúc này, các ngân

hàng thương mại với chức năng trung gian tín dụng đứng ra tập trung và phân phối

lại tiền tệ, điều hoà cung và cầu vốn trong các doanh nghiệp của nền kinh tế, góp

phần cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không bị gián đoạn.

Để mở rộng sản xuất, nhu cầu về vốn là một trong những mối quan tâm hàng đầu

của các doanh nghiệp, họ không chỉ trông chờ vào nguồn vốn tự có mà phải dựa vào

nhiều nguồn vốn khác nhau trong xã hội. Ngân hàng thương mại với chức năng

trung gian tín dụng sẽ là nơi tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi để bổ sung cho đầu tư

phát triển. Như vậy tín dụng ngân hàng vừa giúp cho các doanh nghiệp rút ngắn

được thời gian tích luỹ vốn nhanh chóng cho đầu tư mở rộng sản xuất, vừa góp

phần thúc đẩy nhanh tốc độ tập trung và tích luỹ vốn cho nền kinh tế.

Ngân hàng thương mại sử dụng tài lực của người này đem đến cho người khác sử

dụng theo phương thức “vay để cho vay”, đó chính là vai trò trung gian của ngân

hàng. Như vậy, xuất hiện một nét đặc thù chính của ngân hàng khi đóng vai trò

trung gian đó là: thu thập những đồng tiền đã có sẵn(nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm,

…) và đem cho vay đối với người cần có tiền để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh

doanh, sinh hoạt và đời sống. Vai trò trung gian này ngày càng trở nên phổ biến hơn

nhờ vào việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và hiện nay

phổ biến là tiền gửi tiết kiệm có sổ số.,… cũng được coi như là một hình thức thu

thập nguồn vốn.

Ngày nay, quan niệm về vai trò của trung gian tín dụng ngày càng trở nên đa dạng

hơn. Sự phát triển của thị trường tài chính làm xuất hiện những khía cạnh khác của

chức năng này. Ngân hàng có thể đứng ra làm trung gian giữa công ty( khi phát

hành cổ phiếu) với các nhà đầu tư: chuyển giao các mệnh lệnh trên thị trường chứng

khoán, đảm nhận việc mua bán trái phiếu công ty …, theo cách này, ngân hàng

không chỉ làm trung gian giữa người gửi tiền và người vay tiền mà còn làm trung

gian giữa người đầu tư và người cần vay vốn trên thị trường. Những trung gian tài

chính làm việc này để kiếm lời bằng cách cho vay với lãi suất cao hơn số lãi mà họ

phải trả cho người cho vay.Như vậy, do hoạt động trong quá trình tài chính gián

tiếp, những trung gian tài chính có thể làm lợi cho phần lớn những người có khoản

tiết kiệm nhỏ có thể có được khoản lãi lớn và những người vay các món tiền nhỏ

nay có thể vay được các khoản tiền lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra, đối với những

người vay các món vay lớn cũng được hưởng lợi bởi vì quá trình trung gian tài

chính sẽ tập trung được nhiều vốn hơn trong thị trường tài chính.

Tác dụng của trung gian tài chính là giảm thiểu những chi phí thông tin và phí giao

dịch trong nền kinh tế. Vì các trung gian tài chính là người kết nối các thông tin cần

thiết giữa người thừa vốn với người thiếu vốn, lựa chọn những đối tượng tin cậy để

cho vay, đảm bảo nguồn vốn huy động không bị thất thoát do sự sai lệch thông tin

hoặc thông tin không đầy đủ.

Những trung gian tài chính là một nguồn tài chính quan trọng hơn rất nhiều so với

thị trường chứng khoán. Hơn nữa, tín dụng ngân hàng còn là một trong những

nguồn hình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp.Vì vậy tín dụng

ngân hàng đã góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế, đảm bảo cho quá trình sản

xuất kinh doanh được liên tục, là cầu nối giữa tiết kiệm, tích luỹ và đầu tư, động

viên vật tư hàng hoá đưa vào sản xuất lưu thông, mở rộng nguồn vốn thúc đẩy tiến

bộ kỹ thuật, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất.

Ngày nay, thông qua chức năng trung gian tín dụng, các ngân hàng thương mại đã

và đang thực hiện chức năng xã hội của mình, làm cho sản phẩm xã hội được tăng

lên, vốn đầu tư được mở rộng và từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cải

thiện đời sống của nhân dân.

* Chức năng làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán.

Chức năng này là sự kế thừa và phát triển chức năng thanh toán hộ của các ngân

hàng cổ xưa. Ngày nay, các khách hàng chỉ việc thực hiện quá trình gửi tiền của

mình vào ngân hàng bằng cách mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng, và

mọi khoản thanh toán của khách hàng sẽ được ngân hàng đảm bảo thực hiện đầy đủ.

Trong các ngân hàng cổ, chức năng trung gian thanh toán tách rời hoàn toàn khỏi

chức năng trung gian tín dụng, nhưng ngày nay hai chức năng này có sự gắn bó chặt

chẽ và hữu cơ với nhau, các ngân hàng thương mại sử dụng khoản tiền gửi của

người này đem cho người kia vay. Khi các ngân hàng thương mại thực hiện chức

năng này thì các khách hàng giảm thiểu đi một lượng chi phí rất lớn dành cho việc

vận chuyển, bảo quản tiền.

Cho đến thập niên 70 – 80 các ngân hàng thương mại mới chiếm được địa bàn rõ rệt

trong việc cạnh tranh về tiền gửi thanh toán. Không một định chế tài chính nào có

thể cung cấp một công cụ với khả năng không hạn chế cho việc thanh toán cho các

bên thứ ba theo yêu cầu.

Trong quá trình làm trung gian thanh toán, ngân hàng đã tạo ra các công cụ lưu

thông tín dụng và độc quyền quản lý các công cụ đó(séc, giấy chuyển ngân, thẻ

thanh toán…). Từ các phương tiện thanh toán trên, các khách hàng chỉ cần ra lệnh

và thông qua đó các ngân hàng sẽ thực hiện các nghiệp vụ thanh toán một cách

chính xác và nhanh chóng. Đồng thời thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ trên

dã tạo cơ sở cho việc thực hiện các nghiệp vụ cho vay.

Ngày nay, việc làm trung gian thanh toán đã phát triển ở một tầm cao mới cùng với

sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Các ngân hàng thương mại đang tiến dần tới việc

hoàn toàn thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bù trừ, tiền phi vật chất được chuyển

từ tài khoản của người này sang tài khoản của người khác, nó chính là đồng tiền ghi

sổ, góp phần thích ứng với các nhu cầu của giao dịch. Cùng với sự phát triển của

đồng tiền ghi sổ, tiền tệ nói chung đã trở thành một công cụ mềm dẻo, nó không cần

tồn tại dưới dạng vật chất, séc và chuyển khoản chỉ là cách thực hiện, nó cho phép

lưu thông đồng tiền ghi sổ. Cơ sở của việc dùng séc hay chuyển khoản chính là tài

khoản tại ngân hàng.

1.1.1.2.Một số nghiệp vụ của NHTM

Ngân hàng là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho công chúng và doanh

nghiệp.Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định các dịch vụ tài

chính mà xã hội có nhu cầu và thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại được chia làm 2 loại hình khác

nhau:

- Hoạt động nghiệp vụ(kinh doanh tiền tệ): Chữ nghiệp vụ có nghĩa là nghề nghiệp,

nghề thể hiện bản chất của ngân hàng(nghề buôn tiền, kinh doanh tiền tệ) mà thiếu

nó thì ngân hàng không còn là ngân hàng nữa. Những hoạt động để tìm kiếm nguồn

vốn hoặc cung ứng cho khách hàng gọi chung là hoạt động kinh doanh tiền tệ giữa

một bên là khách hàng với một bên là ngân hàng. Đây là đặc trưng cơ bản của

nghiệp vụ ngân hàng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!