Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất, phương pháp áp dụng các biện pháp quản lý
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Trêng §¹i häc Kinh tÕ vµ Qu¶n trÞ kinh doanh Th¸i Nguyªn
LỜi Nói đầu
Hiện nay nhiều nước trên thế giới đang phát triển trong nền kinh tế thị trường. Xu
thế toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế diễn ra vô cùng mạnh mẽ kéo theo sự cạnh tranh ngày
càng trở nên gay gắt.
Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp phải sản xuất và cung cấp được những sản
phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đồng thời tạo được hình ảnh tốt
trong con mắt của người tiêu dùng. Đứng trên quan điểm của khách hàng, các yếu tố tác
động đến quyết định của họ trong việc mua một sản phẩm hay dịch vụ chính là chất
lượng sản phẩm, giá cả và thời gian giao hàng.
Trong điều kiện như vậy cơ hội chỉ đến đối với những doanh nghiệp có khả năng
cạnh tranh và được chuẩn bị tốt. Nhưng tình hình chung hiện nay, khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu, vì còn tồn tại một số vấn đề quan trọng như:
Trình độ công nghệ đa số đều lạc hậu so với thế giới; năng suất lao động thấp; chất lượng
không ổn định; thông tin nói chung và thông tin thị trường nói riêng rất ít và cập nhật rất
chậm; công tác quản lý chưa được coi trọng nên hiệu quả còn thấp. Nhìn chung cả 3 yếu
tố cơ bản để cạnh tranh là: chất lượng, chi phí và giao hàng doanh nghiệp Việt Nam còn
rất yếu so với ngay cả các nước trong khu vực. Nếu chúng ta không giải quyết tốt 3 vấn
đề này thì khả năng tồn tại ngay chính thị trường Việt nam cũng rất khó khăn.
Tuy nhiên Doanh nghiệp Việt nam cũng có những thế mạnh riêng nhưng để tăng
khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải khắc phục những điểm yếu phát huy thế
mạnh và chuẩn bị tốt cho việc hội nhập. Để tăng được sức cạnh tranh cho doanh nghiệp
trong quá trình hội nhập phải có những giải pháp đồng bộ và toàn diện. Một trong những
giải pháp quan trọng được áp dụng là “Quản lý để nâng cao chất lượng và năng suất”
để tăng khả năng cạch tranh cho doanh nghiệp.
Đúng vậy để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì có 2 vấn đề mấu chốt
đó là: chất lượng và năng suất. Chất lượng cao, ổn định và năng suất cao với giá thành hạ
sẽ tạo khả năng cạnh tranh lớn đồng thời giá thành hạ sẽ đảm bảo lợi nhuận để doanh
nghiệp tái đầu tư, phát triển. Ta có thể hiểu chất lượng đó là: “Chất lượng tổng hợp”
Khãa luËn tèt nghiÖp 1 SVTH: Vò ThÞ Giang
Trêng §¹i häc Kinh tÕ vµ Qu¶n trÞ kinh doanh Th¸i Nguyªn
gồm 4 yếu tố QCD + A
Q - Quality : Chất lượng
C - Cost : Giá
D - Delivery : Giao hàng
A - Assurance : Đảm bảo chất lượng.
Vậy cái gì mang lại chất lượng và năng suất đó chính là hiệu quả quản lý. Nhưng
hiện trạng quản lý ở các doanh nghiệp Việt Nam có 2 vấn đề vướng mắc cơ bản đó là: cơ
cấu tổ chức chưa rõ ràng; việc quản lý chưa theo một nguyên tắc nhất quán; chưa quản lý
theo kế hoạch; việc uỷ quyền, giao việc chưa gắn liền với kiểm soát. Để xây dựng nền
tảng quản lý cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp nên áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 tiến tới áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
toàn diện.
Thực hiện tốt việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sẽ nâng cao năng suất và
chất lượng sản phẩm. Trước đòi hỏi ngày càng cao của của khách hàng khi mà thị trường
người tiêu dùng thay thế cho người sản xuất trước kia, các doanh nghiệp đang gặp phải
một bài toán khó, vừa làm sao sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, vừa đảm bảo lợi
nhuận đồng thời luôn sẵn có với giá cả cạnh tranh, bên cạnh đó thỏa mãn được các yêu
cầu của pháp luật. Tóm lại trong tình hình cạnh tranh hiện nay, mỗi công ty muốn tồn tại
và phát triển thì bắt buộc phải thoả mãn nhu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn, đảm
bảo được niềm tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình thông qua
môi trường sản xuất mà trong đó, từng cá nhân ở mọi cấp độ đều có ý thức về chất lượng
ngăn trặn không cho sản phẩm lỗi lọt ra thị trường.
Do vậy, nhận thức được tầm quan trọng của quản lý chất lượng đối với sự tồn tại
và phát triển, khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian qua Ban lãnh đạo và toàn
thể nhân viên trong công ty Trách nhiệm hữu hạn NatSteelVina đã có nhiều nỗ lực để cải
tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và ngoài
nước.
Khãa luËn tèt nghiÖp 2 SVTH: Vò ThÞ Giang
Trêng §¹i häc Kinh tÕ vµ Qu¶n trÞ kinh doanh Th¸i Nguyªn
Với mục đích nâng cao hiểu biết của bản thân về vấn đề chất lượng và quản trị chất
lượng trong doanh nghiệp em đã tiến hành nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp là:
“Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất, phương pháp áp dụng
các biện pháp quản lý chất lượng toàn diện TQM” tại công ty TNHH NatSteelVina.
Nội dung khóa luận gồm các phần sau:
Phần 1. Các vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng sản phẩm, hệ thống quản lý chất
lượng và các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất và các biện pháp
quản lý chất lượng toàn diện.
Phần 2. Thực trạng về chất lượng sản phẩm trong công ty TNHH NatSteelVna khi
áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất.
Phần 3. Một số giải pháp nhằn nâng cao chất lượng trong sản xuất của công ty
TNHH NatSteelVna, áp dụng biện pháp quản lý chất lượng toàn diện.
Khãa luËn tèt nghiÖp 3 SVTH: Vò ThÞ Giang
Trêng §¹i häc Kinh tÕ vµ Qu¶n trÞ kinh doanh Th¸i Nguyªn
PHẨN 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN (TQM)
1.1. CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHẤT LƯỢNG.
1.1.1. Chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng.
1.1.1.1. Khái niệm chất lượng sản phẩn.
Nền kinh tế thị trường vận động dưới sự chi phối của các quy luật trong đó có quy
luật cạnh tranh. Chất lượng trở thành một trong nhữmg vũ khí cạnh tranh của các doanh
nghiệp. Chất lượng được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
* Khái niệm chất lượng do tổ chức chất lượng quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISOIternational Standard Organization):
Chất lượng là tập hợp các tính chất và đặc trưng của sản phẩm và dịch vụ mà có
khả năng thoả mãn nhu cầu đã rõ hoặc nhu cầu tiềm ẩn.
+ Nhu cầu đã rõ là nhu cầu mà nhà kinh doanh có thể thống kê được bằng cách lượng
hoá.
+ Nhu cầu tiềm ẩn mang 3 loại: - Khách hàng mua một lần (Client).
- Khách hàng quay lại (Customer).
- Khách hàng không những mua hàng mà còn giới
thiệu sản phẩm cho Doanh nghiệp (addvorater).
* Chất lượng xuất phát từ người tiêu dùng:
Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu và mục đích của người tiêu dùng.
Ta thấy, yêu cầu theo quan điểm của Marketing thì nó là mong muốn (wants) mà
được kèm thêm điều kiện có khả năng thanh toán.
* Khái niệm chất lượng sản phẩm theo TQM.
Chất lượng sản phẩm theo TQM là “ Chất lượng là thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng (khách hàng ở đây được hiểu cả bên trong và bên ngoài tạo thành 1 chuỗi C/S
Customer-Supplier ), chất lượng là một chuỗi liên tục”
Khãa luËn tèt nghiÖp 4 SVTH: Vò ThÞ Giang
Trêng §¹i häc Kinh tÕ vµ Qu¶n trÞ kinh doanh Th¸i Nguyªn
- Các đối tượng của TQM.
1. Cán bộ lãnh đạo
2. Cán bộ quản lý
3. Nhân viên
4. Quản lý chính sách
5. Tiêu chuẩn hoá
6. Nhà thầu phụ - mua hàng
7. Nhóm chất lượng
8. Kiểm soát sản xuất
9. Kiểm soát quá trình
10. Giải quyết vấn đề
11. Kiểm soát đo lường
12. Quản lý phương tiện và thiết bị 13.
Giáo dục và đào tạo
14. Vệ sinh môi trường
15. Quản lý hàng ngày
16. Phương pháp thống kê
17. Kiểm soát an toàn
18. Quản lý 5S
19. Quản lý sức khỏe.
20. Huy động nguồn nhân lực
Khãa luËn tèt nghiÖp 5 SVTH: Vò ThÞ Giang
Trêng §¹i häc Kinh tÕ vµ Qu¶n trÞ kinh doanh Th¸i Nguyªn
- Bí quyết thành công trong việc áp dụng TQM
+ TQM phải bắt đầu từ lãnh đạo.
+ Phải có lòng kiên trì: để xây dựng được TQM cần có thời gian thay đổi tác phong làm
việc của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
+ Mạnh dạn thay đổi tổ chức ngay sau khi cam kết với TQM để cho mọi người thấy rằng
TQM đã bắt đầu có tác dụng.
+ Biết trao thực quyền cho người lao động.
+ Có một hệ thống thông tin nội bộ nhằm phá bỏ hàng dào giữa các phòng ban và hình
thành các nhóm chất lượng.
Tóm lại: có thể khái niệm về chất lượng sản phẩm tổng quát như sau: “Chất
lượng sản phẩm là tổng thể các đặc điểm và đặc tính của một sản phẩm (Độ tin cậy,
tính thẩm mỹ, chuẩn mực, quyền sở hữu,…) liên quan đến đáp ứng các nhu cầu, mục
đích của người tiêu dùng. Chất lượng bộc lộ ở các giao diện. Chất lượng sản phẩm là
sự đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội, tiêu dùng ở các mức độ khác nhau.
Sản phẩm chứa nhiều giá trị sử dụng cho nhiều yêu cầu tiêu dùng ở những mức độ khác
nhau. Chính giá trị sử dụng và những mức độ khác nhau của giá trị sử dụng của sản
phẩm là chất lượng sản phẩm”.
1.1.1.2. Khái niệm chi phí chất lượng.
Chi phí chất lượng là tất cả các chi phí có liện quan đến việc đảm bảo chất lượng
(còn gọi là chi phí phù hợp) và các chi phí liên quan đến việc không đảm bảo chất lượng
(còn gọi là chi phí không phù hợp).
* Chi phí phù hợp: (chi phí đầu tư- Investment Costs): Là các chi phí phát sinh để đảm
bảo rằng các sản phẩm, dịch vụ được cung ứng phù hợp với các tiêu chuẩn, quy cách
được xác định trước trên cơ sở các yêu cầu của khách hàng nó bao gồm chi phí phòng
ngừa và chi phí thẩm định.
- Chi phí phòng ngừa: Là những chi phí liên quan đến các hoạt động nhằm ngăn chặn
ngay từ nguyên nhân dẫn đến sai sót như: các chi phí về thẩm định, rà soát mẫu thiết kế;
chi phí cho việc tổ chức xác định các đặc trưng của sản phẩm và mức độ phù hợp của
chúng với khách hàng; chi phí cho việc kiểm chứng các kế hoạch chương trình chất
lượng; chi phí đánh giá người cung ứng đầu vào; chi phí tồn trữ; chi phí cho các hoạt
động xúc tiến bán hàng; chi phí cho đào tạo huấn luyện…
Khãa luËn tèt nghiÖp 6 SVTH: Vò ThÞ Giang
Đường chi phí sai
hỏng
Chi
phí
Chất
lượng
SCP
Đường chi phí thẩm định
Đường tổng CFí
Đường chi phí
phòng ngừa
Đường chi phí
phù hợp(đtư)
100%
sản
phẩm
đạt
chất
lượng
Trêng §¹i häc Kinh tÕ vµ Qu¶n trÞ kinh doanh Th¸i Nguyªn
- Chi phí thẩm định: Là chi phí cho việc xây dựng các quy trình đánh giá và kiểm tra
hiệu lực (hiệu quả) của quá trình quản trị trong suốt vòng đời của sản phẩm, chi phí cho
việc kiểm tra thử nghiệm mẫu ban đầu của việc cung ứng, chi phí cho việc phân tích các
thông số của quá trình vận hành, chi phí cho việc kiểm tra mọi hoạt động của các thành
viên, chi phí kiểm tra các trạm dịch vụ bảo hành, chi phí kiểm tra các điều kiện làm việc
(SA8000), chi phí kiểm tra đòng gói bảo quản, phân phối.
* Chi phí không phù hợp:
Là những chi phí do những sai hỏng sinh ra bao gồm:
- Chi phí sai hỏng bên trong (Internal Failures Costs): Là những sai hỏng mà doanh
nghiệp phát hiện được và giữ nó lại trong doanh nghiệp để xử lí gồm: những lãng phí về
lao động, vật liệu, giờ máy; chi phí cho việc sửa chữa lại, kiểm tra lại sản phẩm đã sai
hỏng; chi phí cho việc phân tích tìm nguyên nhân sai hỏng khắc phục; chi phí cho việc
kiểm tra thử nghiệm lại các sản phẩm đã sửa chữa, các tổn thất do phế phẩm và thứ
phẩm phải bán với giá thấp; chi phí do việc dư thừa hàng hoá dẫn đến phải bán hàng quá
vụ với giá rất thấp.
- Chi phí sai hỏng bên ngoài (External Failures Costs): Là những sản phẩm hỏng
nhưng doanh nghiệp không phát hiện được mà để lọt ra ngoài thị trường bao gồm: Chi
phí cho việc sửa chữa, đền bù lại sản phẩm sai hỏng cho khách hàng đưa lại; chi phí để
kiểm tra xử lí các lô hàng bị trả lại; chi phí do kết quả của các vụ kiện tụng, tổn thất do
mất uy tín và làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm (khiếu nại tiềm ẩn)
- Khiếu nại công khai: Yêu cầu đổi, sửa, … (chiếm 20%);
- Khiếu nại tiềm ẩn: Không bắt đền, không đòi sửa chữa, lại chê bai, loại trừ sản phẩm
(loại chi phí này chiếm 80%), nó ảnh hưởng uy tín của doanh nghiệp.
1.1.1.3. Mối quan hệ của chi phí chất lượng và chất lượng.
Mối quan hệ của chi phí và chất lượng được thể hiện qua 2 mô hình sau:
a. Mô hình chi phí truyền thống.
Khãa luËn tèt nghiÖp 7 SVTH: Vò ThÞ Giang
Trêng §¹i häc Kinh tÕ vµ Qu¶n trÞ kinh doanh Th¸i Nguyªn
C0
C2
C
*
CA
A
C1
100 sản phẩm sai sót Q1 Q* (chất lượng tối ưu Chi phí min) Mức chất lượng (Q)
Hình 1
- Theo đồ thị mô hình này ta thấy: Khi tăng chi phí phù hợp => Chi phí sai hỏng giảm.
Giao điểm A có chi phí nhỏ nhất (Q*
- chi phí min).
Thí dụ: Tại mức sản lượng Q1: lúc này chi phí phù hợp là C1, chi phí sai hỏng là
C2=> Ta có tổng chi phí C0= C1+C2
Tổng chi phí = Chi phí sai hỏng + Chi phí phù hợp
Như vậy, khi tăng chi phí đầu tư làm cho chi phí sai hỏng giảm xuống dẫn đến tổng
chi phí giảm xuống. Nhưng nếu tăng chi phí phù hợp vượt quá điểm A thì lúc này tổng
chi phí lại tăng lên.
- Có sự đánh đổi giữa hai loại chi phí. Cứ chi phí phù hợp tăng thì chi phí sai hỏng giảm
xuống vì vậy đường tổng chi phí thấp nhất sẽ đạt đến tại giao điểm A của 2 đường chi
phí trên. Mức chất lượng tại điểm này gọi là mức chất lượng tối ưu. Tuy nhiên mức chất
lượng tối ưu lại nằm ở điểm thấp hơn nhiều so với điểm 100% sản phẩm phù hợp. Điểm
tối ưu là điểm mà tại đó tổng chi phí chất lượng là nhỏ nhất (min), còn điểm 100% sản
phẩm phù hợp là điểm tại đó số sản phẩm sai hỏng là bằng 0 hay là điểm mà chi phí sai
hỏng là bằng không nhưng tổng chi phí lại cao.
- Các doanh nghiệp phải xây dựng một mô hình chất lượng để ở đó mức chất lượng giao
Khãa luËn tèt nghiÖp 8 SVTH: Vò ThÞ Giang