Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các giải pháp đưa ra vê phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Giang
MIỄN PHÍ
Số trang
30
Kích thước
218.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1735

Các giải pháp đưa ra vê phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Giang

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Phát triển làng nghề - thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang

MỤC LỤC

Đề mục Trang

Cá thể......................................................................................................................................17

PHẦN MỞ ĐẦU

Nguyễn Thị Thúy - CN48A

Phát triển làng nghề - thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh mà có nhiều làng nghề, trong đó cũng có rất nhiều

làng nghề truyền thống lâu đời. Việc khôi phục làng nghề thực sự là một nhiệm

vụ quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Khôi phục và phát

triển làng nghề thu hút nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động,

thúc đẩy quá trình phân công lao động ở nông thôn. Nó thực sự tăng thu nhập

cho người lao động, cải thiện đời sống dân cư nông thôn. Ngoài ra còn thúc đẩy

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần tăng trưởng kinh tế xã

hội. Chính vì sự quan trọng của làng nghề trong sự phát triển của tỉnh hiện nay.

Nên em đã chọn đề tài về phát triển làng nghề - TCN ở tỉnh Bắc Giang. Nội dung

đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Nêu lên khái niệm về làng nghề, đặc điểm của làng nghề và

điều kiện hình thành làng nghề nói chung.

Chương 2 : Trình bày khái quát về làng nghề Bắc Giang, đặc điểm, vai trò,

những thuận lợi và vấn đề còn tồn tại

Chương 3 : Các giải pháp đưa ra vê phát triển làng nghề ở tỉnh Bắc Giang

Trong quá trình thu thập tài liệu và viết bài em đã nhận được được sự

hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên: ThS. Hoàng Thị Thanh Hương.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo đã giúp đỡ em trong suốt thời gian làm bài.

Trong quá trình làm bài của mình, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất

mong nhận được sự đóng góp của cô. Em xin chân thành cảm ơn cô!

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ-THỦ CN

1. Khái niệm về làng nghề- thủ công nghiệp

Nguyễn Thị Thúy - CN48A

Phát triển làng nghề - thủ công nghiệp ở tỉnh Bắc Giang

Lịch sử nông thôn Việt Nam gắn liền với các thôn làng và các làng nghề.

Chúng đang là đặc trưng cho truyền thống kinh tế - văn hóa của xã hội nông thôn

Việt Nam.

Ngành nghề TCN nông thôn là những hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở

nông thôn bao gồm công nghiệp, TCN, các hoạt động dịch vụ cho sản xuất và

đời sống. Ngành nghề TCN nông thôn chủ yếu có quy mô sản xuất nhỏ được

thực hiện ở các hộ gia đình, hay các cơ sở như tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân,

công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy vậy, ngành nghề TCN nông thôn chủ yếu do

kinh tế hộ và các doanh nghiệp tư nhân tiến hành. Các thành phần kinh tế tham

gia vào các ngành nghề nông thôn khác nhau tùy vào lợi thế so sánh của mỗi

vùng và quy mô sản xuất của các hộ. Nhìn chung, nước ta có khoảng 35% số hộ

trong nông thôn làm ngành nghề TCN. Trong đó 30% số hộ làm nông nghiệp có

kiêm ngành nghề và có khoảng 5% số hộ chuyên ngành nghề. Ngành nghề có thể

được chia làm các nhóm như: chế biến nông lâm thủy sản; cơ khí và sửa chữa

công cụ; xây dựng; dịch vụ (vận tải, buôn bán). Nét đặc biệt cần nhấn mạnh là sự

phát triển ngành nghề liên quan chặt chẽ đến các yếu tố truyền thống và kinh

nghiệm dân gian được tích lũy lại qua nhiều thế hệ và đã trở thành tài sản quý

báu của cộng đồng và là cớ sở để hình thành nên các làng nghề như Bát Tràng,

Kiêu Kị ( Hà Nội); Hương Canh (Vĩnh Phúc); Phù Khê, Phong Khê, Đại Bái

( Bắc Ninh), Thổ Hà (Bắc Giang). Cho đến nay chưa có một khái niệm chính

thống về làng nghề, nhưng theo giáo sư Trần Quốc Vượng thì:

“ Làng nghề là một làng tuy còn trồng trọt theo lối tiểu nông, làm ruộng…

song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo vói một tầng lớp thợ thủ công

chuyên nghiệp, hay bán chuyên nghiệp, có phường, có ông trùm, có ông cả… một

số thợ phó, đã chuyên tâm có công trình nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”

“nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” sống chủ yếu bằng nghề đó và sản xuất ra mặt

hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm

Nguyễn Thị Thúy - CN48A

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!