Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các giải pháp để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010 của huyện Phù
MIỄN PHÍ
Số trang
70
Kích thước
308.1 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1125

Các giải pháp để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010 của huyện Phù

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Lời Mở Đầu

Trong xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá hiện nay trên thế giới, cùng với

sự hội nhập và hợp tác kinh tế ngày càng sâu rộng của các nền kinh tế làm

cho kinh tế các nước ngày càng phát triển. Bước vào năm 2007 năm thứ hai

thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2006 – 2010 Việt

Nam đã có bước chuyển biến đáng kể.Việt Nam đã chính thức trở thành thành

viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO đồng thời ký hiệp định quan hệ

bình thường vĩnh viễn PNTR với Mỹ - một thị trường lớn nhất thế giới, tổ

chức thành công hội nghị APEC đã nâng tầm vóc của nước nhà lên tầm cao

mới vươn ra thế giới.Việt Nam là một nước có tăng trưởng kinh tế cao so với

khu vực và thế giới, nhờ đường lối phát triển đúng đắn về kinh tế cũng như sự

ổn định chính trị vững vàng dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước.

Để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế trong thời kỳ mới là một điều

được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm để giúp đất nước thoát khỏi tình

trạng lạc hậu, nền kinh tế tăng trưởng cao với cơ cấu kinh tế hợp lý. Do nhận

thức được tầm quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với sự giúp

đỡ của thầy giáo Ts. Nguyễn Ngọc Sơn và các cô, chú tại đơn vị thực tập là

Phòng Tài Chính - Kế Hoạch huyện Phù Cừ Tỉnh Hưng Yên em đã chọn đề

tài thực tập tốt nghiệp là :

“ Các giải pháp để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai

đoạn 2006 – 2010 của huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2006 - 2010 ’’

Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm phân tích việc thực hiện kế hoạch

phát triển kinh tế xã hội của huyện Phù Cừ.Từ đó đưa ra một số giải pháp cho

việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại Huyện Phù Cừ tỉnh Hưng

Yên

1

Chuyên đề gồm 3 phần chính :

Chương I : Vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong nền kinh

tế quốc dân

Chương II : Tình hình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2001 -2005 và

nhiệm vụ kế hoạch 2006 – 2010

Chương III : Các giải pháp để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã

hội giai đoạn 2006 – 2010 của huyện Phù Cừ Tỉnh Hưng Yên

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian thực tập không nhiều nên

chuyên đề thực tập của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận

được sự góp ý của các thày, cô và các cô, chú trong phòng Tài Chính Kế

Hoạch huyện Phù Cừ tỉnh Hưng Yên để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

------------------- o0o -------------------

2

Chương I : Vai trò của kế hoạch phát triển kinh tế

xã hội trong nền kinh tế quốc dân

I. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong hệ thống kế hoạch hoá

1. Một số vấn đề về kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội.

- Kế hoạch hoá là một công cụ quản lý đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử

phát triển xã hội. Kế hoạch được hiểu là hoạt động của con người dựa trên

nhận thức về các quy luật xã hội và tự nhiên đặc biệt là các quy luật kinh tế để

tổ chức các đơn vị, các ngành , lĩnh vực hoặc toàn bộ nền sản xuất xã hội theo

một mục tiêu chung có định hướng trước và các biện pháp để thực hiện các

mục tiêu đó nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bền vững.Trong

nền kinh tế của Việt Nam kế hoạch hoá là hoạt động có hướng đích của Chính

phủ , các doanh nghiệp và hộ gia đình nhằm đạt được mục tiêu đã định dựa

trên các tiền đề đã được dự báo một cách khoa học về tiềm năng hiện có. Kế

hoạch đưa ra sự lựa chọn tối ưu nhất để giải quyết mối quan hệ giữa việc sử

dụng nguồn lực có hạn nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam gồm 2 thời kỳ với các cơ

chế kế hoạch hoá khác nhau.Từ năm 1986 trở về trước áp dụng cơ chế kế

hoạch hoá tập trung - thực chất là kế hoạch hoá nền kinh tế theo hình thức

hiện vật, không thừa nhận kinh tế hàng hoá và chủ yếu là hoạt động của khu

vực kinh tế nhà nước, coi nhẹ các thành phần kinh tế khác.Thời kỳ từ năm

1986 trở lại đây chúng ta thực hiện cơ chế kế hoạch hoá có định hướng của

Nhà nước nhằm tạo điều kiện để các thành phần kinh tế khác cùng tham gia,

đồng thời hướng tới một sự phát triển bền vững khi đặt các mục tiêu phát

triển kinh tế đi đôi với công tác xã hội hoá.

- Kế hoạch là một công cụ quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế quốc dân.

Theo định nghĩa : “ Kế hoạch kinh tế quốc dân là tổng hợp những mục tiêu,

phương hướng, chính sách, biện pháp phát triển kinh tế quốc dân, được biểu

3

hiện trong một hệ thống các bản cân đối, trên cơ sở nhận thức và thoả mãn

các yêu cầu của quy luật kinh tế của nền kinh tế quốc dân, và trên cơ sở khai

thác có hiệu quả kinh tế - xã hội cao mọi tài nguyên nhân - tài - vật - lực của

đất nước ’’ 1

- Kế hoạch phát triển là một văn bản mang tính định hướng, có tính phân

đoạn cụ thể.Tính phân đoạn của kế hoạch thể hiện ở việc chia kế hoạch theo

các môc thời gian rõ ràng như kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn và kế

hoạch ngắn hạn. Kế hoạch có cả tính định tính và định lượng trong đó tính

định lượng là đặc trưng cơ bản, tính định lượng của kế hoạch được thể hiện

thông qua các chỉ tiêu mục tiêu và chỉ tiêu biện pháp dựa trên những dự báo

cụ thể mang tính cân đối của nền kinh tế quốc dân.Hệ thống chỉ tiêu và mục

tiêu trong kế hoạch thường đầy đủ, chi tiết và cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả

và khả năng thực thi.

2. Các nguyên tắc của kế hoạch hoá.

- Để đảm bảo cho hoạt động kế hoạch hoá đạt hiệu quả cao và phù hợp

với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác kế hoạch hoá cần phải

tuân thủ theo các nguyên tắc của kế hoạch hoá.

Dựa trên những nội dung và tính chất của kế hoạch như trên, khi xây dựng

kế hoạch phát triển phải đảm bảo các nguyên tắc sau :

- Kế hoạch phải xuất phát từ nhu cầu của xã hội :

Mục đích cuối cùng của kế hoạch là đáp ứng được nhu cầu của xã hội

nhằm đưa nền kinh tế phát triển toàn diện và bền vững. vì vậy kế hoạch

không xây dựng xuất phát từ nhu cầu của xã hội thì kế hoạch sẽ không có tính

thiết thực và nền kinh tế sẽ khó phát triển theo xã hội mong muốn.

- Kế hoạch phải dựa trên định hướng của Nhà nước và phù hợp với quy định

của pháp luật :

1 Giáo trình kinh tế phát triển trang 482

4

Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta

mọi cá nhân, tổ chức, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trong phát triển

trong việc phát triển kinh tế, các hoạt động văn hoá xã hội. Tuy nhiên khi lập

kế hoạch các đơn vị, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, … vẫn phải dựa vào các

định hướng của nhà nước, vì các định hướng này đảm bảo lợi ích chung cho

toàn quốc gia và cộng đồng, nó dựa trên các dự báo có khoa học và mang tính

cân đối vĩ mô cho nền kinh tế quốc dân.

- Kế hoạch phải được xây dựng dựa trên cơ sở điều kiện thưc tế.

Các điều kiện thực tế của địa phương như điều kiện cơ sở hạ tầng, tài

nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, các yếu tố về kinh tế - xã hội, chính trị.

Xây dựng kế hoạch không tính đến nhân tố này sẽ làm cho kế hoạch mất tính

hiện thực và thiếu khả năng thực thi.

- Kế hoạch phải có mục tiêu rõ rệt, đảm bảo tính tập trung, khả năng thực thi

cao, đáp ứng được các mục tiêu mà xã hội cần.

Các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là các mục

tiêu về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, các mục tiêu kết hợp tầm vĩ mô

với các chương trình của các bộ ngành TW, chính phủ để đảm bảo tính đồng

bộ với các mục tiêu, chương trình lớn của quốc gia.

- Kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, tính đồng bộ và bảo đảm tính chính

xác cao nhất có thể có.

Nội dung các bản kế hoạch phải dựa trên cơ sở khoa học đã được nghiên

cứu về tình hình thực trạng cụ thể của địa phương, đơn vị lập kế hoạch. Ở hầu

hết các địa phương đều có các điều tra, nghiên cứu lớn theo giai đoạn về tình

hình dân số, kinh tế, xã hội, các kế hoạch trung và dài hạn thường phải dựa

vào các nghiên cứu, điều tra này để dự báo tình hình phát triển lâu dài về kinh

tế, xã hội để lập kế hoạch cho từng giai đoạn cụ thể.

- Kế hoạch phải linh hoạt, có khả năng thích ứng tốt với tình hình biến động

của đơn vị, địa phương lập kế hoạch.

5

Trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, quá trình phát triển

toàn diện của nước ta cũng chịu ảnh hưởng bởi biến động của khu vực và thế

giới về kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó xây dựng kế hoạch phải linh hoạt ,

thích ứng với các biến động lớn về kinh tế, chính trị của khu vực và thế giới

- Kế hoạch phải cố gắng đảm bảo tính liên tục và có kế hoạch dự phòng trong

trường hợp tình hình tại địa phương, đơn vị có biến động lớn.

Xây dựng kế hoạch phải tránh trường hợp dập khuôn, bị động khi có

biến động ảnh hưởng mục tiêu kế hoạch đã đề ra. Dựa vào các mục tiêu ,

chương trình phát triển dài hạn 10, 20 năm để xây dựng các kế hoạch trung và

dài hạn, kế hoạch quý sao cho toàn bộ các kế hoạch đó tạo thành một kế

hoạch liên tục. Đồng thời phải có kế hoạch dự phòng trong trường hợp có

biến động ảnh hưởng đến việc hoàn thành các mục tiêu trong kế hoạch đã

định.

- Kế hoạch phải được xây dựng dựa trên nội dung kế hoạch dài hạn và kết

hợp với kế hoạch ngắn hạn, trung hạn để đảm bảo cân đối vĩ mô, phát triển

bền vững.

- Kế hoạch phải bảo đảm độ tin cậy, tính tối ưu hoá và hiệu quả cụ thể theo

từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội cụ thể.

Đặc biệt phải đảm bảo độ an toàn về tài chính thể hiện ở tính đảm bảo

nguồn vốn cho các mục tiêu đang và sắp thực hiện. Nguồn tài chính của các

địa phương chủ yếu từ ngân sách Nhà nước và các khoản tự thu nhưng chủ

yếu là ngân sách Nhà nước do đó cần cân đối giữa các mục tiêu phát triển

trong khoảng dự trù ngân sách có thể vừa đáp ứng các mục tiêu phát triển lớn

đồng thời phân bổ ngân sách cho các khoản dự trù trong các tình huống khẩn

cấp như thiên tai, dịch bệnh, …

6

3. Phân loại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

3.1. Theo thời gian thực hiện kế hoạch.

Theo thời gian của kế hoạch chúng ta thường phân kế hoạch thành Kế

hoạch dài hạn ( Kế hoạch từ 10 năm trở nên ), Kế hoạch trung hạn ( kế hoạch

3 năm, kế hoạch 5 năm), Kế hoạch ngắn hạn ( thường là kế hoạch 1 năm, kế

hoạch quý, kế hoạch tháng). Trong đó kế hoạch dài hạn thường là kế hoạch có

tính chiến lược cao, kế hoạch trung hạn có tính khả thi cao và kế hoạch ngắn

hạn thường đáp ứng nhanh nhất cho các nhu cầu phát triển trước mắt của xã

hội.

3.2. Theo lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội.

Theo lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội thường phân kế hoạch thành các kế

hoạch cho từng lĩnh vực phát triển cụ thể như kế hoạch phát triển kinh tế, kế

hoạch phát triển xã hội, kế hoạch về quốc phòng an ninh, hoặc các kế hoạch

phát triển của các ngành, lĩnh vực như kế hoạch phát triển công nghiệp, kế

hoạch phát triển giáo dục,…

3.3. Theo nguồn vốn cho từng chương trình phát triển cụ thể.

Kế hoạch xây dựng theo tiêu chuẩn này thường là các kế hoạch về các

chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, chương trình theo nguồn vốn đầu tư của

nước ngoài như vốn vay của nước ngoài ( ODA ), vốn đầu tư trực tiếp của

nước ngoài ( FDI ), và vốn đầu tư của các cơ sở hạ tầng theo kiểu chủ đầu tư

nước ngoài đứng ra xây dựng và kinh doanh, sau đó chuyển giao cho nước

chủ nhà ( BOT ). Việt Nam là một nước nghèo có điều kiện cơ sở hạ tầng

chưa phát triển so với khu vực và trên thế giới do đó hàng năm cũng như

trong dài hạn nhận được rất nhiều nguồn vốn viện trợ của nước ngoài. Dựa

vào các nguồn vốn này để xây dựng các kế hoạch cụ thể cho từng nguồn vốn

cụ thể.

7

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!