Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các công trình kiến trúc pháp tại đà nẵng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
---------------------------
KHÓA LUẬN TÔT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC PHÁP
TẠI ĐÀ NẴNG
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Phạm Thanh Thảo
Chuyên ngành : Cử nhân Việt Nam Học
Lớp : 13CVNH
Ngƣời hƣớng dẫn : Th.S Tăng Chánh Tín
Đà Nẵng, tháng 5/2017
Lôøi caûm ôn
Để hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến ThS. Tăng Chánh Tín đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên
cứu và viết khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư
Phạm Đà Nẵng đã tận tình truyền đạt kiến thức chuyên ngành trong bốn năm em
học tại trường. Với vốn kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập không chỉ là
nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em
bước vào đời vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Hội Kiến trúc thành phố
Đà Nẵng, Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà
Nẵng, Các Công ty Du lịch cùng với các Cô, Chú, Anh chị, bạn bè đã tạo điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ em có được những thông tin, số liệu quan trọng liên quan để em
có thể hoàn thành được đề tài của mình.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy, Cô trong khoa Lịch sử dồi dào sức
khỏe và thành công hơn nữa trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú,
Anh, Chị cùng với bạn bè thân thương trong các Cơ quan hành chính, Công ty du
lịch và các cơ sở tư nhân luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong
cuộc sống.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 01 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phạm Thanh Thảo
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 2
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.................................................. 3
3.1. Mục đích...................................................................................................... 3
3.2. Đối tượng..................................................................................................... 3
3.3. Phạm vi........................................................................................................ 4
4. Nguồn sử liệu và phƣơng pháp nghiên cứu: .................................................. 4
4.1. Nguồn sử liệu............................................................................................... 4
4.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 4
5. Đóng góp của đề tài........................................................................................ 4
6. Bố cục............................................................................................................. 5
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN............................................ 6
1.1. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng .............................................................. 6
1.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................... 6
1.1.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................. 6
1.1.1.2. Địa hình.................................................................................................. 6
1.1.1.3. Khí hậu................................................................................................... 7
1.1.1.4. Thủy văn ................................................................................................. 8
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................... 8
1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Đà Nẵng .................................. 9
1.2. Đôi nét về kiến trúc Pháp.......................................................................... 13
1.2.1. Kiến trúc Pháp qua các thời kỳ................................................................ 13
1.2.2. Một số phong cách kiến trúc tiêu biểu ..................................................... 17
1.2.2.1. Kiến trúc Rô-măng ................................................................................ 17
1.2.2.2. Kiến trúc Gô- tích.................................................................................. 19
1.3. Công cuộc khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp và sự ra đời của các
công trình kiến trúc tại Đà Nẵng ..................................................................... 21
1.3.1. Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp .................................. 21
1.3.2. Sự ra đời của các công trình kiến trúc Pháp tại Đà Nẵng ........................ 23
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC PHÁP TẠI ĐÀ NẴNG 30
2.1. Một số các công trình kiến trúc Pháp tại Đà Năng ................................... 30
2.1.1. Các tòa nhà hành chính công vụ ............................................................. 30
2.1.1.1. Tòa Thị chính Đà Nẵng ......................................................................... 30
2.1.1.2. Tòa án nhân dân thành phố ................................................................... 31
2.1.2. Các công trình tôn giáo ........................................................................... 32
2.1.3. Bảo tàng.................................................................................................. 33
2.1.4. Trường học ............................................................................................. 35
2.1.5. Khách sạn ............................................................................................... 37
2.1.6. Nhà ở tư nhân......................................................................................... 39
2.2. Giá trị của các công trình kiến trúc Pháp tại Đà Nẵng ............................. 41
2.2.1. Giá trị về lịch sử, văn hóa........................................................................ 41
2.2.2. Giá trị về kiến trúc, cảnh quan ................................................................ 45
CHƢƠNG 3. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN
TRÚC PHÁP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH
......................................................................................................................... 49
3.1. Thực trạng khai khác nhằm phát trển du lịch ở những công trình kiến trúc
Pháp tại Đà Nẵng............................................................................................. 49
3.1.1. Các tour khai thác vào chương trình du lịch ........................................... 49
3.1.2. Số lượng khách ....................................................................................... 52
3.1.3. Đối tượng khách ..................................................................................... 53
3.1.4. Một số khó khăn, thách thức ................................................................... 54
3.2. Việc trùng tu, tôn tạo các công trình......................................................... 55
3.2.1. Thực trạng các công trình ....................................................................... 55
3.2.2. Hệ thống chính sách bảo vệ, phục hồi, tôn tạo các công trình ................. 56
3.3. Một số giải pháp khai thác các công trình kiến trúc Pháp tại Đà Nẵng vào
phát triển du lịch ............................................................................................. 59
3.3.1. Giải pháp về nghiên cứu.......................................................................... 59
3.3.2. Giải pháp về xây dựng chính sách ........................................................... 60
3.3.3. Giải pháp về nguồn vốn........................................................................... 61
3.3.4. Giải pháp về xây dựng các chương trình du lịch...................................... 62
3.3.5. Giải pháp về quảng bá, tuyên truyền........................................................ 63
PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 66
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày 1 tháng 9 năm 1858, thực dân Pháp nổ súng bắt đầu cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam, địa điểm đầu tiên chúng chiếm đánh là thành phố cảng Đà
Nẵng. Đà Nẵng có một vị trí chiến lược vô cùng quan trọng nên đã trở thành đích
ngắm, là tâm điểm để bành trướng thế lực của các nước phương Tây. Bởi lẽ, dưới
con mắt của họ thì: “Đà Nẵng là một vị trí tuyệt vời nhất ở vùng Viễn Đông” nên
đến nửa đầu thế kỷ XIX, ngày càng trở thành mục tiêu cần chiếm lấy trong âm mưu
xâm nhập Việt Nam của chúng. Đến nay những dấu tích của người Pháp vẫn còn
hiện hữu ở nhiều nơi trên đất nước ta.
Trong gần 100 năm đô hộ Việt Nam, thực dân Pháp ngoài âm mưu biến
nước ta thành thuộc địa, đàn áp dã man các phong trào yêu nước, cách mạng hòng
dập tắt ngọn lửa căm thù và ý chí đấu tranh của nhân dân ta; thực dân Pháp còn tiến
hành công cuộc khai thác thuộc địa nhằm vơ vét, bóc lột tài nguyên, khoáng sản và
nguồn nhân công rẻ mạt; phục vụ cho mục đích kinh tế, đem lại nguồn lợi nhuận tối
đa cho chính quốc. Ngoài những hậu quả tiêu cực mà công cuộc khai thác thuộc địa
để lại cho người dân Việt Nam thì công cuộc đó còn làm hình thành ở nước ta một
hệ thống công trình kiến trúc độc đáo.
Thời gian trôi đi, các công trình kiến trúc Pháp giờ đây đã trở thành những
công trình có tuổi, có công trình đã có tuổi lên đến hơn 100 năm. Những công trình
có từ thời Pháp không chỉ có ý nghĩa về mặt kiến trúc mà nó còn gắn liền với lịch
sử hình thành và phát triển của các tỉnh, thành trên cả nước. Kiến trúc Pháp với
những nét thanh thoát, tinh tế và vững chãi của nó đã trở thành một địa chỉ đỏ trong
hệ thống di tích văn hóa – du lịch của mỗi địa phương.
Khi nhắc đến những thành phố còn sở hữu nhiều công trình kiến trúc Pháp,
bên cạnh Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế; ta không thể không nhắc đến Đà Nẵng –
một thành phố lớn bậc nhất tại miền Trung Việt Nam thời kì Pháp thuộc, là nơi đặt
trụ sở nhiều cơ quan của chính quyền thuộc địa và là nơi tập trung một đội ngũ
đông đảo những công chức, trí thức người Pháp lẫn người Việt. Vì thế, Đà Nẵng
may mắn còn lưu giữ được nhiều công trình kiến trúc Pháp có giá trị độc đáo.
2
Hiện nay, Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của
miền Trung và Tây Nguyên. Với vai trò đầu tàu, Đà Nẵng đang chuyển mình nhanh
chóng trở thành một thành phố trẻ trung, năng động và hiện đại vươn lên tầm khu
vực và thế giới. Sự phát triển đó đã làm phá vỡ cảnh quan kiến trúc truyền thống
của thành phố vốn được hình thành từ hàng trăm năm qua. Đà Nẵng đang định hình
một không gian đô thị, trong đó kiến trúc là một trong những yếu tố quan trọng làm
nên diện mạo thành phố.
Trong bối cảnh đó, những kiến trúc Pháp trở thành một nét riêng, nét đẹp
giữa lòng thành phố. Là tài sản quý giá của một thành phố non trẻ, nó gợi nhắc về
một thời gian đã qua, mà không phải tỉnh thành nào cũng may mắn có được.
Hiện nay, các công trình kiến trúc Pháp tại Đà Nẵng đã và đang được sử
dụng với nhiều mục đích khác nhau, đã có biểu hiện xuống cấp nhưng chưa có
một chính sách, dự án cụ thể, khả thi nào để bảo tồn, tôn tạo những công trình
này; cũng như phát huy những giá trị đặc sắc của nó nhằm mục đích phát triển
văn hóa – du lịch.
Với mong muốn đem lại một cái nhìn cụ thể, chân thực và khoa học về các
công trình kiến trúc Pháp tại Đà Nẵng, đồng thời đề xuất các biện pháp nhằm khai
thác những giá trị của nó, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này đề làm khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thống các công trình kiến trúc Pháp trên cả
nước nói chung và Đà Nẵng nói riêng đã được nhiều tổ chức, học giả quan tâm.
Được trình bày trong nhiều tác phẩm sách, báo, tạp chí, báo cáo khoa học…
- PGS.TS.KTS Tôn Đại trong bài viết: “Di sản kiến trúc Pháp – Các giá trị
và ảnh hưởng” đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 1-2009, đã trình bày một cách khá cụ
thể hệ thống các công trình kiến trúc Pháp tại Việt Nam với những đặc sắc về kiến
trúc (kiến trúc Rômăng, Gô-tích, kiến trúc cổ điển phương Tây, kiến trúc dân gian
Pháp, kiến trúc mới…) cũng như giá trị lịch sử, văn hóa to lớn của các công trình
này. Đồng thời, tác giả cũng nêu được những giá trị tích cực, nhân văn của các công
trình đó trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, tác phẩm mới đề cập chung chung mà
chưa cụ thể vào các công trình tại Đà Nẵng.