Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Các bài thí nghiệm trong chương trình vật lý lớp 8, 9 thcs.
PREMIUM
Số trang
137
Kích thước
4.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
994

Các bài thí nghiệm trong chương trình vật lý lớp 8, 9 thcs.

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lí

GVHD: ThS. Nguyễn Nhật Quang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA VẬT LÝ

----------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH SƯ PHẠM VẬT LÝ

Đề tài:

CÁC BÀI THÍ NGHIỆM TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ

LỚP 8,9 THCS

Người hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Nhật Quang

Người thực hiện:

Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Đà Nẵng, tháng 5/2013

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lí

GVHD: ThS. Nguyễn Nhật Quang 2

LỜI CẢM ƠN

  

Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, em đã nhận được nhiều

sự quan tâm giúp đỡ từ quý thầy cô giáo cũng như người thân và

bạn bè để hoàn thành đề tài: “Các bài thí nghiệm trong chương

trình Vật lý lớp 8, 9 THCS”

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Nguyễn Nhật

Quang đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực

hiện đề tài. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô, gia đình

bạn bè đã động viên và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành khóa

luận này.

Trong quá trình thực hiện khóa này không thể tránh khỏi những

khó khăn, thiếu sót. Vì vậy em rất mong những góp ý từ quý thầy cô

cũng như các bạn đọc để khóa luận được hoàn thiện hơn.

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2013

Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lí

GVHD: ThS. Nguyễn Nhật Quang 3

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HS Học sinh

GV Giáo viên

TN Thí nghiệm

THCS Trung học cơ sở

ĐHSP Đại học sư phạm

ĐH Đại học

TNVL Thí nghiệm Vật lí

PPDH Phương pháp dạy học

SGK Sách giáo khoa

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lí

GVHD: ThS. Nguyễn Nhật Quang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 9

1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 9

2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 10

3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................. 10

4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 10

5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 10

6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 10

7. Đối tượng sử dụng đề tài ........................................................................................ 11

8. Cấu trúc luận văn.................................................................................................... 11

NỘI DUNG................................................................................................................. 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.................................................... 12

1.1 Khái niệm ............................................................................................................. 12

1.2 Phân loại các thí nghiệm Vật lý............................................................................ 12

1.2.1 Thí nghiệm biểu diễn......................................................................................... 12

1.2.2 Thí nghiệm thực hành........................................................................................ 13

1.3 Những điểm có bản trong chương trình Vật lí lớp 8, 9 THCS............................ 14

1.3.1 Chương trình Vật lí lớp 8 .................................................................................. 14

1.3.2 Chương trình Vật lí lớp 9 .................................................................................. 19

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÁC THÍ NGHIỆM VẬT LÍ 8, 9 CẤP

THCS.......................................................................................................................... 29

2.1 Lớp 8..................................................................................................................... 29

BÀI 1: SỰ CÂN BẰNG LỰC VÀ QUÁN TÍNH (Bài 5, trang 17, SGK) ................ 29

BÀI 2: KHẢO SÁT SỰ CÓ MẶT CỦA LỰC MA SÁT (Bài 6, trang 21, SGK)..... 31

BÀI 3: QUAN SÁT HIỆN TƯỢNG ÁP SUẤT CHẤT LỎNG - BÌNH THÔNG

NHAU (Bài 8, trang 28, SGK)................................................................................... 33

BÀI 4 : KHẢO SÁT SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN (Bài 9, trang 32,

SGK)........................................................................................................................... 36

BÀI 5: NGHIỆM LẠI ĐỊNH LUẬT ÁC-SI-MÉT ( Bài 11, trang 40, SGK)........... 37

BÀI 6: KHẢO SÁT ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG (Bài 14, trang 49, SGK)................... 42

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lí

GVHD: ThS. Nguyễn Nhật Quang 5

BÀI 7: KHẢO SÁT SỰ CHUYỂN HÓA VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG (Bài 17, trang

59, SGK)..................................................................................................................... 44

BÀI 8: KHẢO SÁT SỰ DẪN NHIỆT (Bài 22, trang 77, SGK) ............................... 46

BÀI 9: KHẢO SÁT ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT (Bài 23, trang 80, SGK)........... 49

2. Các bài thí nghiệm lớp 9......................................................................................... 52

BÀI 1: THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN

BẰNG VÔN KẾ VÀ AMPE KẾ (Bài 3, trang 9, SGK)............................................ 52

BÀI 2: KIỂM TRA SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI DÂY

DẪN (Bài 7, trang 19, SGK)...................................................................................... 55

BÀI 3: KIỂM TRA SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO TIẾT DIỆN DÂY

DẪN (Bài 8, trang 22, SGK)...................................................................................... 58

BÀI 4: KIỂM TRA SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀ VẬT LIỆU LÀM DÂY

DẪN (Bài 9, trang 25, SGK)...................................................................................... 60

BÀI 5: KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN KHI ĐIỀU CHỈNH

BIẾN TRỞ (Bài 10, trang 28, SGK) .......................................................................... 63

BÀI 6: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA CÁC DỤNG CỤ ĐIỆN (Bài

15, trang 42, SGK)...................................................................................................... 65

BÀI 7: KIỂM NGHIỆM MỐI QUAN HỆ Q ~ I2 TRONG ĐỊNH LUẬT JUN – LEN￾XƠ (Bài 18, trang 49, SGK)....................................................................................... 69

BÀI 8: KIỂM TRA SỰ TƯƠNG TÁC CỦA HAI NAM CHÂM VĨNH CỬU (Bài 21,

trang 58, SGK)............................................................................................................ 73

BÀI 9: KHẢO SÁT TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN – TỪ TRƯỜNG (Bài 22,

trang 61, SGK)............................................................................................................ 75

BÀI 10: TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ (Bài 23, trang 63, SGK) .............................. 76

BÀI 11: KHẢO SÁT TỪ TRƯỜNG TRONG ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY

QUA (Bài 24, trang 65, SGK).................................................................................... 78

BÀI 12: THỰC HÀNH CHẾ TẠO NAM CHÂM VĨNH CỬU – NGHIỆM LẠI TỪ

TÍNH CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN (Bài 29, trang 79, SGK) ........................ 80

BÀI 13: KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ (Bài 31, trang 85, SGK)

.................................................................................................................................... 84

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lí

GVHD: ThS. Nguyễn Nhật Quang 6

BÀI 14: THỰC HÀNH VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ MÁY BIẾN THẾ (Bài

38, trang 103, SGK).................................................................................................... 85

BÀI 15: KHẢO SÁT MỐI QUAN HỆ GIỮA GÓC TỚI VÀ GÓC KHÚC XẠ (Bài

41, trang 111, SGK).................................................................................................... 88

BÀI 16: KHẢO SÁT THẤU KÍNH HỘI TỤ (Bài 42, trang 113, SGK)................... 90

BÀI 17: KHẢO SÁT ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ (Bài

43, trang 116, SGK).................................................................................................... 91

BÀI 18: KHẢO SÁT THẤU KÍNH PHÂN KỲ (Bài 44, trang 119, SGK)............... 94

BÀI 19: KHẢO SÁT ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ

(Bài 45, trang 122, SGK)............................................................................................ 95

BÀI 20: THỰC HÀNH ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ (Bài 46, trang

124, SGK)................................................................................................................... 97

BÀI 21: KHẢO SÁT ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU (Bài 52, trang

137, SGK)................................................................................................................. 100

BÀI 22: NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG (Bài 53, trang 139,

SGK)......................................................................................................................... 102

BÀI 23: SỰ TRỘN ÁNH SÁNG MÀU (Bài 54, trang 142, SGK) ......................... 104

BÀI 24: CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG (Bài 56, trang 146, SGK).............. 106

BÀI 25: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC VÀ ÁNH SÁNG

KHÔNG ĐƠN SẮC BẰNG ĐĨA CD (Bài 57, trang 149, SGK)............................. 108

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ........................................................... 111

3.1 Lớp 8................................................................................................................... 111

BÀI 1: KIỂM TRA SỰ CÂN BẰNG LỰC VÀ QUÁN TÍNH (Bài 5, trang 17, SGK)

.................................................................................................................................. 111

BÀI 2: KHẢO SÁT SỰ CÓ MẶT CỦA LỰC MA SÁT(Bài 6, trang 21, SGK).... 111

BÀI 3: ÁP SUẤT CHẤT LỎNG - BÌNH THÔNG NHAU (Bài 8, trang 28, SGK) 112

BÀI 4 : KHẢO SÁT SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN(Bài 9, trang 32,

SGK)......................................................................................................................... 112

BÀI 5: THỰC HÀNH NGHIỆM LẠI ĐỊNH LUẬT ÁC-SI-MÉT (Bài 11, trang 40,

SGK)......................................................................................................................... 113

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lí

GVHD: ThS. Nguyễn Nhật Quang 7

BÀI 6: KHẢO SÁT ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG (Bài 14, trang 49, SGK)................. 114

BÀI 7: KHẢO SÁT SỰ CHUYỂN HÓA VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG (Bài 17, trang

59, SGK)................................................................................................................... 114

BÀI 8: KHẢO SÁT SỰ DẪN NHIỆT (Bài 22, trang 77, SGK) ............................. 115

BÀI 9: KHẢO SÁT ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT (Bài 23, trang 80, SGK)......... 115

3.2 Lớp 9................................................................................................................... 116

BÀI 1: THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN BẰNG VÔN KẾ

VÀ AMPE KẾ (Bài 3, trang 9, SGK) ...................................................................... 116

BÀI 2: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO CHIỀU DÀI DÂY DẪN (Bài 7,

trang 20, SGK).......................................................................................................... 117

BÀI 3: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO TIẾT DIỆN DÂY DẪN (Bài 9,

trang 25, SGK).......................................................................................................... 118

BÀI 4: SỰ PHỤ THUỘC CỦA ĐIỆN TRỞ VÀO VẬT LIỆU LÀM DÂY DẪN (Bài

9, trang 25, SGK)...................................................................................................... 118

BÀI 5: KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN KHI ĐIỀU CHỈNH

BIẾN TRỞ (Bài 10, trang 28, SGK) ........................................................................ 119

BÀI 6: THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA CÁC DỤNG

CỤ ĐIỆN (Bài 15, trang 42, SGK)........................................................................... 119

BÀI 7: THỰC HÀNH KIỂM NGHIỆM MỐI QUAN HỆ Q ~ I2 TRONG ĐỊNH

LUẬT JUN – LEN-XƠ (Bài 18, trang 49, SGK)..................................................... 121

BÀI 8: SỰ TƯƠNG TÁC CỦA HAI NAM CHÂM VĨNH CỬU (Bài 21, trang 58,

SGK)......................................................................................................................... 122

BÀI 9: KHẢO SÁT TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN – TỪ TRƯỜNG (Bài 22,

trang 61, SGK).......................................................................................................... 123

BÀI 10: TỪ PHỔ - ĐƯỜNG SỨC TỪ (Bài 23, trang 63, SGK) ............................ 123

BÀI 11: KHẢO SÁT TỪ TRƯỜNG TRONG ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY

QUA (Bài 24, trang 68, SGK).................................................................................. 123

BÀI 12: THỰC HÀNH CHẾ TẠO NAM CHÂM VĨNH CỬU – NGHIỆM LẠI TỪ

TÍNH CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN (Bài 29, trang 79, SGK) ...................... 124

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lí

GVHD: ThS. Nguyễn Nhật Quang 8

BÀI 13: KHẢO SÁT HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ (Bài 31, trang 85, SGK)

.................................................................................................................................. 125

BÀI 14: THỰC HÀNH VẬN HÀNH MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ MÁY BIẾN THẾ (Bài

38, trang 103, SGK).................................................................................................. 126

BÀI 15: KHẢO SÁT MỐI QUAN HỆ GIỮA GÓC TỚI VÀ GÓC KHÚC XẠ (Bài

41, trang 111, SGK).................................................................................................. 127

BÀI 16: KHẢO SÁT THẤU KÍNH HỘI TỤ (Bài 42, trang 113, SGK)................. 128

BÀI 17: KHẢO SÁT ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ (Bài

43, trang 116, SGK).................................................................................................. 128

BÀI 18: KHẢO SÁT THẤU KÍNH PHÂN KÌ (Bài 44, trang 119, SGK).............. 128

BÀI 19: KHẢO SÁT ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ

(Bài 45, trang 122, SGK).......................................................................................... 128

BÀI 20: THỰC HÀNH ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ (Bài 46, trang

124, SGK)................................................................................................................. 129

BÀI 21: KHẢO SÁT ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ ÁNH SÁNG MÀU (Bài 52, trang

137, SGK)................................................................................................................. 130

BÀI 22: NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG (Bài 53, trang 139,

SGK)......................................................................................................................... 130

BÀI 23: SỰ TRỘN ÁNH SÁNG MÀU (Bài 54, trang 142, SGK) ......................... 132

BÀI 24: CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG (Bài 56, trang 146, SGK).............. 133

BÀI 25: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG ĐƠN SẮC VÀ ÁNH SÁNG

KHÔNG ĐƠN SẮC BẰNG ĐĨA CD (Bài 57, trang 149, SGK)............................. 133

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 135

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 136

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lí

GVHD: ThS. Nguyễn Nhật Quang 9

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Thế kỷ XXI chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ cũng

như những tiến bộ vượt bậc về mọi mặt của con người. Những thành tựu đó không gì

khác chính là nhờ có giáo dục. Bởi giáo dục được coi là nhân tố quyết định nhất.

Giáo dục vừa là động lực, vừa là mục tiêu cho sự phát triển xã hội. Hiện nay, việc

không ngừng nâng cao chất lượng dạy học là yêu cầu xuyên suốt của quá trình phát

triển giáo dục Việt Nam. Cùng với sự nổ lực của đổi ngũ các nhà sư phạm trong hệ

thống giáo dục, các thầy cô giảng dạy bộ môn Vật lí không ngừng học tập, trao đổi

và đổi mới phương pháp giảng dạy bộ môn Vật lí.

Vật lí là môn khoa học thực nghiệm với phần lớn các kiến thức được xây dựng

trên cơ sở quan sát đúc kết từ thực nghiệm. Bên cạnh những vấn đề lí thuyết và bài

tập Vật lí, việc lồng ghép các thí nghiệm (TN) vào trong các bài học Vật lí là một

biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần tích cực trong

hoạt động truyền đạt kiến thức cho học sinh (HS). Hiện nay, để có được tất cả các

dụng cụ TN hoàn chỉnh là một yêu cầu khó đối với cơ sở vật chất các trường Trung

học cơ sở (THCS). Bên cạnh đó, khối lượng kiến thức trong mỗi bài học đều tăng

lên, hầu hết các bài đều có TN. Vì vậy việc sử dụng TN trong dạy học Vật lí là một

giải pháp quan trọng trong giảng dạy, giúp HS có thể tiếp thu kiến thức nhanh chóng,

sâu sắc, đồng thời tạo hứng thú học tập cho HS.

Việc cũng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành cho HS rất được chú trọng

trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần đào tạo thế hệ mới

có khả năng làm chủ tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, tư duy sáng tạo…, đáp

ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nhiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước.

Việc làm thí nghiệm sẽ góp phần tạo điều kiện cho HS áp dụng những tri thức đã

thu nhận vào thực tiễn, tự khám phá ra các hiện tượng, quan sát trực tiếp các hiện

tượng, đo lường các đại lượng, xử lí các số liệu, kiểm chứng lại các hiện tượng giúp

HS hiểu vấn đề một cách sâu sắc và hứng thú học hơn nữa. Vì vậy việc đưa các

phương tiện TN Vật lí vào trong quá trình giảng dạy là vấn đề bức thiết.

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lí

GVHD: ThS. Nguyễn Nhật Quang 10

Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Các bài thí nghiệm

trong chương trình Vật lý lớp 8, 9 THCS”.

2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài này là nghiên cứu các bài thí nghiệm dạy học Vật lí lớp 8, 9

THCS tại phòng thí nghiệm phương pháp dạy học của Khoa Vật Lí trường ĐHSP Đà

Nẵng nhằm đổi mới phương phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học Vật

lí ở THCS.

3. Đối tượng nghiên cứu

- Các tài liệu liên quan đến cở sở lí thuyết của các bài thực nghiệm trong chương

trình vật lí THCS lớp 8, 9 và các thiết bị thí nghiệm liên quan.

- Các tài liệu hướng dẫn tiến hành thí nghiệm ở Khoa Vật Lí trường ĐHSP Đà

Nẵng và các thiết bị liên quan.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Cơ sở lí thuyết của các thí nghiệm Vật lí trong dạy học Vật lí.

- Xây dựng các bài thí nghiệm, lấy số liệu mẫu của các bài thí nghiệm.

5. Phạm vi nghiên cứu

Do một số hạn chế về vấn đề thời gian và kinh nghiệm bản thân, nên đề tài chỉ

nghiên cứu các bài thí nghiệm lớp 8, 9 trong chương trình Vật lí THCS tại phòng thí

nghiệm của Khoa Vật lí trường Đại học (ĐH) Sư Phạm Đà Nẵng.

6. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên

cứu:

- Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học Vật lí trong

trường cơ sở, những tài liệu liên quan trong chương trình vật lí THCS, tài liệu hướng

dẫn sử dụng các thiết bị thí nghiệm tại trường ĐHSP.

- Nghiên cứu thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thí nghiệm ở phòng thí nghiệm của

trường trường ĐH Sư Phạm, từ kết quả thí nghiệm kết hợp với quá trình quan sát

thực hiện rút ra được những kết luận và hướng dẫn sư phạm cần thiết.

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lí

GVHD: ThS. Nguyễn Nhật Quang 11

- Lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các giảng viên dạy bộ môn thí

nghiệm để nắm bắt thực trạng của việc trang thiết bị và sử dụng các phương tiện dạy

học trong Vật lí.

7. Đối tượng sử dụng đề tài

Đề tài hi vọng sẽ trở thành tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên sư phạm Vật

lí, các giáo viên dạy bộ môn Vật lí và HS THCS.

8. Cấu trúc luận văn

- Phần mở đầu

- Phần nội dung gồm ba chương:

+ Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

+ Chương 2: Xây dựng hệ thống các bài thí nghiệm Vật lí 8, 9 cấp THCS

+Chương 3 : Kết quả thực nghiệm

- Phần kết luận: Kết luận và kiến nghị

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lí

GVHD: ThS. Nguyễn Nhật Quang 12

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Khái niệm

Thí nghiệm Vật lý (TNVL) là sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người

vào đối tượng của hiện thực khách quan. Thông qua sự phân tích các điều kiện mà

trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động, ta có thể thu nhận

được tri thức mới.

1.2 Phân loại các thí nghiệm Vật lý

Trong dạy học Vật lí, mỗi thí nghiệm tiến hành trong tiết học đều được quy về một

trong hai dạng thí nghiệm: thí nghiệm biễu diễn và thí nghiệm thực hành.

1.2.1 Thí nghiệm biểu diễn

Thí nghiệm biểu diễn là TN do giáo viên (GV) trình bày ở trên lớp.

Người ta căn cứ vào mục đích thí nghiệm mà có thể chia thí nghiệm biểu diễn

thành 3 loại: thí nghiệm nêu vấn đề, thí nghiệm giải quyết vấn đề, thí nghiệm cũng

cố.

+ Thí nghiệm nêu vấn đề nhằm nêu lên vấn đề cần nghiên cứu tạo ra tình huống

có vấn đề làm tăng hiệu quả của dạy học.

+ Thí nghiệm giải quyết vấn đề là TN được thực hiện giải quyết vấn đề đặt ra sau

phần nêu vấn đề. Bao gồm hai loại thí nghiệm: TN khảo sát và TN kiểm chứng. Thí

nghiệm khảo sát là thí nghiệm tiến hành nghiên cứu vấn đề đặt ra thông qua đó GV

hướng dẫn HS đi đến khái niệm cần thiết (ví dụ: Thí nghiệm về sự khúc xạ ánh sáng.

Trong đó GV cho HS quan sát hiện tượng TN để đưa đến khái niệm hiện tượng khúc

xạ ánh sáng là gì?) Còn thí nghiệm kiểm chứng là TN dùng để kiểm tra lại những kết

luận được suy ra từ lí thuyết (ví dụ: Thí nghiệm kiểm tra lại dự đoán sự phụ thuộc

của điện trở vào tiết diện dây dẫn ở bài 8 SGK Vật lí 9).

+ Thí nghiệm củng cố là thí nghiệm thuộc loại dùng để củng cố kiến thức đã

nghiên cứu bao gồm cả những TN nói lên ứng dụng của kiến thức Vật lí trong đời

sống và trong kỹ thuật. Ví dụ: Khi nghiên cứu về thấu kính hội tụ GV có thể làm TN

ứng dụng để tạo ra dụng cụ quang học như ống nhòm, máy ảnh, kính lúp…

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Vật lí

GVHD: ThS. Nguyễn Nhật Quang 13

1.2.2 Thí nghiệm thực hành

Thí nghiệm thực hành Vật lí là TN do tự tay học sinh tiến hành dưới sự hướng dẫn

của giáo viên. Với dạng TN này có nhiều cách phân loại, tuỳ theo căn cứ vào nội

dung, hình thức tổ chức hay cách tiến hành TN mà người ta phân loại.

* Căn cứ vào nội dung: Có thể chia thí nghiệm thực hành làm hai loại:

- Thí nghiệm thực hành định tính: loại thí nghiệm này có ưu điểm nêu bật bản

chất của hiện tượng.

- Thí nghiệm thực hành định lượng: loại thí nghiệm này có ưu điểm giúp học sinh

nắm được quan hệ giữa các đại lượng vật lí một cách chính xác rõ ràng.

* Căn cứ vào tính chất có thể chia thí nghiệm thực hành làm hai loại:

- Thí nghiệm thực hành khảo sát: loại thí nghiệm này HS chưa biết kết quả TN,

phải thông qua thí nghiệm mới tìm ra được các kết luận cần thiết. Loại thí nghiệm

này được tiến hành trong khi nghiên cứu kiến thức mới.

- Thí nghiệm kiểm nghiệm: loại thí nghiệm này được tiến hành kiểm nghiệm lại

những kết luận đã được khẳng định cả về lí thuyết và thực nghiệm nhằm đào sâu vấn

đề hơn.

* Căn cứ vào hình thức tổ chức thí nghiệm có thể chia thí nghiệm thực hành

thành 3 loại:

- Thí nghiệm thực hành đồng loạt: loại thí nghiệm này tất cả các nhóm học sinh

đều cùng làm một thí nghiệm, cùng thời gian và cùng một kết quả. Đây là thí nghiệm

được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì có nhiều ưu điểm:

+ Trong khi làm thí nghiệm các nhóm trao đổi giúp đỡ nhau và kết quả trung

bình đáng tin cậy hơn.

+ Việc chỉ đạo của GV tương đối đơn giản vì mọi việc uốn nắn hướng dẫn, sai

sót, tổng kết thí nghiệm đều được hướng dẫn đến tất cả HS.

Bên cạnh những ưu điểm, còn một số hạn chế:

+ Do trình độ các nhóm không đồng đều nên có nhóm vội vàng trong khi thao

tác dẫn đến hạn chế kết quả.

+ Đòi hỏi nhiều bộ TN giống nhau gây khó khăn về thiết bị.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!