Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Buộc thực hiện đúng hợp đồng theo pháp luật thương mại
PREMIUM
Số trang
83
Kích thước
823.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
859

Buộc thực hiện đúng hợp đồng theo pháp luật thương mại

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

-----o0o-----

NGUYỄN NGỌC HIẾU

BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG

THEO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 60.38.50

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Văn Đại

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu nêu trong

luận văn chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

BLDS Bộ luật dân sự

LTM Luật thương mại

CISG Convention on contracts for the international sale of goods

(Công ước viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980)

UPICC

UNIDROIT (International Institute for the Unification of

Private Law) Principles of international commercial contract

(Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế

năm 2004)

PECL Principles of European contract law

(Bộ nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng)

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1

1 - Lý do chọn đề tài............................................................................... 1

2- Tình hình nghiên cứu đề tài................................................................ 3

3- Mục đích, đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu......................... 4

3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................... 4

3.2. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................. 5

4- Các phương pháp tiến hành nghiên cứu.............................................. 5

5- Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài................................. 5

6. Bố cục của Luận văn .......................................................................... 5

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP

ĐỒNG........................................................................................................ 6

1.1. Khái niệm buộc thực hiện đúng hợp đồng...................................... 6

1.1.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là một chế tài ........................... 6

1.1.2. Căn cứ phát sinh chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng......... 14

1.1.3. Nội dung chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng .................... 18

1.2. Vị trí của buộc thực hiện đúng hợp đồng trong các loại chế tài

thương mại ........................................................................................... 24

1.2.1. Theo một số văn bản quốc tế.................................................. 24

1.2.2. Theo pháp luật Việt Nam........................................................ 29

1.3. Mối quan hệ với các chế tài thương mại khác .............................. 32

1.3.1. Mối quan hệ với bồi thường thiệt hại ..................................... 32

1.3.2. Mối quan hệ với hủy bỏ hợp đồng.......................................... 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................... 37

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CHẾ TÀI BUỘC

THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI

................................................................................................................. 39

2.1. Phạm vi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng............... 39

2.1.1. Áp dụng đối với tất cả hành vi vi phạm nghĩa vụ..................... 39

2.1.2. Đối với nghĩa vụ giao hàng không phù hợp với hợp đồng....... 41

2.1.3. Hạn chế áp dụng yêu cầu giao hàng hóa thay thế .................. 44

2.2. Gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và quyền khắc phục

của bên vi phạm ................................................................................... 50

2.2.1 Gia hạn thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng - Cơ chế

“Nafrist”. ......................................................................................... 50

2.2.2. Quyền khắc phục của bên vi phạm.......................................... 52

2.3. Thẩm quyền của Tòa án và thực thi chế tài buộc thực hiện đúng

hợp đồng theo quyết định của Tòa án ................................................... 54

2.3.1. Thẩm quyền của Tòa án......................................................... 54

2.3.2. Thực thi chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo quyết định của

Tòa án............................................................................................... 58

2.4. Những trường hợp không buộc thực hiện đúng hợp đồng............. 61

2.4.1. Không thể thực hiện được nghĩa vụ theo quy định của pháp luật

hay trên thực tế................................................................................. 62

2.4.2. Việc thực hiện nghĩa vụ mang tính tuyệt đối cá nhân.............. 64

2.4.3. Việc thực hiện nghĩa vụ đòi hỏi cố gắng hay chi phí bất hợp lý

......................................................................................................... 65

2.4.4. Bên có quyền có thể nhận được một cách hợp lý việc thực hiện

nghĩa vụ bằng phương pháp khác..................................................... 68

2.4.5. Sự chậm trễ trong thông báo yêu cầu thực hiện nghĩa vụ........ 69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................... 72

KẾT LUẬN.............................................................................................. 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1

MỞ ĐẦU

1 - Lý do chọn đề tài

Khi tham gia quan hệ hợp đồng, các bên đều mong muốn đạt được

những lợi ích nhất định. Lợi ích các bên hướng tới không thể có được nếu một

bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ theo

hợp đồng đã ký kết. Trường hợp một bên vi phạm nghĩa vụ, thì việc áp dụng

biện pháp bảo hộ pháp lý nào là thỏa đáng để cân bằng quyền và lợi ích hợp

pháp của bên bị vi phạm, và lợi ích của cả bên vi phạm có vai trò quan trọng,

nhằm bảo đảm ổn định các quan hệ hợp đồng thương mại. Các chế tài hiệu

quả để áp dụng đối với chủ thể vi phạm hợp đồng luôn là một trong những

mối quan tâm của các nhà làm luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

các chủ thể. Về chế tài trong thương mại, Điều 292 Luật thương mại 2005 quy

định 07 loại chế tài có thể được áp dụng khi một bên vi phạm hợp đồng, trong

đó buộc thực hiện hợp đồng là chế tài đầu tiên được đề cập.

Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi

phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng

được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh1

. Chế tài này có ý

nghĩa rất quan trọng đảm bảo cho các bên tôn trọng và thực hiện các thỏa

thuận, từ đó giúp các bên đạt được lợi ích mong muốn khi giao kết hợp đồng.

Ở Việt Nam, pháp luật cũng theo hướng các nước thuộc hệ thống dân luật,

hợp đồng được ký kết hợp pháp thì có giá trị bắt buộc đối với các bên, vì thế

nếu một bên thực hiện không đúng hợp đồng thì về nguyên tắc bên kia có

quyền yêu cầu phải thực hiện đúng hợp đồng. Theo quan điểm này, buộc thực

hiện đúng hợp đồng được áp dụng đối với mọi trường hợp vi phạm. Ngược

lại, đối với các quốc gia thông luật, bồi thường thiệt hại là biện pháp ưu tiên

được áp dụng, chỉ khi nào việc bồi thường tỏ ra không thích hợp thì mới áp

dụng buộc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng.2

Buộc thực hiện đúng hợp đồng cũng là vấn đề được quan tâm và đề cập

trong những văn bản pháp lý quốc tế có sự ảnh hưởng lớn trên thế giới như

Công ước viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG), Bộ nguyên

tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (UPICC) và Bộ nguyên tắc

Châu Âu về hợp đồng (PECL). Trong các văn bản pháp lý này, buộc thực

hiện đúng hợp đồng được xem là biện pháp khắc phục chính, được ưu tiên áp

dụng trước hết khi có vi phạm hợp đồng. Mặc dù, thừa nhận là chế tài được

ưu tiên áp dụng khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ, tuy nhiên quy định của pháp

luật Việt Nam về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng chưa được thể hiện

một cách khái quát và rõ nét. Bên cạnh những quy định chung tương đồng với

1 Khoản 1 Điều 297 Luật TM 2005 2 Xem Đỗ Văn Đại (2010), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia,

tr 50.

2

các văn bản pháp lý trên, thì pháp luật Việt Nam đang tồn tại nhiều khuyết điểm,

hạn chế.

Theo khoản 2 Điều 297 của Luật thương mại 2005, chế tài buộc thực

hiện đúng hợp đồng chỉ được áp dụng hạn chế đối với một số trường hợp đó

là giao thiếu hàng hoặc giao hàng, cung ứng dịch vụ kém chất lượng. Do đó,

Luật thương mại thiếu cơ sở pháp lý cho việc áp dụng chế tài buộc thực hiện

đúng hợp đồng trong trường hợp bên bán vi phạm bất kỳ nghĩa vụ nào khác

trừ trường hợp giao hàng hóa không đầy đủ và giao hàng, cung ứng dịch vụ

kém chất lượng. Giả sử trường hợp bên bán giao hàng không phù hợp với

mục đích sử dụng thông thường của hàng hóa cùng chủng lọai; hay không phù

hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên

bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng; hay trường hợp hàng hóa

không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường hoặc theo cách

thức thích hợp để bảo quản, thì Tòa án không thể áp dụng chế tài buộc thực

hiện đúng hợp đồng đối với bên vi phạm.

Đồng thời tại khoản 2 Điều 297 trao cho bên mua quyền yêu cầu giao

hàng hóa thay thế khi bên bán đã giao hàng kém chất lượng, thậm chí việc

giao hàng không phù hợp đó không cấu thành một vi phạm cơ bản theo khoản

13 Điều 3 Luật thương mại. Quy định này của Luật thương mại đã trao quyền

yêu cầu giao hàng thay thế quá “dễ dãi” cho bên mua, và đặt gánh nặng quá

lớn cho bên bán. Điều này vô hình dung đã gây bất lợi rất lớn cho người bán

khi phải nhận lại hàng khiếm khuyết và giao hàng khác thay thế theo hợp

đồng, nhất là trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế với khoảng cách

địa lý xa, rất tốn kém trong việc vận chuyển và ký gửi hàng hóa cho bên thứ

ba. Khác với quy định của luật thương mại, Điều 46(2) công ước viên trao

cho bên mua quyền yêu cầu bên bán giao hàng thay thế khi và chỉ khi giao

hàng bị khiếm khuyết cấu thành vi phạm cơ bản theo Điều 25 Công ước.

Trong thực tiễn, hậu quả pháp lý của việc yêu cầu giao hàng hóa thay thế dẫn

đến hậu quả tương tự việc chấm dứt hợp đồng, khi mà hàng hóa bị khiếm

khuyết sẽ được trả lại cho bên bán và hàng hóa thay thế phải được vận chuyển

đến cho bên mua. Do vậy, Công ước đã áp dụng học thuyết “vi phạm cơ bản”

để hạn chế yêu cầu giao hàng hóa thay thế.

Để tăng khả năng áp dụng chế tài này, các văn bản pháp lý quốc tế như

CISG, UPICC và PECL đã có những quy định về buộc thực hiện đúng hợp

đồng bằng cách gia hạn thực hiện nghĩa vụ và quyền khắc phục, sữa chữa

khiếm khuyết thực hiện nghĩa vụ của bên vi phạm. Đây là những có chế rất

hiệu quả để bên vi phạm có thêm “cơ hội” để thực hiện đúng nghĩa vụ hợp

đồng. Tuy nhiên, khác với quy định của các văn bản trên, pháp luật Việt Nam

quy định về vấn đề này còn rất hạn chế, chỉ ghi nhận về quyền gia hạn thực

hiện nghĩa vụ của bên bị vi phạm, mà không phải là nghĩa vụ của bên này. Do

3

đó, có gia hạn thực hiện nghĩa vụ hay không và gia hạn bao lâu là tùy thuộc

vào ý chí của bên bị vi phạm, không phụ thuộc vào yêu cầu hợp lý của bên vi phạm3

.

Ngoài ra, buộc thực hiện đúng hợp đồng không mang tính tuyệt đối,

các văn bản pháp lý quốc tế CISG, UPICC và PECL, bên cạnh ghi nhận

nguyên tắc chung, đã ghi nhận những ngọai lệ của biện pháp bảo hộ pháp lý

(chế tài) buộc thực hiện đúng hợp đồng. Những trường hợp không áp dụng

chế tài này có thể liệt kê như không thể thực hiện được nghĩa vụ theo quy

định của pháp luật hay trên thực tế, việc thực hiện nghĩa vụ mang tính tuyệt

đối cá nhân, việc thực hiện nghĩa vụ đòi hỏi bên vi phạm những cố gắng hay

chi phí bất hợp lý, bên có quyền có thể nhận được một cách hợp lý việc thực

hiện nghĩa vụ bằng phương pháp khác, và sự chậm trễ trong thông báo yêu

cầu thực hiện nghĩa vụ. Những quy định tương tự như trên chưa được đề cập

trong cả pháp luật dân sự và thương mại Việt Nam.

Bên cạnh đó, giữa pháp luật thương mại và pháp luật dân sự cũng tồn

tại nhiều vấn đề không tương đồng, trong khi các quy định về buộc tiếp tục

thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng trong Bộ luật dân sự quan tâm nhiều đến

“đối tượng của nghĩa vụ” (chỉ có một số loại nghĩa vụ mới có quy định buộc

tiếp tục thực hiện), thì các quy định của luật thương mại lại không quan tâm

đến “bản chất đối tượng của nghĩa vụ” (nghĩa vụ nào cũng có thể được yêu

cầu tiếp tục thực hiện), nhưng lại chỉ giới hạn việc áp dụng chế tài này đối với

một số loại “vi phạm”, đó là giao thiếu hàng, giao hàng, cung ứng dịch vụ

kém chất lượng như đã đề cập ở trên.

Trong thực tiễn xét xử, khi áp dụng chế tài này để buộc bên vi phạm

phải thực hiện đúng hợp đồng còn có nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Sự

vận dụng không thống nhất đã đưa ra những quyết định trái ngược nhau, tạo

ra sự bất bình đẳng trong quan hệ thương mại. Ngoài ra, một trong những

nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc áp dụng chế tài này trên thực tế còn rất

nhiều hạn chế, đó là pháp luật Việt Nam chưa có quy định rõ ràng về thẩm

quyền của Tòa án trước yêu cầu buộc thực hiện đúng hợp đồng của bên bị vi

phạm, và chưa có cơ chế hiệu quả để bảo đảm tính khả thi quyết định áp dụng

của Tòa án.

Do vậy, nghiên cứu về chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng có ý

nghĩa quan trọng không chỉ về mặt lý luận, mà cả trong thực tiễn áp dụng. Đó

cũng là lý do tác giả chọn đề tài này làm luận văn thạc sỹ luật học của mình.

2- Tình hình nghiên cứu đề tài

- Ở trong nước: Nghiên cứu liên quan đến nội dung của đề tài, hiện nay

chỉ được đề cập ở chừng mực nhất định trong một số tài liệu như: Giáo trình

hợp đồng thương mại quốc tế, nhà xuất bản đại học quốc gia thành phố Hồ

Chí Minh; sách chuyên khảo: Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng

hợp đồng của tác giả Đỗ Văn Đại; sách chuyên khảo: Chế định hợp đồng

3 Xem Điều 298 Luật thương mại 2005.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!