Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HOA
BUỘC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
ĐỊNH HƢỚNG NG DỤNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH
BUỘC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Đ n ƣớn n dụn
Mã số: 8380103
Người hướng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Hải An
Học viên: Nguyễn Th Hoa
Lớp: Cao học Luật, An Giang Khóa 1
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn “Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm trong quá
trình giải quyết vụ án dân sự” là kết quả quá trình tự nghiên cứu của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn khoa học của Cô - TS. Nguyễn Hải An không sao chép kết quả
của bất kỳ luận văn nào trước đó. Nội dung luận văn có tham khảo các tài liệu,
thông tin, bản án theo danh mục tài liệu tham khảo thể hiện trong luận văn. Số liệu
trong luận văn đảm bảo trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin cam đoan và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác luận văn
của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày / /2020
Học viên
Nguyễn Th Hoa
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Chữ viết t ƣờng
01 BAPT Bản án phúc thẩm
02 BAST Bản án sơ thẩm
03 BLDS Bộ luật dân sự
04 BLTTDS Bộ luật tố tụng dân sự
05 BPBĐ Biện pháp bảo đảm
06 BPKCTT Biện pháp khẩn cấp tạm thời
07 HĐXX Hội đồng xét xử
08 QSDĐ Quyền sử dụng đất
09 TAND Tòa án nhân dân
10 TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
11 TSĐTC Tài sản đang tranh chấp
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. BUỘC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM ĐỐI VỚI TÀI
SẢN ĐANG TRANH CHẤP ....................................................................................7
1.1. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp kê biên tài sản
đan tran c ấp .....................................................................................................9
1.2. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp cấm chuyển
d ch quyền về tài sản đối với tài sản đan tran c ấp .....................................16
1.3. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp cấm t ay đổi
hiện trạng tài sản đan tran c ấp ....................................................................24
Kết luận C ƣơn 1 ..................................................................................................28
CHƢƠNG 2. BUỘC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM KHI ÁP DỤNG
BIỆN PHÁP PHONG TỎA....................................................................................30
2.1. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp phong tỏa tài
khoản tại ngân hàng ............................................................................................30
2.2. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp phong tỏa tài
sản của n ƣời có n ĩa vụ...................................................................................37
Kết luận C ƣơn 2 ..................................................................................................42
KẾT LUẬN..............................................................................................................44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời được quy định tại Điều 136 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo
đó, người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời
quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 của Bộ luật Tố tụng
dân sự thì phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của
ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn
định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu
quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích
của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng
quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu
cầu. Có thể nói, từ những quy định cụ thể của luật về buộc thực hiện biện pháp
bảo đảm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự khi áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời đã bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của không chỉ cho nguyên
đơn mà còn bảo vệ được quyền lợi của bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan trong vụ án.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc buộc thực hiện biện
pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết
vụ án dân sự tại Tòa án trên thực tế vẫn còn gặp nhiều bất cập như khó xác định
được giá trị tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của
việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng. Vì trong thực tế cơ sở, nhận
thức để Thẩm phán ấn định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm là khác nhau. Mặt
khác, việc chứng minh thiệt hại nếu có xảy ra và yêu cầu bồi thường để giải quyết
trong cùng vụ án hay tranh chấp vụ án khác cũng là vấn đề bất cập.
Thực tiễn cho thấy trình tự, thủ tục và tính khả thi của biện pháp bảo đảm
trong áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi giải quyết các vụ án dân sự tại Tòa
án còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Xuất phát từ đó, em chọn đề tài “Buộc thực
hiện biện pháp bảo đảm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự” làm luận văn thạc
sĩ để nghiên cứu trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.
2
2. Tình hình nghiên c u đề tài
Giáo trình, sách chuyên khảo: Nguyễn Văn Pha (1997), Biện pháp khẩn cấp
tạm thời trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội;
Về các bài viết, tạp chí: Nguyễn Thị Hạnh (2012), Một số trao đổi từ thực
tiễn áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết vụ án dân sự, Tạp chí Tòa
án; Trần Xuân Hiệp (2012), Hậu quả pháp lý của quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật; Tạ Hữu Huy (2014), Về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi yêu cầu
Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự, Tạp chí Kiểm sát;
Trần Phương Thảo (2009), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, Tạp chí Luật
học - Đại học Luật Hà Nội; Đinh Bá Trung (2015), Góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng
dân sự về biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam; Trần
Phương Thảo (2011), Bàn về các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong
Bộ luật Tố tụng dân sự, Tạp chí Luật học - Đại học Luật Hà Nội; Nguyễn Thị Hoài
Phương (2010), Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp
về Kinh doanh Thương mại tại Tòa án; Những vấn đề đặt ra cho việc hoàn thiện Bộ
luật tố tụng dân sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật; Tưởng Duy Lượng (2006), Tìm
hiểu các quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong Bộ luật
tố tụng dân sự;
Các công trình nghiên cứu này đã xây dựng nền tảng lý luận căn bản về biện
pháp khẩn cấp tạm thời, trong đó có nội dung liên quan đến “Biện pháp bảo đảm
trong áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời”. Các công trình này các tác giả nghiên
cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về biện pháp khẩn cấp tạm thời và nguyên tắc
áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nói chung trong tố tụng dân sự, chưa nghiên
cứu sâu về những bất cập, vướng mắc trong việc buộc thực hiện biện pháp bảo đảm
và giải quyết bồi thường khi có thiệt hại xảy ra do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời không đúng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Vì vậy, em đăng ký đề tài
“Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự” làm đề
tài nghiên cứu.
Việc chọn lựa đề tài này là sự phân tích, đánh giá cụ thể, để thấy được tầm
quan trọng của việc buộc thực hiện biện pháp bảo đảm trong quá trình giải quyết vụ
3
án dân sự. Qua đó thực hiện có hiệu quả hơn việc bảo vệ lợi ích của người bị áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền, không trùng lắp với các
công trình khoa học đã được công bố.
3. Mục đíc n iên c u của đề tài
Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam trong quy định “Buộc thực
hiện biện pháp bảo đảm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án”. Mục
đích nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những quy định pháp luật và chỉ rõ những khó
khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng những quy định pháp luật, để từ đó đi sâu
vào phân tích các biện pháp đảm bảo. Đồng thời, đánh giá việc áp dụng pháp luật
trong quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp dân sự tại Tòa án, góp phần hoàn
thiện những quy định pháp luật, bảo đảm quyền lợi của các đương sự trong vụ án.
Mặt khác, mục đích nghiên cứu còn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn
pháp luật về biện pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải
quyết vụ án dân sự tại Tòa án. Trên cơ sở đó thấy được những kết quả đạt được khi
áp dụng trong thực tế cũng như vấn đề còn bất cập để từ đó đưa ra một số đề xuất
nhằm hoàn thiện quy định của luật hiện hành có liên quan.
Với mục đích như trên, các nhiệm vụ mà luận văn phải thực hiện đó là:
Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về buộc thực hiện
biện pháp bảo đảm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự khi áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời và những bất cập, khó khăn phát sinh từ nội dung này.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của luật hiện hành có
liên quan đến biện pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong
giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án.
4. Phạm vi nghiên c u và p ƣơn p áp n iên c u
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật Việt Nam
về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự tại Tòa
án. Phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này qua các bản án, quyết định
của Tòa án. Đánh giá hiệu quả trong xét xử tại Tòa án về buộc thực hiện biện pháp
bảo đảm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, từ đó phát hiện những vướng mắc,
4
bất cập trong quy định của pháp luật cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật và
đề xuất các kiến nghị cần thiết.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi khuôn khổ luận văn này, tác giả kết hợp nghiên cứu các quy
định của luật và nghiên cứu những vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện pháp
luật về biện pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết
vụ án dân sự tại Tòa án để có những kiến nghị quy định pháp luật có liên quan.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 136 BLTTDS năm 2015 thì “Người yêu cầu
Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản
6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 (trong đó khoản 15 và 16 Điều 114 BLTTDS năm
2015 thuộc chuyên ngành kinh tế) của Bộ luật này phải nộp cho Tòa án chứng từ
bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc
của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý
hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc
thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
không đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và
ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía
người có quyền yêu cầu”. Vì luận văn theo định hướng ứng dụng nên tác giả của
luận văn chỉ nghiên cứu bất cập từ thực tiễn khi Tòa án ấn định tài sản bảo đảm
tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm
thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11 Điều 114 của BLTTDS năm 2015 là: Kê
biên tài sản đang tranh chấp; cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang
tranh chấp; cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp; phong tỏa tài khoản tại
ngân hàng, tổ chức tín dụng khác và phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ để phù
hợp với chuyên ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự.
5. P ƣơn p áp n iên c u
Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng trong luận văn gồm phương
pháp phân tích được sử dụng ở mục 1.1 và 1.2 để phân tích các nội dung của luật
quy định về nghĩa vụ phải thực hiện khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời được quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 của Bộ luật Tố
tụng dân sự năm 2015. Đồng thời, tác giả cũng vận dụng phương pháp này để phân
5
tích những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng quy định của luật hiện hành, để từ đó
có những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật.
Phương pháp so sánh được sử dụng ở mục 2.1, 2.2 dùng để so sánh, đánh giá
toàn diện, nhằm phân tích điểm ưu việt và hạn chế của quy định pháp luật hiện
hành. Để nhận định về thực tiễn áp dụng pháp luật khi áp dụng vào quá trình giải
quyết vụ án.
Phương pháp bình luận bản án được sử dụng để phân tích các quyết định, bản
án của Tòa án trong khi giải quyết, từ đó giúp tác giả thấy được sự bất cập, chưa
thống nhất trong nhận thức khi áp dụng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về buộc
thực hiện biện pháp bảo đảm trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Sau cùng, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những kiến nghị,
đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm trong quá
trình giải quyết vụ án dân sự, ngoài ra, phương pháp tổng hợp cũng được tác giả
lồng vào toàn bộ nội dung luận văn để người đọc dễ nắm bắt vấn đề mà tác giả
muốn trình bày.
6. Ý n ĩa k oa ọc và giá tr ng dụng của đề tài trong thực tiễn
Ý nghĩa khoa học của Luận văn: Luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ những
vấn đề còn bất cập về nhận thức của cán bộ Tòa án đối với quy định buộc nộp cho
Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức
tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền,
kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương
với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng BPKCTT
không đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng BPKCTT và ngăn ngừa sự lạm
dụng quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT từ phía người có quyền yêu cầu và còn nhằm
tổng kết thực tiễn, nghiên cứu những vướng mắc, bất cập. Từ đó đề xuất giải pháp
nhằm hoàn thiện chế định về BPBĐ khi áp dụng BPKCTT trong tố tụng dân sự,
nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tiễn, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự.
Giá trị của đề tài ứng dụng: Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên,
Thư ký, Luật sư, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nghiên cứu có thể tham khảo và
vận dụng trong quá trình giải quyết, bảo vệ quyền lợi cho đương sự, khách hàng và
6
bản thân khi tham gia tố tụng trong vụ án khi có phát sinh tranh chấp về buộc thực
hiện BPBĐ khi áp dụng BPKCTT trong giải quyết vụ án dân sự.
Tuy nhiên, do nhận thức của tác giả về quy định của luật còn hạn hẹp, nên
chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót, hạn chế trong lập luận, diễn giải. Vì
vậy, tác giả rất mong được đón nhận sự đóng góp, chỉ dạy của Quý Thầy, Cô để
Luận văn này được hoàn thiện hơn.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận từng chương và kết luận chung cũng như danh
mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 02 chương, cụ thể như sau:
C ƣơn 1. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm đối với tài sản đang tranh chấp.
C ƣơn 2. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi áp dụng biện pháp phong tỏa.
7
CHƢƠNG 1
BUỘC THỰC HIỆN BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
ĐỐI VỚI TÀI SẢN ĐANG TRANH CHẤP
Buộc thực hiện BPBĐ đối với TSĐTC là các BPKCTT. Tính khẩn cấp được
thể hiện ở khía cạnh Tòa án phải ra quyết định áp dụng ngay và quyết định này
được thực hiện ngay sau khi được Tòa án quyết định áp dụng. Trong khi đó, tính
tạm thời của biện pháp này được thể hiện ở khía cạnh, quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời chưa phải là quyết định cuối cùng về giải quyết vụ việc dân sự.
Sau khi quyết định áp dụng BPKCTT, nếu lý do của việc áp dụng không còn nữa thì
Tòa án có thể hủy bỏ quyết định này. Việc áp dụng các BPKCTT có thể gây thiệt
hại đến quyền, lợi ích của người bị áp dụng. Do đó để đảm bảo việc áp dụng đúng
đắn, Tòa án phải xem x t thận trọng trước khi quyết định áp dụng và phải thực hiện
đúng các quy định của luật.
Kịp thời khắc phục những hậu quả, thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra,
ngăn chặn những hành vi hủy hoại bằng chứng làm sai lệch nội dung vụ việc. Kịp
thời ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản và đảm bảo việc thi hành bản án, quyết định
của Tòa án. Như vậy, việc áp dụng BPKCTT trong quá trình giải quyết vụ việc dân
sự không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Trong điều kiện
hội nhập kinh tế hiện nay, BPKCTT ngày càng trở thành công cụ pháp lý vững chắc
để các đương sự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi tham gia vào các quan hệ
Dân sự, Kinh doanh Thương mại và Lao động.
Từ những quan điểm về khái niệm BPKCTT cùng sự phân tích các đặc điểm,
theo tác giả bản chất BPKCTT một công cụ mà các bên tranh chấp được sử dụng để
bảo vệ các quyền và lợi ích của mình một cách tạm thời cho đến khi vụ án được giải
quyết xong. BPKCTT có thể được áp dụng để hạn chế hoặc buộc các bên tranh chấp
hoặc bên thứ ba thực hiện một hành vi nhất định với mục đích giải quyết yêu cầu
cấp bách của đương sự, thu thập chứng cứ kịp thời, giữ nguyên hiện trạng nhằm
tránh những thiệt hại không thể khắc phục hoặc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa
vụ của bên có nghĩa vụ khi có tranh chấp. Với chức năng đó, mặc dù mang tính chất
tạm thời nhưng việc áp dụng BPKCTT vẫn tiềm ẩn khả năng gây ra thiệt hại đối với
bên bị áp dụng hoặc bên thứ ba. Do vậy, bên cạnh việc xác định quyền yêu cầu của
các chủ thể, pháp luật tố tụng dân sự đặt ra các điều kiện khi yêu cầu áp dụng
8
BPKCTT, trong đó người yêu cầu áp dụng BPKCTT buộc phải thực hiện BPBĐ1
, là
một quy định bắt buộc, nhằm cân bằng quyền lợi của các bên trong tranh chấp.
Do tính chất đa dạng của các vụ việc phát sinh tranh chấp tại Tòa án, tình thế
khẩn cấp của mỗi vụ việc là khác nhau, nên khoản 1 Điều 136 BLTTDS năm 2015
quy định “Người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các BPKCTT quy định tại các
khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 của Bộ luật này phải nộp cho Tòa án
chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng
khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí
quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn
thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng BPKCTT không
đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng BPKCTT và ngăn ngừa sự lạm dụng
quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT từ phía người có quyền yêu cầu”.
Buộc thực hiện BPBĐ là quy định bắt buộc được ghi nhận tại Chương VIII của
BLTTDS năm 2015 về các BPKCTT, cụ thể từ Điều 111 đến Điều 142 BLTTDS
năm 2015. Theo đó, pháp luật quy định cụ thể người yêu cầu loại biện pháp khẩn cấp
tạm thời nào thì phải thực hiện nộp BPBĐ và BPKCTT nào thì không phải nộp các
BPBĐ. Thời hạn thực hiện BPBĐ, loại tài sản để thực hiện BPBĐ.
Về việc áp dụng các quy định của BLTTDS năm 2015 liên quan đến việc
buộc thực hiện BPBĐ. Để đảm bảo lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng BPKCTT
và ngăn ngừa sự lạm dụng từ phía người có quyền yêu cầu, các nhà lập pháp đã xây
dựng trong BLTTDS năm 2015 những qui định về BPBĐ buộc người yêu cầu áp
dụng BPKCTT phải gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các giấy tờ
trị giá bằng tiền vào một tài khoản phong tỏa tại ngân hàng. Đây là một điểm tiến bộ
của BLTTDS năm 2015 so với các văn bản pháp luật trước đó. Theo quy định tại
Điều 120 BLTTDS năm 2015 thì "Người yêu cầu áp dụng BPKCTT quy định tại
khoản 6, 7, 8, 10, 11 Điều 102 BLTTDS phải gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá
quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài
sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện". Thực tiễn áp dụng điều luật này cho thấy
xuất hiện bất cập trong quá trình áp dụng, đó là, mục đích của BPKCTT nhằm để
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, nhưng không phải mọi chủ thể
đều có điều kiện về kinh tế để thực hiện quy định về buộc thực hiện BPBĐ khi áp
dụng BPKCTT để bảo vệ quyền lợi cho chính người yêu cầu.
1 Điều 136 BLTTDS năm 2015.
9
1.1. Buộc t ực iện biện p áp bảo đảm k i áp dụn biện p áp kê biên
tài sản đan tran c ấp
Hiểu theo nghĩa thông thường thì kê biên TSĐTC là việc kiểm kê, kê ra danh
mục các tài sản để chờ xử lý2
. Dưới góc độ pháp luật tố tụng dân sự, kê biên tài sản
được hiểu là biện pháp cưỡng chế nhà nước do Tòa án quyết định áp dụng và Chấp
hành viên tiến hành kê khai, ghi lại từng loại tài sản, giao lại cho chủ tài sản hoặc
thân nhân bảo quản, cấm việc tẩu tán, phá hủy nhằm đảm bảo cho việc x t xử, thi
hành án và các quyết định của cơ quan nhà nước được thuận lợi, đúng pháp luật3
.
Trong tố tụng dân sự, BPKCTT kê biên TSĐTC do Tòa án quyết định áp dụng là
việc Tòa án kiểm kê, thống kê những tài sản đang có tranh chấp trong vụ kiện để
nắm rõ về những tài sản đó và buộc người đang giữ tài sản tranh chấp không được
chuyển dịch, tẩu tán hay phá hủy tài sản đang có tranh chấp đó. BPKCTT được quy
định tại khoản 6 Điều 114 BLTTDS năm 2015 và điều kiện áp dụng biện pháp này
được quy định tại Điều 120 BLTTDS năm 2015.
Khác với những BPKCTT đã nêu trên, biện pháp kê biên tài sản đang có
tranh chấp chỉ được áp dụng khi có yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền
yêu cầu áp dụng BPKCTT mà Tòa án không có quyền tự mình áp dụng. Theo quy
định tại Điều 120 BLTTDS năm 2015, BPKCTT kê biên tài sản tranh chấp chỉ được
Tòa án quyết định áp dụng nếu trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, có căn cứ
cho thấy người giữ TSĐTC có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản. Tài sản bị kê biên
có thể được thu giữ, bảo quản tại cơ quan Thi hành án hoặc hoặc lập biên bản giao
cho một bên đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của Tòa
án. Biện pháp này được xây dựng dựa trên nguyên tắc quyền tự định đoạt của
đương sự, do đó nó chỉ được áp dụng khi có yêu cầu của đương sự.
Từ quy định này, việc áp dụng BPKCTT kê biên TSĐTC phải đáp ứng các
điều kiện sau:
Th nhất: BPKCTT kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với tài sản đang có tranh
chấp mà không phải là áp dụng đối với tất cả tài sản của đương sự trong vụ án dân sự.
Những tài sản không phải là tài sản tranh chấp hoặc những tài sản chỉ liên quan đến tài
sản tranh chấp sẽ không nằm trong phạm vi những tài sản bị áp dụng BPKCTT kê biên.
2 Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, Hà Nội, tr 485
3 Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Từ điển Bách khoa - Nxb
Tư pháp, Hà Nội, tr 408
10
T ai: BPKCTT kê biên TSĐTC chỉ được Tòa án quyết định áp dụng
khi có căn cứ cho thấy người đang giữ tài sản có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản
tranh chấp.
Như vậy, khi đương sự có yêu cầu áp dụng BPKCTT kê biên TSĐTC, ngoài
việc phải làm đơn và đưa ra chứng cứ chứng minh cho việc yêu cầu áp dụng
BPKCTT là cần thiết và hợp pháp, còn phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được
bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan,
tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có
giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể
phát sinh do hậu quả của việc áp dụng BPKCTT không đúng để bảo vệ lợi ích của
người bị áp dụng BPKCTT cũng như để ngăn ngừa, hạn chế quyền yêu cầu của
người có quyền yêu cầu.
Để làm rõ vấn đề trên, tác giả nêu vụ án do Tòa án Long Xuyên thụ lý giải
quyết, trong đó, Tòa án có áp dụng BPKCTT theo yêu cầu của nguyên đơn.
Vụ án 1: “Tranh chấp ly hôn - Đòi tài sản” do Tòa án nhân dân thành phố Long
Xuyên thụ lý số 44/2017/TLST-HNGĐ, ngày 14 tháng 02 năm 2017, giữa nguyên đơn
bà Bùi Thị Quang Châu, bị đơn ông Phan Cẩm Thịnh, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan Công ty Cho thuê Tài chính Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quốc tế
Chailease và Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ in Quảng cáo Phan Tường.
Nội dung vụ án: Bà Châu và ông Thịnh sống chung từ năm 2014, không đăng
ký kết hôn. Khi sống chung bà cho ông Thịnh mượn 766.737.000 đồng và 15 lượng
vàng 24kra, do tin tưởng nên không yêu cầu ông Thịnh làm biên nhận.
Bà Châu yêu cầu Tòa án không công nhận bà và ông Thịnh là vợ chồng; yêu
cầu ông Thịnh trả 766.737.000 đồng và 15 lượng vàng 24kra.
Yêu cầu duy trì quyết định áp dụng BPKCTT kê biên TSĐTC quy định tại
khoản 6 Điều 114 BLTTDS năm 2015 đối với các tài sản: Máy in KTS INKOTEK;
Máy cắt bế decal; Máy in màu A3; Máy cắt; Máy cấn; Máy keo; Máy in màu A3;
Máy photo; Máy cán màng nóng; Máy in KTS XULY; Máy vi tính IMAC APPLE;
Máy đóng khung tranh; Máy n n khí; Máy in chuyển nhiệt; Máy in màu Ricoh 901.
Lý do bà yêu cầu áp dụng BPKCTT kê biên tài sản trên, vì ông Thịnh mượn tiền,
vàng của bà Châu để mua sắm các máy móc, thiết bị trên nhằm phục vụ cho việc
kinh doanh của Công ty Phan Tường.